Thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 40 - 45)

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nhìn chung, kể từ khi Luật Nuôi con nuôi cùng Công Ước LaHaye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế có hiệu lực thi hành ở Việt Nam, tình hình nuôi con nuôi đã dần đi vào nề nếp với những chuyển biến rõ rệt, và đạt được nhiều kết quả đáng kể.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2.2.1. Ưu điểm khi áp dụng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Có thể thấy trong thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những kết quả đáng kể. Điều đó thể hiện rõ nét qua số liệu thu được về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã phân tích ở trên.Từ những kết quả đó đã cho thấy được những ưu điểm đáng kể của hệ thống pháp luật:

Các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam đã đảm bảo sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

Các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi đã phát huy hiệu lực, điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách có hiệu quả, thể hiện qua số lượng trẻ em được giải quyết cho nhận nuôi con nuôi quốc tế ngày càng tăng lên. Cùng với việc kí kết các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nước ta đồng thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này nhằm phù hợp với pháp luật quốc tế. Việc cho trẻ em làm con nuôi theo các hiệp định mà Việt Nam đã kí kết có những thuận lợi nhất định, bởi các hiệp định này được kí kết trên cơ sở thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia cùng thực hiện cam kết tìm mái ấm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em Việt Nam tại các nước kí kết.

Qua báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài cho thấy rằng con nuôi Việt Nam hội nhập nhanh với môi trường nước nhận, được chăm sóc chu đáo. Từ đó có thể thấy Việt Nam rất nổ lực trong việc thực hiện chính sách nhân đạo với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà nước ta không chỉ tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền của trẻ em mà còn bảo vệ các em tại quốc gia các em được nhận làm con nuôi.

2.2.2. Hạn chế khi áp dụng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Thứ nhất, là về các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi:

Cơ quan Trung Ương kiểm tra, giám sát chỉ mang tính hình thức. Cấp Tỉnh có quá nhiều quyền năng nên dễ thiếu công bằng, minh bạch trong việc giải quyết nuôi con nuôi. Ở nhiều địa phương, cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi chưa có sự chuyển biến trong thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, các cơ quan tư pháp chưa thực hiện tốt việc cấp giấy tờ liên quan đến hồ sơ nuôi con nuôi. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng trẻ em còn tồn tại cạnh tranh trong giới thiệu trẻ, việc cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi.

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

Bên cạnh đó các văn phòng con nuôi nước ngoài cũng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình hỗ trợ nhân đạo và giúp trẻ em làm con nuôi. Các cơ quan có thẩm quyền còn chồng chéo nhau, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài còn chưa rõ ràng:

Ở cấp Trung ương, sự hợp tác giữa Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội còn thiếu chặt chẽ trong việc hoạch định chính sách về nuôi con nuôi quốc tế, về cơ sở bảo trợ xã hội, về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, hỗ trợ nhân đạo.

Ở cấp tỉnh: Mối quan hệ giữa Sở Tư pháp, công an Tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng chưa chặt chẽ.

Ở địa phương, mối quan hệ giữa các cơ quan Tư pháp, Công an, Ủy ban nhân dân còn lỏng lẻo, thiếu sự hợp tác.

Qua một số vụ án đã khởi tố điều tra tại Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể kể đến một trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khi cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là trường hợp của “Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” tại huyện Ý Yên, Trực Ninh của tỉnh Nam Định. Theo điều tra của cơ quan có thẩm quyền, trung tâm này đã đưa hơn 300 các em từ sơ sinh đến 5 tuổi để làm con nuôi người nước ngoài. Căn cứ vi phạm vụ án này là trung tâm đã làm giả hồ sơ của tất cả các trường hợp cho con nuôi để trục lợi riêng. Vụ án cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ. Một trong những kẽ hở ấy là nguồn gốc trẻ thiếu minh bạch sẽ dẫn đến sự trục lợi và vi phạm các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Và điều đáng nói ở đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật bằng việc làm giả hồ sơ của trung tâm đã trót lọt khi được kiểm tra tại các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

Tỉnh còn nhiều thiếu sót, chỉ mang tính hình thức. Tuy nhiên ở đây còn phải kể đến là các cơ quan cấp dưới khi được yêu cầu xác nhận các giấy tờ liên quan đến hồ sơ của người được cho làm con nuôi, chẳng hạn như trẻ không bị bỏ rơi nhưng vẫn làm biên bản bỏ rơi, giấy khai sinh giả nhưng vẫn được UBND cấp xã kí, đóng dấu….Bên cạnh đó, ý thức của những người thực hiện việc cho con nuôi người nước ngoài là đáng phê phán. Việc một số đối tượng cho trẻ làm con nuôi không phải vì mục đích nhân đạo mà để trục lợi là đáng kể, bởi vì thông thường trẻ em bị bỏ rơi vào những thời điểm rất nhạy cảm như buổi tối, sáng sớm, những nơi vắng người và khi phát hiện được trẻ em bị bỏ rơi những người này không báo với chính quyền địa phương mà giữ bí mật, nói không đúng nguồn gốc của trẻ em, từ đó làm giả hồ sơ của trẻ em và cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi. Có thể thấy vụ án ở Nam Định là trường hợp điển hình về vi phạm pháp luật trong giải quyết nuôi con nuôi có YTNG. Ngoài ra rất nhiều tỉnh thành khác cũng còn tồn tại sai phạm trong hoạt động nuôi con nuôi có YTNG, có thể kể đến như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang…Điều này cho thấy một hạn chế rất nghiêm trọng trong hoạt động nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Thứ hai, là trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có nhiều vi phạm, trong đó những vi phạm về thủ tục, hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có lẽ là những vi phạm đáng lưu ý nhất.

Ví dụ như trường hợp sau: vợ chồng anh A( quốc tịch Mỹ ) thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, được 1 cô gái là sinh viên (có con ngoài giá thú) gửi đứa bé để nuôi với hợp đồng dài ngày vì lí do cô gái này bận chuyện học tập.

Thời gian đầu cô gái có qua lại thăm con nhưng thời gian sau chỉ gọi điện hỏi thăm, vừa qua cô ấy gọi điện báo là đã lấy chồng nên sẽ cho vợ chồng anh A làm con nuôi. Vợ chồng anh A vì không biết địa chỉ của cô gái đó, số điện thoại của cô ấy đã thay đổi, không thể liên lạc được nên không có giấy khai

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

giả giấy khai sinh của đứa trẻ. Vợ chồng anh A đến UBND cấp xã để đăng kí nhận đứa bé làm con nuôi và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cho vợ chồng anh A nhận đứa bé làm con nuôi. Trường hợp này có thể các vi phạm trong quá trình giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi. Trước tiên là vi phạm quy định tại điều 21 luật Nuôi con nuôi 2010 về sự đồng ý của những người có liên quan đến đứa trẻ: “việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi, nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại…”Thứ nữa là vi phạm quy định về hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi theo quy định tại điều 32 và 18 luật nuôi con nuôi 2010. Tiếp theo là về năng lực giải quyết của cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi, cơ quan có thẩm quyền không làm tốt trách nhiệm trong việc kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi. Cung cấp danh sách về số lượng và họ tên của trẻ em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã có đủ điều kiện để cho làm con nuôi; kiểm tra hồ sơ trẻ em chỉ mang tính hình thức.

Bên cạnh đó còn rất nhiều trường hợp vi phạm về hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi, tồn tại hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, nguồn gốc trẻ em, giấy khai sinh giả; không đúng thẩm quyền đăng ký khai sinh, giấy chứng sinh. Có thể kể đến trườn hợp của cháu Phan Thanh H ở cần thơ, có mẹ đẻ là Phan Thị M, do không có khả năng nuôi đứa bé nên chị đã tự nguyện cho con, nhưng khi cơ sở nuôi dưỡng làm giấy khai sinh cho cháu H đã bỏ trống phần ghi họ tên mẹ của cháu. Cùng với đó còn tồn tại trường hợp khai sinh không đúng thẩm quyền như khai sinh không đúng nơi đứa trẻ được sinh ra hoặc khai sinh cho đứa trẻ tại nơi người mẹ cư trú vãng lai. Trong hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi giấy khám sức khỏe là một thủ tục cần thiết để đứa trẻ đủ điều kiện cho làm con nuôi. Tuy nhiên giấy khám sức khỏe thường không được thực hiện theo đúng trình tự, có nhiều trường hợp trẻ em bị mắc

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

bệnh hiểm nghèo nhưng lại không được phản ánh trong hồ sơ. Quay lại với trường hợp cháu H ở Cần Thơ, sau khi được cho làm con nuôi của một cặp vợ chồng người Pháp theo quyết định của UBND tỉnh Cần Thơ, trong quá trình làm thủ tục xuất cảnh, trong quá trình kiểm tra sức khỏe thì phát hiện cháu H bị nhiễm HIV và dẫn đến hậu quả là việc cho con nuôi không thành.

Mặc khác, đối với hồ sơ của người nhận con nuôi cũng còn tồn tại hạn chế đó là trường hợp đơn xin con nuôi, giấy cam kết thông báo sự phát triển không đúng, bị làm sai lệch.

- Thứ ba, là còn bất cập về cơ chế tài chính, thiếu minh bạch và nhiều sai phạm trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cơ sở nuôi dưỡng báo cáo sử dụng tiền hỗ trợ nhân đạo chưa đầy đủ, chính xác. Công tác quản lý các tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc hỗ trợ nhân đạo cũng còn nhiều hạn chế.

- Thứ tư, là nhận thức đối với vấn đề nuôi con nuôi quốc tế mà không xuất phát từ lợi ích và quyền của trẻ em, cũng như không hiểu về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi dẫn đến làm sai lệch ý nghĩa nhân đạo của việc nuôi con nuôi.

Một nhận thức không đúng về vấn đề nuôi con nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ; một công chức Nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc "đạo diễn" cho trẻ làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả xấu cho xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w