Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán
Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán
Tổ chức hoàn tất kết quả kiểm toán
Tổ chức
lập kế hoạch kiểm toán
• Mục đích của việc lập kế hoạch
• Nội dung cơ bản cần được thể hiện trong kế hoạch
• Yêu cầu của việc lập kế hoạch
• Tác dụng của việc lập kế hoạch
• Sản phẩm của việc lập kế hoạch
Tổ chức
lập kế hoạch kiểm toán
• Mục đích của việc lập kế hoạch
• Trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành đúng thời gian, có chất lượng và hiệu quả.
• Trợ giúp cho việc kiểm tra hoạt động kiểm toán
Tổ chức
lập kế hoạch kiểm toán
• Nội dung cơ bản cần được thể hiện trong kế hoạch
• Những thông tin cần được kiểm toán viên thu thập
• Mục đích kiểm toán BCTC nói chung và từng bộ phận nói riêng
• Mức độ trọng yếu và rủi ro
• Nội dung và phạm vi cần kiểm toán
• Phương pháp và thủ tục kiểm toán
• Thời gian, nhân sự và chi phí kiểm toán
• Các điều kiện phục vụ cho việc kiểm toán
• Yêu cầu của việc lập kế hoạch
• KHKT phải được lập riêng cho từng cuộc kiểm toán
• KHKT đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn
• KTV phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm toán
• KHKT sẽ thay đổi theo quy mô, tính chất phức tạp cũng như kinh nghiệm và sự hiểu biết của KTV
• Tác dụng của việc lập kế hoạch
Kế hoạch kiểm toán càng khoa học, càng sát thực, càng chặt chẽ, đầy đủ, chi tiết, cụ thể thì hiệu quả và chất lượng kiểm toán càng cao. Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ giúp KTV, cụ thể:
Tổ chức
lập kế hoạch kiểm toán
Tác dụng của KHKT
- Xác định được các vấn đề trọng tâm cần chú ý những điểm mấu chốt, quan trọng kiểm toán và khái quát hiết các khía cạnh trọng yếu, rủi ro của một cuộc kiểm toán, những bộ phận có thể rủi ro, những vấn đề cần được nhận biết để tránh sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng.
- Giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiều trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.
- Xác định được thời gian, biên chế, chi phí, nội dung, phương pháp kiểm toán cần thiết.
Tác dụng của KHKT
- Sử dụng các trợ lý một cách có hiệu quả: phối hợp giữa các kiểm toán viên với nhau, hạn chế sai sót, bất đồng, chồng chéo trùng lắp. Sử dụng hiệu quả tư liệu của các chuyên gia hay kiểm toán viên khác.
- Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán hạn chế những bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm pháp lý của mỗi bên.
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Sản phẩm của KHKT
- Kế hoạch chiến lược
- Kế hoạch chi tiết
- Chương trình kiểm toán
Kế hoạch chiến lược
- Khái niệm
- Tính chất bắt buộc
- Nội dung chủ yếu
- Người lập
- Điều kiện lập
- Tác dụng
- Các khía cạnh cần tìm hiểu để lập KHCL
- Phương pháp để tìm hiểm những khía cạnh đó
Khái niệm
Theo chuẩn mực 300- Lập kế hoạch: Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của một cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
-> Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán
Tính chất bắt buộc
- Không mang tính chất bắt buộc
Nội dung chủ yếu
- Tóm tắt những thông tin vê cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng.
- Những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng….
- Đáng giá ban đầu về Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện.
- Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán.
- Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết, như: Chuyên gia pháp luật; Chuyên gia kỹ thuật; Kiểm toán viên nội bộ; Kiểm toán viên khác;
các chuyên gia chuyên ngành khác….
- Một số các điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan cần thiết, đi lại, chỗ ăn nghỉ, xử lý quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan trước trong và sau kiểm toán …….
Người lập
Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán hoặc những Kiểm toán viên cao cấp hơn lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt.
Điều kiện lập
+ Quy mô lớn: Cuộc kiểm toán lớn về qui mô là cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tổng hợp (hoặc báo cáo tài chính hợp nhất) của Tổng Công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh.
+ Tính chất phức tạp: Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm.
+ Địa bàn rộng: Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh ở nước ngoài.
+ Kiểm toán BCTC của nhiều năm: Kiểm toán BCTC nhiều năm là khi công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm
Tác dụng
Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán.