Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường hà nội sau khi VN hội nhập WTO (Trang 46 - 49)

III. Kiến nghị các điều kiện và giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường Hà Nội hiện nay

2. Các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển chuỗi siêu thị ở Hà Nội

2.2. Đối với Nhà nước

Hiện doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế về lực. Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể. Lĩnh vực phân phối bán lẻ chưa được quan tâm đúng mức. Dường như bấy lâu nay chúng ta chỉ lo đi chinh chiến bên ngoài, còn hậu phương thì không chăm chút trong khi thị trường trong nước là một lợi thế đặc biệt của chúng ta.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần vai trò “bà đỡ” thúc đẩy từ phía cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp không cần nhà nước cấp vốn nhưng cần chính sách đúng, có quy hoạch chi tiết với đầy đủ các hệ thống siêu thị, chuỗi siêu thị. Trong khi chúng ta có chính sách thu hút các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam thì cơ sở hạ tầng cho bán lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn. Mới đây, theo Luật Đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực thương mại không còn, điều đó càng khó cho các doanh nghiệp nôi địa. Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tập trung vào ba vấn đề lớn:

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt bằng: trên thực tế vấn đè mặt bằng, vị trí kinh doanh đang làm cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà kinh doanh siêu thị ở Hà Nội khó xử . Vì những vị trí thuận tiện, mặt bằn rộng đã và đang rơi vào các nhà đầu tư nước ngoài do họ có vôn thầu lớn hơn rất nhiều. Nếu hiện trạng này còn tiếp tục kéo dài thì tưưong không xa, các doanh nghiệp kinh daonh siêu thị ở Việt Nam chỉ còn biết tự thân lùn lách vào các ngõ hẻm chật chội. Các cơ quan chức năng, chính quyền cần phải nhận thấy cái gì được trước mắt và mất lâu dài, để có sự điều chỉnh trong hoạt động cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn với những ưu đãi về mặt bằng cho các doanh nghiệp trong nước.

- Xây dựng pháp lệnh về bán lẻ và siêu thị, chuỗi siêu thị để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tập đoàn lớn với các doanh nghiệp nhỏ. Qui chế siêu thị, TTTM của Bộ Thương mại cũng cần được mềm hóa và mở rộng bởi nếu theo đúng qui định, chỉ 20% siêu thị, TTTM hiện có là đủ tiêu chuẩn. Hiện tại có nhiều siêu thị treo biển siêu thị nhưng không được đăng ký kinh doanh siêu thị vì chua đủ tiêu chuẩn, điều đó đã gây hệ quả là sẽ có rất nhiều siêu thị “nhái” ra đời, dấn đến sự mập mờ trong tên gọi. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân vì không rõ đâu là nơi thực chất kinh doanh đúng với tiêu chuẩn và chất lượng của siêu thị, TTTM.

- Nhà nước cần có những cuộc khảo sát trên thực tế với quy mô rộng, các chương trình đào tạo quản lý, bồi dương kiến thức nghiệp vụ, cung cấp các thông tin, … tạo môi

trường cho doanh nghiệp hoạt động.

Nhà nước cần phải sớm xây dựng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống siêu thị, trong đó đặc biệt chú ý tới sự phát triển của chuỗi siêu thị. Cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đầu tư đổi mới và mở rông chuỗi phân phối trong hệ thống bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đổi mới công nghệ cũng như hỗ trợ thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại.

Hiện tại ở Hà Nội đã có Hội Siêu thị Hà Nội, hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Hà Nội. Nhưng Hội này vẫn chưa đủ mạnh để có thể đảm bảo sự hoạt động của các chuỗi siêu thị đang có định hướng xây dựng trước sức ép của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài. Nhà nước cần thành lập hiệp hội hỗ trợ cho các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, như mô hình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.Việt Nam cần thành lập hiệp hội các nhà phân phối siêu thị càng sớm càng tốt, để tránh các tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Một tổ chức với các thành viên là những nhà kinh doanh siêu thị sẽ hoạt động với 3 mục tiêu: làm cho nghề bán lẻ ở siêu thị tăng trưởng tốt, giúp đỡ các thành viên phát triển và hoàn thiện về nghề nghiệp và mở trường đào tạo nghề phân phối cho toàn ngành bán lẻ. Hiệp hội này là đầu mối để liên kết các nhà bán lẻ lại với nhau, sự liên kết vững mạnh có thể ung dung cạnh tranh với nước ngoài.

Chính quyên cũng nên đưa ra các biện pháp, các chế tai xử phạt công minh đối với các hiện tượng vi phạm trong kinh doanh thương mại, như xử lý “biển siêu thị không đủ chuẩn”, biển siêu thị nhái thương hiệu, vi phạm trong bản quyền kinh doanh, quản lý, biển hiệu, logo…và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khác.

Tóm lại doanh nghiệp và Nhà nước cần có sự liên kết với nhau để cung xây dựng hệ thống các chuỗi siêu thị một cách quy chuẩn. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp là cần thiết, nhưng sự liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp cung không kém phần quan trọng, có tạo được sự liên kết bền chặt giữa các bên và gắn kết được với khách hàng thì các doanh nghiệp Việt Nam mới không bị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đè bẹp.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường hà nội sau khi VN hội nhập WTO (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w