CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu
3.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện trên 366 phụ nữ có con từ 0-2 tuổi thuộc các địa bàn Hà Nội (quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân) và ngo i thành (huyện Gia Lâm, Hà Nội 2), Hải Ph ng (quận Ngô Quyền), Vĩnh Phúc (huyện Lập Th ch), Nam Định (huyện Mỹ Lộc) và Sơn La (Huyện Hat Lót). Chúng tôi lựa chọn các địa bàn nghiên cứu trên nhằm mục đích so sánh sự khác biệt về mức độ TC giữa những vùng miền khác nhau. Các khách thể được khảo sát tham gia vào nghiên cứu đảm bảo tiêu chí là tự nguyện và có con dưới 2 tuổi.
Để tiếp cận với đối tượng được khảo sát, chúng tôi có liên hệ với các ph ng tiêm chủng và các tr m y tế phường/xã trên địa bàn Hà Nội. Lý do kết nối với các ph ng tiêm chủng bởi sau khi mới sinh đến lúc 2 tuổi trẻ phải tiêm ph ng rất nhiều lo i vacxin, do vậy đó là nơi mà tập trung nhiều PNSS. Thêm vào đó, sau khi tiêm chủng trẻ thường sẽ phải lưu l i ph ng tiêm ít nhất là 30 phút để theo dõi, do vậy các bà mẹ có thể có chỗ ngồi, có thời gian để tham gia thực hiện khảo sát. Để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, trước khi thực hiện điều tra, nhóm nghiên cứu phải h i trước độ tuổi của trẻ, xin ý kiến đồng ý tham gia nghiên cứu của người PNSS. Một điểm nữa nhóm nghiên cứu phải lưu ý đó là phải lựa chọn những người phụ nữ có chồng hoặc người thân đi cùng bởi chúng tôi dự ph ng trong khi trả lời phiếu h i, đứa trẻ có thể quấy khóc ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu.
Địa điểm thứ 2 chúng tôi tiếp cận khách thể nghiên cứu là nhà trẻ/trường mầm non tư thục, nơi nhận trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Sau khi đã xác định được những bà mẹ có con dưới 2 tuổi, chúng tôi xin địa chỉ nhà và đến gia đình để thực hiện khảo sát. Cách tiếp cận này được thực hiện ở các địa bàn Nam Định, Sơn La và Vĩnh Phúc.
57
Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Đặc điểm của khách thể nghiên cứu Số lƣợng %
Độ tuổi 18-35 tuổi 332 90.7
Trên 35 tuổi 34 9.3
Nghề nghiệp
Cán bộ 162 44.3
Công nhân 96 26.2
Nông dân 42 11.5
Lao động tự do 35 9.6
Nội trợ 31 8.5
Hôn nhân
Đơn thân 3 0.8
Kết hôn, sống chung 337 92.1
Ly thân 26 7.1
Học vấn
Tiểu học 2 0.5
Trung học cơ sở 28 7.7
Trung học phổ thông 79 21.6
Trung cấp nghề 84 23.0
Cao đẳng/ đ i học 156 42.6
Sau đ i học 17 4.6
Số lần sinh đẻ
Một lần 161 44.0
Hai lần 192 52.5
Ba lần 10 2.7
Bốn lần 2 0.5
Năm lần 1 0.3
Kinh tế gia đình
Nghèo 35 9.6
Cận nghèo 37 19.9
Trung bình 199 54.4
Khá giả 8 2.2
58
Giàu có 51 13.9
Địa bàn sinh sống
Hà Nội 203 55.5
Hải Ph ng 69 18.9
Nam Định 14 3.8
Sơn La 14 3.8
Thái Bình 14 3.8
Vĩnh Phúc 52 14.2
3.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận án được tổ chức nghiên cứu theo 6 giai đo n. Phần dưới đây sẽ mô tả cụ thể từng giai đo n.
3.1.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận
Mục đích: Xây dựng khung lý luận về nội dung những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS nhằm xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Thời gian thực hiện: Sau khi kết thúc các môn học phần cơ sở bắt buộc, nhóm tác giả tập trung thực hiện giai đo n 1 từ khoảng tháng 11/2012 đến tháng 10/2013.
Các hoạt động: Phân tích tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, nhóm tác giả có ph ng vấn một số đồng nghiệp làm việc trong lĩnh vực sức kh e tâm thần về vấn đề TC ở PNSS.
3.1.2.2. Giai đoạn 2: Thiết kế công cụ điều tra a. Bảng hỏi
Mục đích: Xây dựng những nội dung chính của bảng h i sao cho phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu, trong đó nội dung chính là làm rõ nội dung nghiên cứu thực tr ng.
Các hoạt động: Việc khai thác thông tin làm cơ sở để xây dựng bảng h i được tác giả sử dụng từ 4 nguồn tư liệu gồm: (1) Kết quả tổng quan tài liệu từ các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề TC và những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS. (2) Tổng hợp ý kiến đánh giá từ các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học và tâm thần học. Phương pháp chuyên gia sẽ giúp tác giả xác
59
định được đúng hướng đi của chuyên ngành tâm lý học hơn. (3) Luận án có sử dụng 3 trắc nghiệm trong nghiên cứu tâm lý về vấn đề TC và những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan. (4) Những cuộc ph ng vấn, tr chuyện giữa tác giả luận án với những phụ nữ sau sinh sẽ giúp tác giả khoanh vùng chính xác hơn nội dung nghiên cứu của mình.
Nội dung bảng hỏi: Từ nguồn tài liệu đã tổng hợp, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng h i dành cho phụ nữ sau sinh tự điền. Nội dung của bảng h i được xây dựng theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, cụ thể gồm các phần như sau:
Phần 1: Những thông tin liên quan đến vấn đề mang thai và nuôi con như Phần 2: Trắc nghiệm sàng lọc TC ở PNSS (the Postpartum Depression Screening Scale - PDSS).
Phần 3: Thang đo bộ ba nhận thức (Cognitive Triad Inventory - CTI) và thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory - EPI) và thang đo nhân cách EPI; Bảng h i khảo sát các đặc điểm mối quan hệ.
Phần 4: Một số thông tin về những yếu tố xã hội của khách thể nghiên cứu như: Tuổi, địa bàn sinh sống, mức sống, hôn nhân, tiền sử bệnh TC…
b. Bảng phỏng vấn sâu
Nội dung của bảng ph ng vấn sâu tập trung vào 2 khía c nh lớn là khai thác các biểu hiện của TC và khai thác các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS.
3.1.2.3. Giai đoạn 3: Điều tra thử
Mục đích: Xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng h i để từ đó tiến hành chỉnh sửa những tiểu thang đo chưa đ t yêu cầu.
Thời gian: Từ khoảng tháng 12/2013 đến tháng 1/2014
Khách thể: 30 khách thể t i một số ph ng tiêm chủng trong địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp: Người đi điều tra đưa bảng khảo sát để người PNSS có con dưới 2 tuổi tự điền. Sau khi người PNSS (khách thể) điền xong, người thực hiện điều tra sẽ h i về những thuận lợi và khó khan khi làm bảng h i, những câu mà khách thể cho là khó hiểu thì nên thay bằng ý nào cho phù hợp…
60
Xử lý kết quả điều tra thử: Kết quả xử lý bảng h i điều tra thử giúp chúng tôi nhận thấy một số điểm h n chế của bảng h i lần 1, cụ thể gồm những điểm chính sau đây:
+ Bảng h i dài 8 trang gây khó khăn cho sản phụ khi họ đưa con đến ph ng tiêm chủng, do vậy chúng tôi đã rút bớt độ dài của bảng h i xuống c n 7 trang.
+ Trong bảng h i lần một có câu h i về bệnh lý người phụ nữ có thể gặp trong quá trình mang thai như giang mai, HIV, viêm gan B…Tuy nhiên trong quá trình điều tra thử chúng tôi đã b câu h i về vấn đề bệnh lý này của sản phụ bởi rất ít sản phụ gặp phải vấn đề này, thêm vào đó các câu này sẽ làm mất đi trọng tâm của luận án.
+ Trong bảng h i lần 1 chúng tôi đặt các trắc nghiệm lên phần đầu tiên, vì là trắc nghiệm về TC nên đã làm cho khách thể trả lời với không khí “trầm”, không dễ chịu. Khi xây dựng bảng h i lần 2, chúng tôi đặt những câu h i liên quan đến kiến thức mang thai và nuôi con, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và những người thân trong gia đình của của người phụ nữ lên phần đầu tiên. Đây là nội dung đã được đổi trật tự so với bảng h i lần 1.
Sau khi đã rút kinh nghiệm và tính toán l i độ tin cậy của các thang đo trong toàn bảng h i, chúng tôi tiến hành điều tra chính thức.
3.1.2.4. Giai đoạn 4: Điều tra chính thức
Mục đích: Tìm ra mối tương quan giữa các TCSS và các yếu tố kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách và đặc điểm các mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và người thân và một số đặc điểm khác.
Thời gian: Từ khoảng tháng 2/2014 đến tháng 5/2014
Nguyên tắc điều tra: Khách thể tham gia điều tra trên tinh thần tự nguyện, độc lập theo các suy nghĩ và đánh giá, tránh trao đổi hoặc nhờ người khác điền giúp, là phụ nữ có con dưới 2 tuổi. Trong quá trình điều tra, điều tra viên luôn sẵn sàng để giải thích những nội dung mà khách thể cảm thấy khó hiểu.
Khách thể nghiên cứu: 366 phụ nữ có con từ 0-2 tuổi thuộc các địa bàn Hà Nội, Hải Ph ng, Vĩnh Phúc, Nam Định và Sơn La.
61
3.1.2.5. Giai đoạn 5: Tiếp xúc và hỗ trợ cho 1 trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh bằng phương pháp tham vấn cá nhân
Mục đích: Hỗ trợ cho người phụ nữ bị TCSS (thân chủ) hiểu rõ vấn đề của họ và đồng thời giải t a những cảm xúc âm tính. Trong giai đo n này chúng tôi c n đặt ra mục đích mô tả 1 trường hợp điển hình người phụ nữ bị TC sau sinh.
Nguyên tắc tiếp cận: Phương pháp đăt ra nhằm tiếp cận và hỗ trợ thân chủ là tham vấn cá nhân, do vậy khi thực hiện phương pháp này chúng tôi đã tuân thủ theo một số nguyên tắc được đặt ra trong tham vấn cá nhân, gồm:
- Nguyên tắc tôn trọng sự tham gia của thân chủ
- Nguyên tắc đ o đức của nghề tham vấn: Giữ bí mật cho khách thể, tôn trọng quyền tự quyết và chấp nhận thân chủ.
Phương pháp: Giới thiệu rõ cho khách thể về quy trình, mục tiêu của các buổi làm việc
- Đánh giá thực tr ng TC và nhu cầu của khách thể khi tham gia vào quá trình hỗ trợ
- Thảo luận các ho t động hỗ trợ với khách thể với tinh thần tông trọng quyền tự quyết và quyền tham gia của khách thể
- Lượng giá quá trình hỗ trợ cho khách thể
Thời gian trợ giúp: Quá trình trợ giúp được tiến hành trong 4 buổi (1 buổi/
tuần). Buổi đầu tiên kéo dài trong 2 giờ và 3 buổi sau kéo dài 1 giờ/ buổi.
Nội dung của mỗi buổi tham vấn
Buổi 1: Mục tiêu là thiết lập mối quan hệ với thân chủ và tìm ra những biểu hiện điển hình của TCSS thông qua tr chuyện lâm sàng.
Buổi 2: Mục tiêu là khám phá vấn đề, xác định những yếu tố liên quan đến TC ở thân chủ.
Buổi 3: Mục tiêu là thay đổi nhận thức sai lệch của thân chủ và hướng thân chủ đến giải pháp cải thiện chất lượng các mối quan hệ
Buổi 4: Lượng giá và tiếp tục củng cố
62
3.1.2.6. Giai đoạn 6: Phân tích kết quả nghiên cứu
Mục đích: Xử lý số liệu và sắp xếp kết quả xử lý theo bố cục đề cương báo cáo đã đề ra.
Nội dung: Dựa vào kết quả nghiên cứu lý luận, mục đích và nội dung của chương 3 (kết quả nghiên cứu thực tiễn) được chia làm 6 phần chính như sau:
Phần 1: Mức độ TC và biểu hiện TC ở phụ nữ sau sinh
Phần 2: Tương quan giữa kiểu nhận thức của người phụ nữ và TC sau sinh Phần 3: Tương quan giữa đặc điểm nhân cách của người phụ nữ và TC sau sinh Phần 4: Tương quan giữa đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với TC sau sinh
Phần 5: Tương quan giữa một số yếu tố xã hội của người phụ nữ với TC sau sinh Phần 6: Phân tích trường hợp và các kỹ năng được sử dụng trong quá trình hỗ trợ cho thân chủ.
Thời gian: Từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2015
Trên thực tế, các giai đo n tổ chức nghiên cứu không tách rời nhau, tùy vào điều kiện/ hoàn cảnh của quá trình khảo sát mà đôi khi là nối tiếp hoặc lồng ghép với nhau.