Quy định về các biện pháp nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Trang 26 - 41)

PHẦN I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN MỘT SỐ NƯỚC 3 1. Khái niệm về rửa tiền và các khái niệm liên quan đến hoạt động rửa tiền của các nước

4. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền

4.1 Quy định về các biện pháp nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng

IV. Điều 16.

Nhận dạng chủ tài khoản 16. (1) Định chế báo cáo

(a) Phải duy trì tài khoản bằng tên của người chủ tài khoản; và (b) Không mở, hoạt động hoặc duy trì bất kỳ tài khoản nặc danh nào hoặc bất kỳ tài khoản với tên giả, hoặc không chính xác.

(2) Định chế báo cáo phải-

(a) Thẩm định, bằng các phương tiện đáng tin cậy, nhận dạng, trụ sở, năng lực pháp lý, nghề nghiệp hoặc mục đích kinh doanh của bất kỳ người nào, cũng như các thông tin nhận dạng khác về người này, anh ta là khách hàng thường xuyên hay khách hàng vãng lai, thông qua việc sử dụng các tài liệu như chứng minh thư, hộ chiếu, giấy khai sinh, bằng lái xe hoặc các giấy tờ thành lập khác hoặc bất kỳ tài liệu riêng tư hoặc chính thức nào khác, khi thiết lập hoặc thực hiện

quan hệ kinh doanh, cụ thể khi mở tài khoản mới hoặc sổ tiền gửi ngân hàng, tiến hành giao dịch ủy thác, thuê két quỹ an toàn hoặc thực hiện bất kỳ giao dịch tiền mặt nào có giá trị vượt quá giá trị do cơ quan chức năng quy định; và

(b) Bao gồm các thông tin có trong hồ sơ lưu giữ.

(3) Định chế báo cáo phải thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập và lưu giữ các thông tin về nhận dạng thực của chủ thể mà nhân danh chủ thể này tài khoản được mở hoặc một giao dịch được thực hiện nếu có nghi ngờ rằng chủ thể này không hoạt động với danh nghĩa của chính mình, đặc biệt trong trường hợp một chủ thể không thực hiện bất kỳ hoạt động thương mại, tài chính hoặc công nghiệp nào ở quốc gia khác nơi chủ thể này có trụ sở.

(4) Với mục đích của phần này, “chủ thể” sẽ bao gồm bất kỳ chủ thể nào là chủ thể được chỉ định, đại lý, thụ hưởng hoặc người chủ liên quan đến một giao dịch.

Mở tài khoản bằng tên giả

18. (1) Không ai được mở, quản lý hoặc được phép mở hoặc quản lý đối với một tài khoản tại định chế báo cáo bằng tên giả hoặc tên không đúng.

(2) Khi một chủ thể thường được biết với hai hoặc nhiều các tên khác nhau, chủ thể đó không sử dụng một trong những cái tên đó để mở tài khoản trừ khi chủ thể này trước kia đã công bố (nhiều) tên khác đến định chế báo cáo.

(3) Khi một chủ thể đang sử dụng một tên cụ thể khi làm việc với định chế báo cáo công bố về một hoặc nhiều các tên khác mà chủ thể này thường được biết đến, thì định chế báo cáo phải lưu giữ việc công bố này và căn cứ vào yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chức năng, cung cấp cho cơ quan chức năng bản copy hồ sơ này.

(4) Đối với mục đích của phần này

(a) Chủ thể mở tài khoản bằng tên giả nếu chủ thể, đứng tên mở tài khoản, hoặc trở thành một bên của tài khoản, sử dụng tên ngoài tên mà chủ thể đó thường được biết đến;

(b) Chủ thể quản lý tài khoản bằng tên giả nếu chủ thể đó thực hiện bất kỳ hành động nào hoặc việc gì liên quan đến tài khoản đó (thông qua việc gửi tiền hoặc rút tiền hoặc liên hệ với định chế tài chính liên quan hoặc bằng bất kỳ cách nào khác) và, khi thực hiện những hành động này, chủ thể đó đã sử dụng một tên ngoài tên mà thông thường chủ thể đó được biết đến; và

(c) Một tài khoản sử dụng tên giả nếu tài khoản đó được mở bằng tên giả dù trước hay sau thời gian có hiệu lực của Đạo luật này.

(5) Bất kỳ chủ thể nào vi phạm phần này là phạm tội và chịu một khoản phạt không vượt quá 1 triệu ringgit hoặc bị phạt tù không quá 1 năm hoặc chịu cả hai chế tài xử phạt này.

Inđônêsia Phần II – Điều 17.

Điều 17

(1) Bất kì ai tham gia quan hệ kinh doanh với một nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải cung cấp thông tin cá nhân một cách đầy đủ và chính xác bằng cách điền vào một mẫu đơn do Nhà cung cấp Dịch vụ Tài chính cung cấp liên quan tới mục đích đó và phải đính kèm các tài liệu phụ trợ được yêu cầu.

(2) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải xác nhận xem những người sử dụng dịch vụ của họ thực hiện hoạt động cho bản thân họ hay cho người khác.

(3) Trong trường hợp những người sử dụng dịch vụ tài chính thực hiện hoạt động cho một bên khác, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải yêu cầu thông tin cá nhân và các văn bản phụ trợ từ bên đó.

(4) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính là ngân hàng phải yêu cầu thông tin cá nhân và các văn bản phụ trợ từ người sử dụng dịch vụ theo quy định của các luật.

(5) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải duy trì số liệu và văn bản có liên quan tới thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong tối thiểu 5 năm kể từ ngày quan hệ kinh doanh với người sử dụng đã kết thúc.

Trung Quốc

Phần III Điều 16 Điều 21.

Điều 16 : Phù hợp với qui định của pháp luật, một tổ chức tài chính sẽ lập ra hệ thống nhận dạng danh tính của các khách hàng.

Khi thiết lập quan hệ kinh doanh với một khách hàng, hoặc cung cấp cho khách hàng một dịch vụ tài chính như gửi tiền mặt, chuyển tiền mặt, thanh toán tiền mặt cho một giấy xác nhận nợ mà vượt quá số lượng qui định, tổ chức tài chính phải yêu cầu khách hàng trình bằng chứng chứng minh danh tính hoặc các tài liệu xác minh khác, và cũng phải xác thực và lưu trữ lại.

Nếu một người đại diện cho một khách hàng giải quyết các vấn đề thì tổ chức tài chính phải chứng thực và lưu giữ lại bằng chứng xác minh hoặc các tài liệu xác minh danh tính khác của cả người chính và người được ủy quyền.

Trường hợp bảo hiểm cá nhân, tín dụng hoặc các hình thức giao dịch khác với khách hàng, mà người được hưởng lợi không phải là chính khách hàng, tổ chức tài chính sẽ phải chứng thực thêm và giữ lại bằng chứng xác minh hoặc các tài liệu xác minh danh tính khác của người được hưởng lợi.

Một tổ chức tài chính có thể không cung cấp dịch vụ, hoặc thực hiện giao dịch với các khách hàng không biết rõ danh tính, hoặc từ chối mở tài khoản giả, mạo danh cho họ.

Nếu một tổ chức tài chính có những nghi vấn về tính trung thực, hiệu lực và đầy đủ của thông tin về danh tính trước khi nhận được từ khác hàng, tổ chức này có thể chứng thực lại danh tính của khách hàng.

Dù một đơn vị hoặc một cá nhân thiết lập giao dịch với một tổ chức tài chính hoặc yêu cầu tổ chức này cung cấp cho họ một dịch vụ đã từng cung cấp, người này sẽ phải trình bằng chứng xác minh hoặc các tài liệu xác minh danh tính khác.

Điều 17 : Nếu tổ chức tài chính xác thực danh tính của một khách hàng qua bên thứ ba, tổ chức này phải đảm bảo rằng bên thứ ba thự hiện các biện pháp xác minh phù hợp với yêu cầu. Nếu bên thứ ba không áp dụng thành công biện pháp xác minh thì tổ chức tài chính sẽ phải chịu trách nhiệm thự hiện nghĩa vụ xác minh này.

Điều 18 : Khi xác minh danh tính của khách hàng, nếu tổ chức tài chính cho rằng cần thiết, có thể xác thực các thông tin về danh tính liên quan của khách hàng với cơ quan an ninh công cộng, công nghiệp và thương mại hoặc các phòng ban khác.

Điều 19 Một tổ chức tài chính sẽ phải, phù hợp với qui định của pháp luật, thiết lập một hệ thống lưu giữ thông tin danh tính và trao đổi hồ sơ của khách hàng.

Nếu có sự thay đổi về thông tin danh tính của khách hàng khi giao dịch với khách hàng đó vẫn tồn tại, thông tin về danh tính của khách hàng sẽ được cập nhật kịp thời.

Khi tổ chức tài chính bị phá sản và giải thể, thông tin về danh tính của khách hàng và việc trao đổi thông tin sẽ được chuyển giao cho tổ chức được chỉ định bởi Ban nói trên ở Hội đồng nhà nước.

Điều 20 : Một tổ chức tài chính thực hiện hệ thống báo cáo về các giao dịch lớn và có nghi vấn phù hợp với các qui định của pháp luật.

Nếu một giao dịch đơn lẻ hoặc tổng số giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian đặc biệt thực hiện bởi tổ chức tài chính vượt quá số lượng qui định, hoặc nếu tổ chức tài chính phát hiện ra các giao dịch đáng ngờ, tổ chức này sẽ phải báo cáo kịp thời tới trung tâm thông tin chống rửa tiền.

Điều 21 : Các biện pháp đặc biệt để thiết lập hệ thống nhận dạng danh tính khách hàng và hệ thống lưu giữ và chuyển giao hồ sơ thông tin về danh tính của khách hàng của các tổ chức tài chính sẽ được đưa ra bởi Ban chống rửa tiền phối hợp cùng các tổ chức có liên quan của Hội đồng nhà nước.Các biên pháp đặc biệt để báo cáo về giao dịch lớn và đáng nghi của các tổ chức tài chinhsex được đưa ra bởi Ban chống rửa

tiền của Hội đồng nhà nước.

Đan Mạch

Phần 4 Phần 4

Thẩm định khách hàng

11. Các doanh nghiệp và những người nêu tại luật này sẽ phải thường xuyên yêu cầu khách hàng tự chứng minh danh tính, nếu thấy nghi vấn một giao dịch có liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc rửa tiền thuộc nghĩa vụ phải báo cáo theo qui định tại điều 7.

Điều tiết mối quan hệ với khách hàng

12.-(1) Các doanh nghiệp và những người được nêu trong luật này sẽ phải tìm hiểu về khách hàng của họ theo qui định từ khoản 2 đến 8, và phải yêu cầu khách hàng này cung cấp chứng minh danh tính khi thực hiện giao dịch với khách hàng này bao gồm việc mở một tài khoản hoặc một tài khoản bảo đảm.

(2) Nếu khách hàng là một thể nhân, chứng minh danh tính phải khai tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân (CPR number) hoặc các tài liệu tươngng tự nếu người được hỏi không có số chứng minh thư nhân dân

(3) Nếu khách hàng là một doanh nghiệp, thì chứng minh danh tính phải khai tên, địa chỉ, số đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương tự nếu doanh nghiệp không có số đăng ký kinh doanh. Các bước hợp lý phải được tiến hành để chắc chắn rằng chủ sở hữu của doanh nghiệp, ban kiểm soát và chủ sở hữu hưởng lợi từ doanh nghiệp được xác thực, đối chiếu so sánh với điều 21(1), số 2.

(4) Phải thu thập thông tin về mục đích của khách hàng đối với giao dịch và phạm vi mong đợi.

(5) Quan hệ khách hàng phải được theo dõi thường xuyên. Các giao dịch thực hiện trong thời gian của quan hệ này phải được theo dõi để đảm bảo rằng các giao dịch đó được tiến hành phù hợp với mức độ hiểu biết của doanh nghiệp hoặc cá nhân về khách hàng đó và hồ sơ kinh doanh cũng như rủi ro của khách hàng đó, bao gồm, nếu cần thiết, nguồn gốc của quĩ. Các tài liệu, dữ liệu và các thông tin khác về khách hàng phải được cập nhật thường xuyên.

(6) Trong trường hợp có nghi vấn về tính chính xác hoặc tính phù hợp của dữ liệu về danh tính khách hàng , chứng minh danh tính mới phải được xuất trình theo qui định tại khoản (2) và khoản (3)

(7) Các doanh nghiệp và những người được nêu ở luật này có thể tiến hành thủ tục xác thực theo khoản từ (1) đến (5) trên cơ sở ước tính rủi ro, phụ thuộc vào rủi ro liên quan đến khách hàng là cá nhân hoặc đến mối quan hệ làm ăn, sản phẩm hoặc giao dịch. Doanh nghiệp hoặc cá

nhân sẽ phải chứng minh cho cơ quan điều tra thấy việc làm đúng theo luật rằng việc điều tra là thích hợp đối với nguy cơ có liên hệ với rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.

(8) Đối với mối quan hệ khách hàng được thiết lập trước ngày luật này có hiệu lực và các thông tin nêu tại khoản từ (1) đến (5) không tồn tại, chứng minh danh tính và việc thu thập các thông tin theo khoản từ (1) đến (5) được tiến hành trong thời gian thích hợp và trên cơ sở các ước tính về rủi ro.

13.-(1) Thủ tục xác thực theo khoản 12 phải được hoàn thành cùng với việc thiết lập quan hệ với khách hàng và không muộn hơn thời điểm thực hiện giao dịch. Nếu thấy cần thiết để không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện bình thường của hoạt động kinh doanh, thủ tục xác thực này có thể, trên cơ sở những ước tinh rủi ro, hoàn thành ngay lập tức sau khi thiết lập quan hệ với khách hàng. Trong trường hợp nêu tại đoạn 2, thủ tục xác thực sẽ phải hoản thành càng sớm càng tốt sau lần hẹn đầu tiên với khách hàng.

(2) Nếu các chứng minh danh tính không được tiến hành theo qui định của điều 12 từ (1) đến (4), mối quan hệ khách hàng thường xuyên hoặc các giao dịch làm ăn không được thiết lập và các giao dịch không được thực hiện cho khách hàng này. Cùng thời điểm này, doanh nghiệp sẽ phải kiểm tra bất chấp thông báo đã tiến hành theo qui định tại điều 7.

(3) Ngoại trừ khoản (1), các công ty bảo hiểm nhân thọ và quĩ trợ cấp có thể tiến hành xác minh danh tính khách hàng sau khi thiết lập quan hệ với khách hàng này. Chứng minh danh tính sẽ được tiến hành ngay hoặc trước thời điểm trả tiền trợ cấp hoặc vào thời điểm người thụ hưởng thực hiện các quyền theo qui định.

(4) Khoản (2), đoạn 1 không áp dụng cho các luật sư nếu chắc chắn về địa vị pháp lý của khách hàng hoặc bảo vệ hoặc đại diện cho khách hàng này trong suốt hoặc liên quan đến thủ tục tố tụng, bao gồm đưa ra tư vấn về viêc thiết lập hoặc tránh các thủ tục . Những người và doanh nghiệp nêu tại đoạn 1, có thể được miễn trừ khỏi các yêu cầu tại khoản (2), đoạn 1 đối với đối tượng như luật sư tư vấn.

Khách hàng không thường xuyên

14.-(1) Đối với những khách hàng chỉ có một giao dịch ( khách hàng không thường xuyên) thì doanh nghiệp và những người nêu tại luật này sẽ phải đáp ứng các yêu cầu tại điều 12(1) đến (4) và điều 13 cho mỗi giao dịch mà tổng số tiền lên đến 100,000 krone đan mạch hoặc hơn.

Các yêu cầu đối với chứng minh danh tính được áp dụng bất chấp giao dịch được thực hiện bởi một hoặc nhiều hoạt động liên quan.

(2) Nếu giá trị của giao dịch không được biết vào thời điểm bắt đầu giao dịch, chứng minh danh tính phải được yêu cầu ngay khi có nghi vấn của doanh nghiệp về giao dịch liên quan đến một trong những

trường hợp nêu tại khoản (1) Các giao dịch cho bên thứ ba

15. Nếu một doanh nghiệp hoặc người nêu tại luật này biết hoặc có nghi vấn về một người khác là người thụ thưởng, doanh nghiệp và cá nhân phải đề nghị chứng minh danh tính của ngưởi thụ hưởng này theo qui định tại điều 12.

Dịch vụ chuyển tiền

16.-(1) Các qui định về thông tin kèm theo các dịch vụ chuyển tiền phải được qui định tại Qui chế của Hội đồng về thông tin của người chuyển tiền kèm theo việc chuyển giao tiền, so sánh đối chiếu với khoản (2) và (3).

(2) Qui chế không áp dụng cho dịch vụ chuyển tiền liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ khi:

1) Tổng giá trị không vượt quá 1,000 euros

2) Người cung cấp dịch vụ thanh toán của người nhận tiền được qui định bởi luật này, và

3) Người cung cấp dịch vụ thanh toán của người nhận tiền, bằng việc sử dụng số tham chiếu duy nhất, có thể xác định pháp nhân hay thể nhân mà cùng với người này người nhận trả tiền dồng ý chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ.

(3) Yêu cầu thông tin kèm theo việc chuyển tiền, so sánh đối chiếu với điều 5 của Qui chế, không áp dụng đối với việc chuyển tiền cho các tổ chức từ thiện mà tổng số tiền không vượt quá 150 euros, nếu việc chuyển tiền được thực hiện trong lãnh thổ Đan Mạch và tổ chức này có nghĩa vụ làm báo cáo tài chính và phải được kiểm toán, thực hiện thông qua kế toán nhà nước hoặc kế toán hành nghề đã đăng ký, hoặc là đối tượng của việc giám sát của cơ quan nhà nước.

(4) Miễn trừ theo khoản (3) đối với tổ chức đã đăng ký với Cơ quan giám sát tài chính Đan Mạch (Danish FSA) và tuân thủ các yêu cầu về báo cáo tài chính, cũng như kiểm toán ngoài hoặc giám sát của cơ quan nhà nước. Tổ chức này cũng sẽ phải cung cấp thong tin về những cá nhân nắm quyền quản lý cao nhất hoặc nếu không thì những người giám sát tổ chức. Mọi sự thay đổi nêu tại câu 1 và câu 2 đều phải báo cáo cho Cơ quan giám sát tài chính Đan Mạch (Danish FSA).

Thông tin từ bên thứ 3

17.-(1) Các doanh nghiệp và những người được qui định ở luật này có thể nhận thông tin về danh tính của khách hàng theo qui định tại điều 12 từ khoản (1) đến (4) nếu thông tin này do bên môi giới bảo hiểm cung cấp, so sánh đối chiếu với điều 2, mục 1 của Luật môi giới bảo hiểm ; do một công ty bảo hiểm, so sánh đối chiếu với điều 5, mục 1

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)