Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 45 - 51)

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi

2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi. Nhà nước cần xây dựng những quy chế cụ thể về phối hợp liên ngành

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

giữa các cơ quan hữu quan (như giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tránh việc quy định chồng chéo thẩm quyền giải quyết của các bộ ban ngành, hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm do không có quy định cụ thể từ pháp luật. Thêm vào đó, để hạn chế những bất cập nảy sinh trong hồ sơ nhận làm con nuôi, và có được những quy định phù hợp và chặt chẽ hơn về các giấy tờ liên quan có trong hồ sơ xin nhận con nuôi, chúng ta cần tăng cường vai trò của các cơ quan ở địa phương, đồng thời phân bổ hợp lý quyền hạn đối với các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Đối với Sở Tư pháp: cần có nhiều cán bộ chuyên trách về nuôi con nuôi, các cán bộ phải nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức để đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cần chỉ đạo thường xuyên và quản lý chặt chẽ việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài tại địa phương và giao thẩm quyền quyết định việc nuôi con nuôi cho Bộ Tư pháp.

Việc theo dõi, quản lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế được giao cho một cơ quan đầu mối là cục con nuôi của Bộ Tư Pháp. Cần có chơ chế phối hợp giữa địa phương và Trung ương để thúc đẩy công tác quản lý và điều hành thống nhất giữa địa phương và Trung ương, nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc.

Còn với các cơ sở nuôi dưỡng và các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài, pháp luật cần quy định những tiêu chuẩn nhất định, đồng thời cần có những quy định đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức.

Thứ hai, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm ngăn chặn những hành vi làm giả giấy tờ liên quan đến nguồn gốc trẻ em để đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng nhằm mục đích vụ lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em (từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng đến khi được giới thiệu làm con nuôi); hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của những cơ quan, tổ chức này trong việc kiểm tra, xác minh hồ sơ của trẻ em được nhận nuôi, cũng như việc thực hiện công tác tìm người xin nhận nuôi để đảm bảo tốt nhất việc tìm cha mẹ cho các em. Tiến hành xử lí nghiêm các hành vi vi phạm.

Nên quy định những cơ chế đảm bảo thực hiện thủ tục xin nhận con nuôi đúng thời hạn, các bên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong giải quyết việc cho nhận nuôi con nuôi. Theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha thì việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian. Các tổ chức này sẽ phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng của Nước Gốc để hỗ trợ một cách đầy đủ việc cho - nhận con nuôi.

Người nhận con nuôi sẽ ký một hợp đồng với tổ chức trung gian này, có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền ở Tây Ban Nha. Hợp đồng này sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả tổ chức trung gian và người nhận con nuôi, buộc hai bên phải thực hiện nghiêm túc các cam kết trong hợp đồng. Đây là một điểm rất tiến bộ mà pháp luật Việt Nam có thể tham khảo để học hỏi. Theo như quy định hiện hành của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì sau khi các cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn tất thủ tục cho con nuôi mà người nước ngoài không đến nhận trong thời hạn tối đa 90 ngày thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Có nhiều lý do dẫn đến việc người nước ngoài không đến Việt Nam nhận con nuôi bởi lẽ giữa họ và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không có một cam kết nào mang tính ràng buộc hoặc phải chịu trách nhiệm tài chính/pháp lý. Việc hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài trong những trường hợp như vậy gây ra sự lãng phí về thời gian, chi phí... trong hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khi hoàn thiện các thủ tục cho con nuôi

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

người nước ngoài. Do đó, tham khảo quy định của Tây Ban Nha về việc ký hợp đồng giữa cơ quan trung gian và người xin con nuôi là một việc cần thiết, nhằm giúp hoạt động cho nhận nuôi con nuôi được tiến hành thuận lợi và đúng pháp luật.

Thứ ba, vấn đề tài chính cần được các cơ quan hữu quan của Việt Nam thu trong quá trình xét đơn xin con nuôi và cần được chi tiết hóa, quy định rõ ràng và công khai (về phí, lệ phí xin nhận nuôi con nuôi…). Theo pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế của Hoa Kỳ còn có quy định rất minh bạch về phí dịch vụ. Việc cho - nhận con nuôi quốc tế được thực hiện trên cơ sở thu phí dịch vụ cơ bản chứ không phải trên cơ sở mức phí tự do và phải công khai mọi hoạt động và mức phí dịch vụ nuôi con nuôi. So sánh quy định này với pháp luật Việt Nam thì Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19 cũng đã quy định về các mức phí mà người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài phải nộp, trong đó quy định chi phí giải quyết nuôi con nuôi là 50.000.000 (năm mươi triệu đồng) không bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả. Với quy định này, trên thực tế có nhiều khoản phí dịch vụ mà người nhận nuôi con nuôi phải chi trả chưa được quy định công khai. Như vậy, giải pháp chúng ta đưa ra là phải quy định phải công khai mọi chi phí liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi quốc tế là một quy định rất rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi.

Bên cạnh đó để ngăn chặn mặt trái của cơ chế hỗ trợ, khi hỗ trợ bằng tiền cần phải chuyển vào tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng. Qua đó sẽ giám sát được việc thực hiện dự án mà văn phòng con nuôi nước ngoài cam kết với cơ sở nuôi dưỡng, ràng buộc các cơ sở nuôi dưỡng sử dụng khoản hỗ trợ đúng quy định. Cần sớm ban hành quy chế quản lý thu, chi, sử dụng các khoản viện trợ nhân đạo, ràng buộc các cơ sở nuôi dưỡng sử dụng khoản viện trợ này phù hợp với yêu cầu khách quan của nước ta, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời trên cơ sở đáp ứng đòi hỏi chính đáng của các nước nhận trẻ em Việt

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

Nam làm con nuôi nhằm bảo đảm tinh thần nhân đạo của việc cho nhận con nuôi. Về lâu dài nên lập quỹ hỗ trợ nuôi con nuôi. Điều quan trọng là phải quy định rõ ràng, minh bạch về nguồn tài chính, phương thức hoạt động, mục đích sử dụng... của quỹ hỗ trợ việc nuôi con nuôi. Ngoài việc tăng cường quản lý quỹ hỗ trợ việc nuôi con nuôi, cần phải quản lý chặt hệ thống các văn phòng trong việc thực hiện hỗ trợ nhân đạo và xin con nuôi nhằm bảo đảm minh bạch trong xử lý tài chính và bảo đảm quyền lợi cho trẻ em được nhận làm con nuôi.

2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thứ nhất, tuyên truyền rộng rãi, nâng cao hiểu biết về pháp luật nuôi con nuôi có YTNG. Để có thể giúp cho công dân hiểu rõ hơn về pháp luật nuôi con nuôi có YTNG và mục đích nhân đạo của nó, đòi hỏi phải tích cực phổ biến, tuyên truyền kiến thức về nuôi con nuôi cho mọi tầng lớp nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng cần nâng cao trách nhiệm và ý thức để truyên truyền thông tin phù hợp với bản chất tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, nhằm phát huy được tác động tích cực của việc nuôi con nuôi trong đời sống.

Thứ hai, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi có YTNG. Các hành vi vi phạm đã được phát hiện phải xử lý nghiêm khắc, đúng mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. Qua đó răn đe, quán triệt các hành vi của các cá nhân, tổ chức để không vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi có YTNG.

Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, những người có thẩm quyền trong việc giải quyết nuôi con nuôi có năng lực, được đào tạo chuyên môn, có khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần, trách nhiệm, công minh, liêm chính trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc giải quyết hoạt động nuôi con nuôi có YTNG. Các cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

quyền trong hoạt động giải quyết việc nuôi con nuôi cần phải có sự phối hợp với nhau. Các cơ quan phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát không chỉ trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi mà cả trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi.

Kết luận chương 2

Qua phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cho thấy được những ưu điểm khi pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực thi ở Việt Nam. Những ưu điểm đó góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội đặc biệt này, bảo vệ được quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Bên cạnh đó, pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khi thi hành tại Việt Nam cũng còn một số hạn chế đáng kể. Ở chương 2 cũng đã đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w