Nhân tố chủ quan trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường hà nội sau khi VN hội nhập WTO (Trang 34 - 39)

II. Xu hướng và tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị trong phân phối bán lẻ tại thị trường Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức

2. Tính tất yếu của viêc xây dựng chuỗi siêu thị ở Việt Nam

2.3. Những nhân tố phá vỡ kiểu kinh doanh siêu thị truyền thống, xây dựng hệ thống kinh doanh siêu thị theo dạng chuỗi ở Việt Nam

2.3.2. Nhân tố chủ quan trong nước

a. Xu hướng mua sắm hiện đại của người tiêu dùng Việt Nam

Nói đến xu hướng đi mua sắm hiện đại phải nói đến các yếu tố làm thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam, đó là thu nhập ngày càng cao và tốc độ đô thị hoá nhanh chóng cùng với lối sống công nghiệp trở nên phổ biến.

Thu nhập của người dân Việt Nam nagỳ càng được nâng cao, mức thu nhập đầu người là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cho sự phát triển siêu thị. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 của Việt nam là 640USD, ở các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn mức thu nhập đạt từ 1000-1800USD.

Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và lối sống công nghiệp trở nên phổ biến, thì siêu thị là loại hình bán lẻ hiện đại đi liền với chúng. Việt Nam đang và sẽ xây dựng hàng loạt đô thị lớn để thích ứng với trình độ phát triển chung của thế giới. Xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của đại bộ phân dân cư thành thị… Người tiêu dùng Việt Nam đang phản ứng rất tích cực và thuận lợi với loại hình kinh doanh siêu thị.

Nếp sống công nghiệp và số lượng phụ nữ đi làm ở các công trường, nhà máy, nhiệm sở nagỳ càng nhiều, nên tập quán mua sắm của người thành thị đang dần thay đổi. Họ không có nhiều thời gian đi các chợ để lựa chọn các loại mặt hàng ưa thích, thay vào đó là

mua sắm với số lượng lớn đủ cho tiêu dùng hàng tuần hoặc hàng ngày của bản thân và gia đình. Do mức sống tăng cao, đa số các gia đình đều có tủ lạnh để cất giữ, bảo quản thực phẩm trong nhiều ngày. Những thay đổi tập quán tiêu dùng này ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của hệ thống siêu thị tại Việt Nam.

Người tiêu dùng ở đô thị có xu hướng mua sắm nhiều ở siêu thị. Theo “kết quả thăm dò dư luận mới đây của người tiêu dùng đô thị trong việc lựa chon địa điểm mua sắm cho thấy: 47,28% người tiêu dùng muốn đi mua sắm tại siêu thị vì sự nhanh gọn, thuận tiện và không sợ hàng kém chất lượng; 15,16% muốn mua sắm ở chợ gần nhà; 10,68% thích mua săm ở hội chợ vì sự đông vui; 10,07% muốn mua sắm trên mạng, qua điện thoại hoặc nhờ mua sắm hộ”( theo “Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam”).

Khi đi mua sắm người tiêu dùng quan tâm đến các yếu tố: chất lượng hàng hóa, giá cả, địa điểm mua sắm và các dịch vụ kèm theo. Họ cho rằng siêu thị đảm bảo được tất cả các yếu tố đó, mặt khác thời điểm mua sắm cũng quan trọng để họ chọn siêu thị. Theo một cuộc khảo sát nhỏ ở Hà Nội vừa qua cho thấy: có đến 60% người tiêu dùng lựa chọn đi siêu thị vào những ngày nghỉ, ngày lễ; 42% chọn đi siêu thị khi đi giải trí với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Như vậy có thể thấy mua hàng ở siêu thị không chỉ là phục vụ nhu cầu mua sắm, đó còn là một cách thức giải trí, một kiểu minh chứng cho lối sống hiện đại hóa của người tiêu dùng đô thị nói chung.

Khi đời sống được nâng cao, chất lượng sản phẩm được đáp ứng, người tiêu dùng còn quan tâm tới việc mua hàng ở đâu, cửa hàng nào, điều đó như để minh chứng họ là người tiêu dùng như thế nào. Vì vậy mà cạnh tranh địa điểm mua sắm trong diễn ra trong tâm trí khách hàng. Cạnh tranh giữa các loại hình bán lẻ diễn ra trong tâm trí họ, và loại hình cạnh tranh dễ nhìn thấy nhất đó là cạnh tranh giữa chợ truyền thống và siêu thị ở nước ta, có thể mô tả sự cạnh tranh đó theo ma trận SWOT như sau:

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ may Thách thức

Siêu thị

- khung cảnh dễ chịu - sạch sẽ, văn minh - niêm yết giá rõ

- giá vẫn cao - Nguồn hàng ít đa dạng

- mức thu nhập bình quân đầu người tăng - đô thị hóa, thói quen

- Bị cạnh tranh bởi các đại lý gần nhà, các hình thức bán hàng tại nhà

ràng

- Hàng hóa tập trung - chất lượng đảm bảo

- thiếu kinh nghiệm - ít nghiên cứu thị trường

tiêu dùng thay đổi - tâm lí muốn thể hiện mình qua mua sắm và tiêu dùng sản phẩm

- Bị cạnh tranh bởi các nhà bán lẻ nước ngoài với nhiều kinh nghiệm trong việc chinh phục khách hàng

Chợ truyền thống

- là nơi mua bán theo thói quen lâu đời - phân bố rải rác khắp nơi

- phục vụ tận tình, giá cả hợp lí và có thể mặc cả

- mua hàng thuận tiện, nhất là thực phẩm tươi sống

- vệ sinh không đảm bảo

- gây ô nhiễm môi trường

- mất thời gian mặc cả khi giá bán được nâng lên qua cao

- thường kinh doanh theo mùa vụ, hạn chế sự mua hàng, đồng thời hay nâng giá vào thời điểm cao.

- kinh doanh thiếu bài bản

- phổ biến nhất ở vùng nông thôn

- khách hàng có tâm lí mua hàng gần nhà, thích cảm giác mua được giá rẻ.

- bán hàng theo hướng chuyên doanh, và bán với lượng hàng nhỏ lẻ

- thói quen tiêu dùng thay đổi

- đô thị hóa nhanh chóng với sự xuất hiện của các siêu thị

Chợ vẫn là mạng lưới bán lẻ truyền thống chiếm vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Đối với nhiều người dân, chợ đã trở thànhthói quen khó thay đổi, đi chợ được coi là nét văn hoá đặc trưng của người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, các chợ ở Việt Nam cũng chứa không ít những nhược điểm khiến nhiều người có xu hướng chuyển sang mua hàng tại siêu thị. Đó là sự mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, rất đẽ mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, giá cao…

Như vậy, có thể nhận thấy tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi theo hướng tích cực cho sự phát triển của các siêu thị. Đồng thời cạnh tranh trong các siêu thị về chất lượng, giá cả, phương thức phục vụ, hình ảnh của các siêu thị cũng hình thành đàn trong tâm trí khách hàng của siêu thị, họ sẽ lựa chọn những siêu thị nào có nhiều lợi ích cho họ nhất, phục vụ họ tốt nhất, đặc biệt là những siêu thị có uy tín nhất. Do vậy các siêu

thị của nước ta cần phải được xây dựng và hoạt động một cách bài bản, có tính chuyên nghiệp, có sức hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là phải có hình ảnh tốt trong tâm trí họ, nên các siêu thị cần phải được quy chuẩn lại theo dạng chuỗi, hoạt động có quy chuẩn hơn.

b. Sư yếu kém của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Mô hình siêu thị ở Việt Nam xuất hiện từ cách đay hơn 10 năm, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối sơ khai của một mô hình bán hàng hiên đại, còn thiếu nhiều tính chất của một siêu thị hiên đại, và bộc lộ rất nhiều yếu kém.

 Số lượng siêu thị tăng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ và phân bổ chưa hợp lí.

Diện tích bán hàng của các siêu thị nhỏ đã hạn chế lớn tới tập trung hàng hóa của siêu thị hay cách trưng bầy hàng hóa theo kiểu văn minh hiện đại. Số siêu thị loại I và loại II mới chỉ chiếm 22% tổng số siêu thị trong cả nước, trong khi siêu thị loại III chiếm tới trên 44%

và có tới 33% số siêu thị không thuộc loại nào.

 Trong đa phần các siêu thị (loại III và không phân loại) tập hợp hàng hóa chưa đủ lớn và chủng loại hàng hóa chưa phong phú đa dạng để phù hựop với kinh doanh siêu thị, chất lượng chưa cao, giá cả hàng hóa thiếu cạnh tranh và các dịch vụ khách hàng còn nghèo nàn. Nhiều siêu thị nhỏ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn siêu thị về số lượng, chất lượng, nguồn gốc xuất xữ và ghi nhãn. Nhiều siêu thị chưa có bãi gửi xe, hầu hết các siêu thị nhỏ khôngcho phép trả lại hàng hóa đã mua, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, không chấp nhận thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng, không có dịch vụ đổi ngoại tệ cho người nước ngoài.

 Chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao và không ổn định. Thời gian qua tuy doanh số hàng hóa bán lẻ qua các siêu thị đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn kém xa so với tốc độ số siêu thị mở mới.

 Công tác quản lí hoạt động kinh doanh siêu thị còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân chính là do lực lượng các bộ nghiệp vị kinh doanh siêu thị chưa được đào tạo một cách bài bản, nhiều cán bộ không làm đúng chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo.

 Việc đầu tư kinh doanh siêu thị theo hướng hiện đại và hội nhập cong hạn chế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ tiềm lực và cũng chưa thực sự mạnh dạn đầu tư xây dựng các siêu thị theo hướng hiện đại. Hiện tượng đầu tư kinh doanh chỉ mang tính chất

nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ làm chocác doanh nghiệp Việt Nam đuối sức so với các tập đoàn bán lẻ trong khu vực và trên thế giới.

 Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển hệ thống siêu thị chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, hoạt động kinhdoanh siêu thị trong nước còn mang tính chất đơn lẻ, tự phát.

Một số chuỗi siêu thị đã được hình thành nhưng hoạt động chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp siêu thị vớinhà sản xuất và nhà cung ứng hàng hóa cho siêu thị chưa được hài hoà, các siêu thị cũng chưa có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Việc các doanh nghiệp yêu cầu nhà sản xuất có chiết khấu cao, thời gian thanh toán chậm, các chương trình khuyến mãi dầy đặc…làm nản lòng các doanh nghiệp khi họ muốn đưa hàng vào bán trong các siêu thị.

Ngược lại, nhiều nhà sản xuất, cung ứng đã không cung cấp cho siêu thị hàng hóa đúng chất lượng thoả thuận, số lượng đảm bảo khi siêu thị cần. Do vậy cả doanh nghiệp cung ứng lẫn doanh nghiệp kinh doanh siêu thị phải có sự điều chỉnh, tăng cương hợp tác nhằm hình thành mối liên kết dọc vững chắc..

c. Trị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt

Thách thức lớn được nhận diện đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam là các tập đoàn bán lẻ quốc tế sẽ vào cạnh tranh và có khả năng đè bẹp hệ thống bán lẻ trong nước. Thật ra thách thức không xuất hiện trực diện và dễ thấy như thế. Theo số liệu của Bộ Thương mại, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%). Hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi... chỉ mới chiếm khoảng 10%; còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.

Như thế các tập đoàn bán lẻ, nếu có vào Việt Nam, thì trước mắt sẽ cạnh tranh nhau ở phân khúc 10% nói trên. Dần dà, nhờ tính chuyên nghiệp, họ sẽ đem lại cho người tiêu dùng sự tiện lợi, thoải mái và hài lòng nên tỷ lệ 10% này sẽ tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ này càng tăng thì tỷ lệ 44%

các cửa hàng độc lập sẽ giảm, gây khó khăn cho các hộ kinh doanh gia đình, nhất là ở những khu vực mọc lên các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Như vậy, trong những năm sắp tới sẽ có sự chuyển dịch, chậm chứ không thể nhanh, trong hình thức kinh doanh bán lẻ. Nhiều cửa hàng độc lập sẽ đóng cửa, nhiều cửa hàng khác sẽ trở thành vệ tinh cho một chuỗi cửa hàng tiện lợi nào đó. Theo

dự báo của Bộ Thương mại, đến năm 2010, kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40%, bằng với Trung Quốc hiện nay và đến năm 2020, chiếm khoảng 60%, bằng với Thái Lan hiện nay.

Bị cạnh tranh trực tiếp chính là các doanh nghiệp đang có hệ thống siêu thị của riêng mình.

Nhìn ở góc độ người tiêu dùng, áp lực cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp này phải luôn cải thiện chính mình, cả về giá cả, chất lượng hàng hóa, cung cách phục vụ

Một số công ty kinh doanh siêu thị đã ý thức được tính cạnh tranh ngày càng tăng khi quyết định mở rộng nâng cấp công nghệ và dịch vụ. Saigon Co.op mart đang tiến hành mở thêm nhiều siêu thị mới ở phía nam và đầu tư 1,5 triệu USD để nâng cấp phần nềm quản lý.

Ở Hà Nội, công ty Intimex đang xúc tiễn mở thêm một số siêu thị tại địa bàn và các tỉnh lân cận, Fivimart đã mở thêm siêu thị ở địa bàn Hà Nội và đồng thời cũng nâng cấp công nghệ quản lý, tổ chức. Ngay cả các công ty chuyên về bán buôn cũng chuyển sang bán lẻ và thiết lập thêm một số siêu thị chuyên doanh. Tuy nhiên nhìn vào thực lực các nhà phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn chỉ kinh doanh ở mức độ nhỏ lẻ chứ chưa hoạt động theo dạng chuỗi chính thức nên hiệu quả kinh doanh vẫn còn hạn chế.

d.. Liên kết cùng tồn tại và phát triển là điều tất yếu

Sự thiếu hợp tác đang hạn chế sức mạnh của các nhà phân phối Việt Nam trong khi hàng loạt tên tuổi bán lẻ toàn cầu đang chuẩn bị nhảy vào.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị phải xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, đó là hình ảnh về một siêu thị mang tính quy chuẩn, hiện đại, và phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Nếu mỗi nhà kinh doanh siêu thị phải tự xây dựng tất cả, giá sẽ rất đắt, nhưng nếu có sự hợp tác liên kết với nhau, có thể giải quyết tốt các vấn đề hậu cần, kỹ thuật và tạo sức mạnh cho các nhà phân phối khi làm việc với các nhà cung ứng. Sự cần thiết có một tổ chức nhà phân phối siêu thị sẽ giúp khắc phục nhược điểm đang có hiện tại, tạo tiếng nói chung cho toàn ngành bán lẻ, có phản ứng nhanh khi có sự kiện gì đó xảy ra...

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường hà nội sau khi VN hội nhập WTO (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w