CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý UẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH
2.1. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
TC được nghiên cứu nhiều nhất dưới góc độ tâm thần học và tâm lý học, do vậy thuật ngữ TC đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực và các trường phái lý thuyết. Trong phần này nghiên cứu sẽ tiếp cận khái niệm TC dưới hai góc độ là tâm thần học và tâm lý học. Vì TC thuộc lĩnh vực giao thoa rất lớn giữa tâm thần học và tâm lý học, do đó chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành.
a. Khái niệm trầm cảm theo quan điểm của Tâm thần học
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): Trầm cảm là d ng rối lo n tâm thần phổ biến được đặc trưng bởi sự buồn phiền, mất hứng thú và mất niềm vui, cảm giác mệt m i và tội lỗi kèm theo đó là sự suy giảm tập trung [71].
Theo định nghĩa của Viện Sức kh e Tâm thần Quốc gia – Hoa Kỳ: Trầm cảm là rối lo n tâm thần được đặc trưng bởi cảm giác buồn phiền và bất lực, mệt m i, vô vọng, không c n hứng thú trong các mối quan hệ và gặp khó khăn trong sinh ho t hàng ngày [72].
Theo Sách hướng dẫn ch n đoán và thống kê các rối lo n tâm thần lần thứ 5 (DSM-5) của Hội Tâm thần học Hoa Kì: Trầm cảm là d ng rối lo n tâm thần biểu hiện đặc trưng bởi ít nhất 5 trong số các dấu hiệu cơ bản, bao gồm: a). Khí sắc trầm;
b). Mất quan tâm, thích thú; c) Có biểu hiện sụt cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân; d). Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều; e). Sự kích động tâm vận động hoặc chậm vận động; g). Mệt m i hoặc mất năng lượng; h). Cảm thấy không xứng đáng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp; i). Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khả năng ra quyết định; k). Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý tưởng và kế ho ch tự sát.
Các biểu hiện trên xuất hiện trong khoảng thời gian 2 tuần và làm thay đổi đáng kể những chức năng trước đó.
29
b. Khái niệm trầm cảm theo quan điểm của Tâm lý học
Từ điển Tâm lý học (Nxb Khoa học xã hội - 2000) định nghĩa "TC là tr ng thái cảm xúc xuất hiện trên cơ sở cảm xúc âm tính, thay đổi động cơ trí tuệ (gắn với nhận thức) và sự thụ động nói chung của hành vi [3].
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã sử dụng thuật ngữ "trầm nhược" để nói về bệnh trầm cảm: "Trầm là chìm xuống, bi quan. Nhược là suy yếu, mệt m i, uể oải, không muốn cử động, mặc dù không có bệnh tật rõ rệt". Cũng theo bác sĩ, trong cuộc sống hiện nay con người dễ vấp váp nhiều tình huống khó xử, dễ sinh trầm nhược, nặng hay nhẹ, ở tất cả các lứa tuổi, nhất là ở những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời: tuổi sơ sinh, dậy thì, thanh niên, sinh đẻ, về hưu, già [17].
Trong các khái niệm của các tổ chức nêu trên, tác giả luận án tiếp cận theo định nghĩa trầm cảm của Viện Sức kh e Tâm thần Quốc gia – Hoa Kỳ bởi chúng tôi nhận thấy định nghĩa của tổ chức này bao hàm cả 3 khía c nh của đời sống tâm lý người PNSS là cảm xúc, nhận thức và hành vi.
2.1.2. Khái niệm phụ nữ sau sinh
Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, phụ nữ được hiểu là “người lớn thuộc nữ giới” [17]. Như vậy, phụ nữ sau sinh được coi là người phụ nữ đã trải qua quá trình sinh con.
a. Một vài đặc điểm sinh lý ở người phụ nữ sau sinh
Trong quá trình sinh đẻ, người phụ nữ biết đến những cơn co thắt d con, các cơn co hậu sản, cổ tử cung và âm đ o đã bị căng ra nhiều trong lúc chuyển d và sẽ bị mềm và giãn ra một thời gian. Nếu người phụ nữ sinh bằng phương pháp mổ đẻ thì vết mổ cũng là nơi gây đau rát nhiều ngày. Nhiều người phụ nữ cũng gặp bệnh táo bón do sự căng kéo quá mức các tĩnh m ch vùng đáy chậu trong lúc chuyển d và sinh. Có phụ nữ phải chịu sự đau đớn từ vết cắt của tầng sinh môn, ứ sữa hoặc nghẽn sữa [2]. Ngoài những đặc điểm cơ thể nói trên, sự biến đổi nội tiết tố c n dẫn đến một số biểu hiện ở người phụ nữ như rụng tóc; chàm da; những tai biến sản khoa như băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, hậu sản phát sốt, suy nhược hậu sản hay một nhóm các dấu hiệu bất thường như ngất hoặc bất tỉnh, sản dịch bất thường (biến màu, đóng cục...), sốt cao, đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên, nôn và tiêu chảy,
30
máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi khó chịu, đau, sưng, đ và có thể chảy dịch từ vết khâu, tiểu buốt, có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đ o, nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt m i, m ch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.
Tất cả những biểu hiện và đặc điểm sinh lý đó đều gây đau đớn thậm chí cả lo hãi đối với người phụ nữ, đặc biệt với những phụ nữ sinh con lần đầu hoặc ít kinh nghiệm cũng như thiếu thốn sự trợ giúp của người thân và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sau sinh [22]. Tuy nhiên, đây là những biểu hiện khá phổ biến ở hầu hết các phụ nữ sau khi sinh. Ở những người phụ nữ bị TCSS sẽ có những biểu hiện khác biệt về mặt sinh lý so với những người phụ nữ không trải qua TCSS.
b. Một vài đặc điểm tâm lý ở người phụ nữ sau sinh
Do sự thay đổi của sinh lý kết hợp với sự thay đổi từ cuộc sống gia đình, sự hiện diện của đứa con mới sinh khiến người phụ nữ có tâm lý đặc biệt. Họ “t m biệt” đứa con đã tưởng tượng trong quá trình mang thai để “làm quen” với đứa con bằng xương bằng thịt với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhiều phụ nữ cho thấy sau đẻ có một thời kì trầm nhược thông thường nhẹ, một tr ng thái u buồn sau đẻ (baby blues). Đó là một biểu hiện được coi là bình thường diễn ra trong thời gian ngắn (2 đến 48 giờ), xảy ra ở 50% phụ nữ mới sinh (30 đến 80%) theo các tiêu chu n được chấp nhận. Tâm lý buồn chán này ở người phụ nữ xuất hiện ngay sau khi đẻ, cao điểm vào ngày thứ ba hoặc ngày thứ sáu. Biểu hiện thường gặp nhất là căng thẳng kéo dài, mệt m i, hay cáu gắt, hay khóc lóc nhiều khi không rõ nguyên nhân, khả năng kiềm chế kém đi. Ở một số phụ nữ l i trở nên ủ rũ, chán chường, bi quan, hầu hết họ cảm thấy khó tập trung làm việc, trí nhớ giảm sút...
Những ngày đầu, chia tay với đứa con tưởng tượng, ước mơ, các bà mẹ dễ dàng hoặc khó khăn đi tới chấp nhận đứa con thực, bằng xương bằng thịt, vượt qua khoảng cách với đứa con tưởng tượng để đầu tư cho đứa con thực. Những ngày sau đó, cùng với quá trình thích nghi dần hoàn cảnh mới – có một đứa con bên mình, các bà mẹ sẽ phải trải nghiệm vô vàn điều mới l , có nhiều điều khiến họ thấy khó khăn, quá tải và lo hãi thực sự. Bao nhiêu bận tâm của họ dồn cả vào đứa con, từ việc cho nó bú, thay tã, tắm rửa cho nó đến cách nó ngủ, nó chơi, nó khóc, nó cười.
31
Trách nhiệm làm cha, mẹ dễ làm nảy sinh stress ở cả hai giới, nhưng stress sau sinh thường xuất hiện có ở người phụ nữ. Làm mẹ gây ra những thay đổi lớn trong đời sống của người phụ nữ. Trên thực tế, không ít các bà mẹ tinh thần không ổn định trong suốt quá trình sinh đẻ và nuôi con nh .
Như vậy, sau khi sinh con, tâm lý người phụ nữ có nhiều biến động, các nhà nghiên cứu gọi đó là sự tan rã nhất thời về nhân cách nhưng “không bệnh lí”. Đa số phụ nữ trải nghiệm một tình tr ng u buồn kéo dài trong khoảng một tuần, sau đó là niềm vui, niềm h nh phúc ngập tràn vì được làm mẹ. Số ít có thể có những biểu hiện bệnh lí sau cuộc vượt c n đó đáp ứng với tiêu chu n ch n đoán của TCSS hoặc lo n thần sau sinh.
2.1.3. Khái niệm trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Theo Sổ tay ch n đoán và phân lo i bệnh tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - 5), TC ở PNSS không tồn t i như một rối lo n độc lập mà được xác định là giai đo n có thể ch n đoán được của TC chủ yếu, nếu các triệu chứng về mặt khí sắc xuất hiện diễn ra trong thời gian người phụ nữ mang thai hoặc trong khoảng 2 đến 4 tuần sau sinh.
Khái niệm TCSS được hầu hết các tác giả nghiên cứu đồng ý với quan điểm sau: TC sau sinh là rối lo n TC có thể xảy ra sau khi sinh, thường khởi phát ở thời điểm 2 tuần sau khi sinh và có thể kết thúc sau 18 tháng (Johnson&Apgar 2001;
Kennedy, Beck & Driscoll, 2002: Perfetti, Clark, Fillmore, 2004; Roux, Anderson
&Roan, 2002; Wisner, Parry và Piontek, 2002) [51], [72]. Như vậy, TCSS được phân biệt với hiện tượng cơn buồn sau sinh bởi thời điểm khởi phát, mức độ nghiêm trọng và sự kéo dài.
Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khái niệm về TC ở phụ nữ sau sinh như sau: “Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là trạng thái rối loạn tâm lý của người phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, được biểu hiện bởi 4 dấu hiệu ch nh là cảm xúc âm t nh như buồn phiền, mệt mỏi, mất hứng thú; nhận thức tiêu cực như bất lực, vô vọng, giảm sự tập trung, suy giảm vận động và có sự thay đổi về cơ thể.
Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 4 tuần sau sinh”. Phần dưới
32
đây chúng tôi sẽ trình bày những dấu hiệu cụ thể biểu hiện ở mặt c nh tâm lý và sinh lý của người phụ nữ sau sinh.
2.1.3.1. Biểu hiện tâm lý ở người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh a. Biểu hiện cảm xúc âm tính
Cảm xúc nổi bật nhất ở người phụ nữ bị TCSS là khí sắc trầm, buồn rầu, ủ rũ, trống rỗng, thất vọng và có thể có biểu hiện của lo âu. Ở một số trường hợp, người phụ nữ không có bộc lộ khí sắc trầm một cách rõ ràng mà thường than phiền về các triệu chứng cơ thể, dễ bị kích thích, hay cáu gắt, giảm giao tiếp.
Người phụ nữ cảm thấy giảm hoặc mất hứng thú với mọi ho t động (ngay cả những ho t động họ từng rất yêu thích), không quan tâm đến bất kỳ thứ gì, bao gồm cả việc giảm hoặc mất hứng thú tình dục [51], [20], [11], [101] và không hài lòng với các ho t động trong cuộc sống hàng ngày.
Ở mức nặng nề hơn, người phụ nữ có thể có cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ vì cho rằng mình không phải là bà mẹ đủ tốt hoặc tốt như họ mong đợi. Thêm vào đó, cảm giác mất an toàn, mất thích thú và chán nản, lo âu có thể đ y người phụ nữ tới ý tưởng tự sát [51].
Ở những người có biểu hiện TC nặng, khí sắc trong giai đo n trầm cảm chủ yếu thường được mô tả một cá nhân trầm buồn, thất vọng, suy sụp hoặc như “rơi xuống vực thẳm”.
b. Biểu hiện nhận thức tiêu cực
Một trong những biểu hiện điển hình nhất của bệnh TC là sự ức chế về tư duy. Người phụ nữ bộc lộ rõ sự chậm ch p trong suy nghĩ, liên tưởng khó khăn, Họ gặp khó khăn khi phải quyết định một vấn đề, ngay cả những vấn đề nh . Điều này xảy ra bởi khả năng phán đoán, phân tích giải quyết tình huống của họ bị giảm. [7], [12], [57], [101].
Người PNSS c n tự cho mình là hèn kém, mất tin tưởng vào bản thân, vô dụng, không có giá trị hoặc cảm thấy tội lỗi quá mức. Trong trường hợp nặng, họ có thể có hoang tưởng bị buộc tội hay tự buộc tội, ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước về hình ph t sẽ xảy đến với mình. Điều này có thể thúc đ y người TC xuất hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát [11].
33
Một vấn đề xảy ra rất phổ biến đối với người PNSS là khả năng suy nghĩ hoặc/ và tập trung bị suy giảm. Họ thường than phiền bởi những câu nói quen thuộc như “như mất trí ấy” hoặc “hay quên lắm, chẳng nhớ được gì”. Khác với trẻ em là biểu hiện bằng rối lo n hành vi, ở người lớn, trí nhớ và độ tập trung gặp khó khăn có thể là những dấu hiệu của chứng TC. Khi giai đo n TC chủ yếu được điều trị thành công thì vấn đề trí nhớ hoàn toàn được cải thiện.
Tóm l i, người phụ nữ bị TCSS thường nhìn nhận bản thân, những người xung quanh và tương lai bằng vẻ mặt ảm đ m và con mắt bi quan, tuyệt vọng. Họ có thể có những đánh giá tiêu cực không có thực của một người nào đó hoặc những mối bận tâm khiển trách, sự day dứt về những sai lầm đã diễn ra trong quá khứ. Ý nghĩ về sự vô dụng hoặc mặc cảm tội lỗi có thể là cân xứng với hoang tưởng (ví dụ, cá nhân tin rằng anh ta/ cô ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về một thế giới nghèo nàn).
c. Biểu hiện suy giảm hành vi
Người phụ nữ bị TCSS có biểu hiện ức chế về mặt vận động, cụ thể là họ ít ho t động, ít nói, thường hay ngồi hoặc nằm lâu. Xét ở góc độ tâm lý, hành vi của người TC thường thể hiện ít trách nhiệm, ít có mục đích, ít chấp nhận bản thân và nhiều xung động. Khi gặp tình huống khó khăn, họ không bộc lộ hành vi hoặc ý muốn xoay sở để tháo g tình huống. Khi kết quả của hành động không được như mong muốn, người phụ nữ khó tha thứ cho bản thân và từ đó l i dẫn đến nhận thức tiêu cực.
Một hành vi dễ nhận thấy ở người TC là “sự thu rút tâm lý”, các ho t động giao tiếp bị thu gọn l i. Trong quá trình giao tiếp, các hành vi ứng xử của người TC thể hiện sự lúng túng do họ khó khăn khi đưa ra các quyết định. Các hành vi mang tính nghề nghiệp hoặc hành vi xã hội cũng bị suy giảm.
Cảm xúc buồn rầu và nhận thức tiêu cực, bi quan về mọi thứ có thể khiến cho người phụ nữ khóc mà không biết lý do mình khóc vì điều gì [61]. Thêm vào đó, họ cảm thấy lúng túng và khó tương tác với con [66]. Cảm xúc giận giữ của người phụ nữ có thể bộc lộ bằng lời nói (các cơn thịnh nộ bằng lời nói) và hành vi
34
gây hấn với người khác hoặc đập phá đồ đ c) mà không phù hợp với sự kéo dài hoặc cường độ của hoàn cảnh khiêu khích.
Ở mức nhẹ, người phụ nữ thường sao nhãng những công việc lặt vặt, mọi ho t động có thể xuất hiện bình thường nhưng đ i h i phải có sự nỗ lực lớn. Các ho t động có thể chậm trễ (ví dụ chậm nói, suy nghĩ và vận động cơ thể; thường ngập ngừng khi trả lời; ngày càng nói nh ).
2.1.3.2. Biểu hiện sinh lý ở người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Thay đổi kh u vị: Khoảng 70% bệnh nhân TC than phiền về cảm giác không ngon miệng dẫn đến chán ăn và sụt cân. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bệnh nhân l i ăn nhiều dẫn đến tăng cân.
Rối lo n giấc ngủ: Khoảng 80% bệnh nhân TC có rối lo n giấc ngủ mà thường gặp nhất là mất ngủ. Trong TC có thể có nhiều lo i mất ngủ như mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hoặc cuối giấc. Người phụ nữ thường mất ngủ ngay cả khi con đã ngủ ngon rồi hoặc thường dậy sớm hơn thường lệ từ 1-2 giờ. Tuy nhiên l i có những bệnh nhân ngủ quá nhiều.
Mất sinh lực/ giảm năng lượng: Người bệnh cảm thấy mệt m i, c n kiệt sức lực, không còn sức mặc dù không làm gì nhiều. Một số bệnh nhân biểu hiện tình tr ng mất sinh lực nặng hơn vào sáng sớm sau đó giảm dần khi về chiều.
Nhìn chung, những biểu hiện về cơ thể khiến cho người PNSS bị TC thường than phiền là họ cần thời gian nghỉ ngơi hơn, cần phải lấy l i sự cân bằng cho cơ thể. Người phụ nữ TCSS có thể liên tục than phiền là mệt mà không sử dụng sức lực gì, ngay cả một nhiệm vụ nh nhất dường như cũng đ i h i sự nỗ lực lớn. Hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ bị giảm ít nhiều, ví dụ cá nhân có thể phàn nàn nằn việc tắm rửa và phục trang vào buổi sáng làm họ kiệt sức.