III. Kiến nghị các điều kiện và giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường Hà Nội hiện nay
2. Các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển chuỗi siêu thị ở Hà Nội
2.1. Đối với các doanh nghiệp
Để xây dựng và phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị ở Hà Nội cần phải xây dựng được các biện pháp để doanh nghiệp xây dựng được một mô hình chuỗi hoàn chỉnh. Căn cứ vào các đặc trưng, tính chất của một mô hình chuỗi siêu thị, chúng ta có thể xây dựng các giải pháp cơ bản như sau:
Đối với hệ thống các siêu thị đang hoạt động trên địa bàn có thể đa dạng hoá các
hình thức kinh doanh như liên doanh, liên kết hoặc nhượng quyền kinh doanh để tận dụng những cơ hội và khả năng về vốn, mặt bằng, cơ sở vật chất, nguồ lực…của các đối tác giúp đẩy nhanh tốc độ mở rộng mạng lưới, phân bổ rộng khắp thị trường. Cùng các đối tác chia xẻ rỉu ro ở những thị trường chưa phát triển, nhất là tại các vùng lân cận nội thành, ngoại thành Hà Nội, các vùng nông thôn.
Xây dụng chuỗi siêu thị phải có cơ chế hoạt động và quản lý quy chuẩn: hình thành những cơ chế hoạt động, tổ chức quản lý và điều hàng phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong mọi hoạt động của chuỗi siêu thị và sự chỉ đạo tập trung của văn phòng chính theo đúng các nội dung của hệ thống quan điểm kinh doanh của chuỗi. Đồng thời cũng phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén của các siêu thị thành viên trong kinh doanh và phục vụ tốt khách hàng, phản ững có hiệu quả trong tình hình cạnh tranh và những sự biến đổi lớn của môi trường.
Xây dựng hoàn chỉnh các nội dung của mô hình chuỗi siêu thị, bao gồm:
Hình thành mối liên kết giữa chuỗi siêu thị với khách hàng mục tiêu và các nhà cung cấp. Đây là hai nhân tố quan trọng tạo nên những lợi thế cạnh tranh bền vững và lâu dài của chuỗi siêu thị. Tập đoàn bán lẻ nổi tiếng Wal-mart đưa ra mục tiêu về khách hàng là “mang lại cho khách hàng giá trị và sự tiện nghi lớn nhất”, nhưng Wal-mart vào thị trường Hàn Quốc sau tăm năm hoạt động đã phải đóng cửa các siêu thị của mình, mà một trong những lí do chính là hiểu sai về thói quen, văn hoá của người dân Hàn Quốc. Vì vậy hiểu được người tiêu dùng bản địa chính là một lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ ở Hà Nội. Các nhà kinh doanh nên tạo mối liên kết với khách hàng trước khi các đại gia nước ngoài hiểu được đặc tính của người tiêu dùng bản xứ, mặt khác cũng rất dễ tạo được những khách hàng trung thành nếu như các doanh nghiệp biết cách xây dựng thương hiệu. Chuỗi siêu thị nào xây dựng cho mình một lượng khách hàng nền trung thành, thường xuyên gắn bó mua sắm tại các siêu thị thành viên của mình, chuỗi siêu thị đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Vì thế nên đặt khách hàng là trung cho mọi hoạt động của chuỗi siêu thị. Vì vậy khi xây dựng thương hiệu chuỗi, thì các chuỗi siêu thị phải chú trọng quan tâm phát triển các dịch vụ khách hàng như chăm sóc khách hàng, tổ chức câu lạc bộ khách hàng, mua hàng tích luỹ…Các chuỗi của hàng nội địa của Hàn Quốc đã giữ chân khách hàng bằng chính sự đón tiếp thân mật, các nhân viên luôn nở nụ cười trên môi và sẵn sàng cuối gập người chào khách hay giúp khách chuyển hàng hóa lên xe.
Hình thành mối liên kết chiến lược với nhà cung cấp theo các mối liên kết dọc bền vững. Như vậy chuỗi sẽ đảm bảo được nguồn hàng đúng chất lượng, số lượng và quy chuẩn của chuỗi…Đồng thời cũng đảm bảo kênh phân phối cho các nhà sản xuất, làm taeng thêm niềm tin trong quá trình hợp tác. Các nhà sản xuất, nhà cung ứng và chuỗi siêu thị cần phải có sự liên kết, bắt tay với nhau để giữ vững thị trường trong nước.
Xây dựng hình ảnh và thương hiệu bán lẻ: điều quan trọng trong công tác quản bá thương hiệu là phải thông tin đúng về hiệu quả của mô hình chuỗi và các đặc điểm của dịch vụ.
Bên cạnh đó là việc nhanh chóng tạo nên thương hiệu hàng đầu trong loại mô hình mà doanh nghiệp đã chọn. Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm hoạt động của siêu thị chính là nơi quảng bá thương hiệu hiêu quả nhất. Việc đầu tư vào một hệ thống nhận diện thương hiệu siêu thị bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình ảnh siêu thị. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bầy hành hóa bên trong, vốn là những công cụ kinh điển của kinh doanh siêu thị.
Sau khi đã xây dựng thương hiệu đủ mạnh, chuỗi siêu thị có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. Người tiêu dùng khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua sắm mà mình tin tưởng. Chuỗi có thể hợp tác với nhà sản xuất để yêu cầu cung cấp sảnphẩm cốt lõi với chất lượng đảm bảo để dông gói bằng chính thương hiệu riêng của chuỗi. Chắc chắn những sản phẩm với thương hiệu bảo chứng này sẽ làm đau đầu các nhà sản xuất cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp dài hạn cho chuỗi siêu thị: bao gồm các việc sau:
- Xây dựng chiến lược hàng đặc trưng và hàng nhãn riêng: hàng đặc trưng là nhóm hàng ma chuỗ có ưư thế phân phối, đó là nhóm hàng bắt buộc phải bầy bán ở tát cả các siêu thị thành viên. Hàng nhãn riêng là nhóm hàng siêu thị dùng thương hiệu riêng của mình để phân phối, không nên sử dụng thương hiệu làm nhãn riêng một cách ồ ạt, đại trà vì những sai sót trong sản xuất hoặc chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu riêng của chuỗi, chỉ nên phat huy đối với các sản phẩm được khảo sát, lựa chọn, bảo đảm chi phí thấp và tạo ấn tượng riêng.
- Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động mua và phân phối tập trung: tăng cường huấn luyện, nând cao chất lượng chuyên sâu đội ngũ chuyên viên mua hàng. Tập trung một đầu mối giao dịch, đàm phán và đặt hàng với nhà cung cấp tại phòng nghiệp vụ. Quản lí tồn kho hợp lí,
tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa. Xây dựng và chú trọng vào công tác hậu cần của chuỗi, vì đây là một điểm yếu lớn của hệ thống siêu thị trong nước.
- Xây dựng và triển khai áp dụng chiến lược giá một cách đồng bộ thống nhất trong toàn chuỗi: mô hình giá thấp là một lợi thế cạnh tranh của các nhà bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vì đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam vẫn nhạy cảm về giá cao.
- Xây dựng và phát triển chiến lược chiêu thị: điểm yếu của các doanh nghiệp Viêt Nam còn là tính chuyên nghiệp trong hoạt động marketing. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, nắm bắt các xu thế phát triển của thị trường; nghiên cứu và theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Cần chú trọng tập trung mọi nỗ lực marketing để xây dựng một hình ảnh chuỗi siêu thị thống nhất trong tâm trí người tiêu dùng, đó là sự thống nhất trong kiểu tổ chức, cách trưng bầy hàng hóa, trang trí bên ngoài và bên trong, có cùng phương thức kinh doanh phục vụ, thống nhất trong tát cả hoạt động marketing…
- Xây dựng mạng điên toán tập trung và thống nhất của chuỗi siêu thị: trang bị cho chuỗi siêu thị một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quản lí chuỗi.
- Xây dựng và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho chuỗi một cách chuyên nghiệp, bài bản. Bởi vì chung quy lại thì yếu tố con người vẫn là quyết định nhất đối với bất kỳ một hình thức kinh doanh nào. Chuỗi siêu thị nên có các chương trình đào tạo chuyên sâu cho những người quả lý, nâng cáp họ và coe thêr được đào tạo hàm thụ tai nước ngaòi đối với các quản lí câp cao. Đồng thời phải tổ chuác các lớp huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên phục vụ của chuỗi một cách quy chuẩn.
Ở Hà Nội, các chuỗi siêu thị muốn phát triển phải trải qua giai đoạn để người tiêu dùng trải nghiệm, yêu thích và đi đến chấp nhận. Bởi hiện nay giá là yếu tố cạnh tranh gay gắt và dễ nhìn thấy nhất, nếu so sánh giữa cung cách mua sắm truyền thống và hiện đại.Các nhà sản xuất và bán lẻ Việt Nam cần định ra phân khúc thị trường rõ ràng, huấn luyện cho nhân viên bán hàng đưa thêm nhiều lời khuyên và tạo ra không gian riêng, như nơi chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, khu vực dành riêng cho trẻ em... Xác định, hiểu khách hàng và ứng dụng thương mại hiện đại càng sớm thì sẽ càng có cơ hội nhiều hơn.