Nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ các báo cáo

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Trang 41 - 53)

PHẦN I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN MỘT SỐ NƯỚC 3 1. Khái niệm về rửa tiền và các khái niệm liên quan đến hoạt động rửa tiền của các nước

4. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền

4.2 Nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ các báo cáo

Malaysia Phần IV Điều 13 Điều 14.

Các định chế báo cáo lưu giữ hồ sơ

13. (1) Một định chế báo cáo phải lưu giữ hồ sơ về bất kỳ một giao dịch nào có liên quan đến nội tệ hoặc ngoại tệ có giá trị vượt quá giá trị đã được cơ quan chức năng quy định.

(2) Hồ sơ lưu giữ được đề cập trong phần (1) ở trên sẽ được lưu giữ theo mẫu do cơ quan chức năng quy định.

(3) Hồ sơ lưu giữ, đã được đề cập trong phần (1), đối với mỗi giao dịch bao gồm những thông tin sau:

(a) Nhận dạng và địa chỉ của người có tên trong giao dịch được thực hiện;

(b) Nhận dạng và địa chỉ của người thụ hưởng hoặc người mà

nhân danh người này thực hiện giao dịch, nếu thích hợp;

(c) Nhận dạng của các tài khoản có liên quan đến giao dịch, nếu cần;

(d) Loại giao dịch như gửi tiền, rút tiền, đổi tiền, đổi séc thành tiền mặt, lệnh chuyển tiền, mua bán séc ngân hàng hoặc lệnh chuyển tiền hoặc các thanh toán khác hoặc chuyển tiền khác được thực hiện bởi, hoặc thông qua hoặc đến định chế báo cáo này;

(e) Nhận dạng của định chế báo cáo khi giao dịch diễn ra; và (f) Ngày, thời gian và giá trị giao dịch,

và cũng sẽ bao gồm các thông tin khác khi cơ quan chức năng quy định bằng văn bản.

(4) Đối với mục đích của phần này, các giao dịch tiền mặt bằng nội tệ hoặc ngoại tệ phức tạp, khi cộng tổng, có giá trị vượt quá giá trị do cơ quan chức năng quy định căn cứ vào phần (1) sẽ được xem xét như một giao dịch đơn lẻ nếu những giao dịch này được thực hiện bởi hoặc với danh nghĩa của bất kỳ người nào trong bất kỳ một ngày nào hoặc trong khoảng thời gian khác theo quy định của cơ quan chức năng.

Các định chế báo cáo thực hiện báo cáo

14. Định chế báo cáo phải nhanh chóng báo cáo đến cơ quan chức năng bất kỳ giao dịch nào-

(a) Có giá trị vượt quá giá trị được cơ quan chức năng quy định theo phần 13(1); và

∗ (b) Khi nhận dạng của các chủ thể liên quan, chính giao dịch đó hoặc bất kỳ tình huống nào khác của giao dịch làm cho nhân viên của định chế báo cáo có căn cứ để nghi ngờ rằng giao dịch đó liên quan đến tài sản của hoạt động bất hợp pháp.

Inđônesia Điều 13 Điều 16.

Điều 13

(1) Nhà cung cấp các Dịch vụ Tài chính có nghĩa vụ trình các báo cáo lên PPATK theo quy định ở Chương V về các vấn đề sau:

a. Giao dịch tài chính đáng ngờ;

b. Các giao dịch tài chính được thực hiện bằng tiền mặt tới tổn số tiền 500 triệu Rp trở lên hoặc với số tiền tương đương (với đơn vị tiền tệ khác), thực hiện trong một hay nhiều gia dịch trong 1 ngày.

(1a) Tổng số tiền mặt mà giao dịch tài chính có thể báo cáo được theo quy định của đoạn (1) phần b có thể bị thay đổi theo Quyết định của       

∗ LƯU Ý: Bộ trưởng viện dẫn đoạn 14(b) và phần 20 và 24 của đạo luật về các định chế thực hiện hoạt

Chủ tịch PPATK.

(2) Các báo cáo về giao dịch tài chính đáng ngờ theo quy định của đoạn 1, phần a phải được trình lên chậm nhất là 3 ngày làm việc sau khi Nhà cung cấp Dịch vụ tài chính biết rằng có yếu tố giao dịch đáng ngờ.

(3) Các báo cáo về giao dịch tài chính theo quy định trong đoạn 1 phần b phải được trình lên chậm nhất là sau 14 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch có liên quan được thực hiện.

(4) Nghĩa vụ báo cáo theo quy định của đoạn 1, phần b không thể được áp dụng miễn trừ giao dịch.

(5) Các giao dịch miễn trừ yêu cầu báo cáo, theo quy định của đoạn (4) phải bao gồm các giao dịch liên ngân hàng, giao dịch với chính phủ, giao dịch với ngân hàng Trung ương, trả lương, trả lương hưu, và các giao dịch khác theo Quy định của Chủ tịch PPATK hay do Nhà cung cấp dịch vụ Tài chính có liên quan yêu cầu và được sự chấp thuận của PPATK.

(6) Các nhà cung cấp Dịch vụ tài chính sẽ buộc phải chuẩn bị và duy trì danh sách Giao dịch được miễn trừ theo quy định của đoạn (4).

(6a) Các nhà cung cấp Dịch vụ tài chính được miễn việc chuẩn bị và duy trì danh sách giao dịch theo quy định trong đoạn (6) trong thời hạn 1 năm sau khi việc miễn trừ được thực hiện.

(7) Các điều khoản về hình thức, thể loại và thủ tục trình báo cáo theo đoạn (1) phải được quy định kĩ hơn trong quyết định của Chủ tịch PPATK.

Điều 14

Việc tiến hành nghĩa vụ báo cáo của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vốn là các ngân hàng sẽ được miễn trừ khỏi các quy định về bảo mật ngân hàng theo như quy định của các luật về bảo mật ngân hàng.

Điều 15

Không có hành vi dân sự hay hình sự nào được phép thực hiện với các Nhà cung cấp dịch vụ tài chính, cán bộ và người lãnh đạo của họ trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định trong điều 13.

Điều 16

(1) Bất kì ai mang số tiền 100 triệu Rp bằng tiền mặt trở lên vào hay ra khỏi lãnh thổ Cộng hòa Indonesia hoặc mang số tiền tương đương với đơn vị tiền tệ khác, phải báo cáo lên Tổng giám đốc Hải quan và Thuế.

(2) Tổng Giám đốc Hải quan và Thuế phải báo cáo thông tin nhận được lên PPATK theo quy định của đoạn (1) trong vòng 5 ngày làm việc.

(3) Tổng Giám đốc Hải quan và Thuế phải báo cáo PPATK chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi họ nhận thấy những vi phạm quy định trong đoạn (1).

(4) Các báo cáo theo quy định trong đoạn (1) phải bao gồm các chi tiết về nhận dạng của người báo cáo.

(5) Khi cần thiết, PPATK có thể yêu cầu thông tin bổ sung từ Tổng Giám đốc Hải quan và Thuế về số tiền 100 triệu Rp trở lên, hoặc số tiền có giá trị tương đương (khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác), được bất kỳ ai mang vào hay ra khỏi lãnh thổ Cộng hòa Indonesia.

Hàn Quốc

Điều 4. Điều 4. (Báo cáo của các Tổ chức tài chính)

(1) Các tổ chức tài chính phải lập tức báo cáo tới Ủy viên các trường hợp rơi vào một trong các trường hợp sau đây theo quy định của Nghị định Tổng thống:

5. Trong các trường hợp khi có các bằng chứng hợp lý nghi ngờ rằng tài sản nhận được trong giao dịch tài chính là bất hợp pháp, hoặc khách hàng thực hiện giao dịch tài chính có liên quan tới các hoạt động rửa tiền, miễn là số lượng của từng giao dịch tài chính vượt quá mức trần theo quy định của Nghị định Tổng thống;

5. Trong trường hợp khi có các bằng chứng hợp lý nghi ngờ rằng khách hàng đang cấu trúc các giao dịch tài chính với mục đích trốn tránh khoản 1, miễn là tổng số các giao dịch cấu trúc vượt quá mức trần theo Nghị định Tổng thống được nhắc tới trong khoản 1; hoặc

5. Trong trường hợp các tổ chức tài chính trình lên các báo cáo tới các cơ quan thi hành luật có thẩm quyền theo quy định của Điều 5 (1) Luật POCA.

(2) Ngay cả khi các tài sản nhận được trong các giao dịch tài chính dưới trần theo Nghị định theo khoản (1) điểm 1 hoặc 2 (tổng số các trường hợp trong khoản (1) điểm 2), các tổ chức tài chính có thể báo cáo lên Ủy viên nếu có những bằng chứng hợp lý để nghi ngờ rằng các tài sản đó là bất hợp pháp hoặc giao dịch của khách hàng có liên quan tới các hoạt động rửa tiền.

(3) Trong trường hợp các tổ chức tài chính trình các báo cáo theo khoản (1) và (2) phía trên, họ phải đưa ra các bằng chứng thích đáng cho nghi vấn của mình.

(4) Trong trường hợp các tổ chức tài chính trình các báo cáo theo khoản (1) hay (2) phía trên, họ được yêu cầu giữ các tài liệu cho từng báo cáo như sau trong vòng 5 năm kể từ ngày trên báo cáo theo Nghị định Tổng thống:

1. Các ghi chép ghi rõ tên thật của khách hàng.

2. Các ghi chép về giao dịch tài chính trình lên theo quy định của khỏan (1) hoặc (2).

3. Các hồ sơ của tổ chức tài chính chỉ ra các bằng chứng xác đáng cho các nghi vấn của họ.

(5) Trong khi phân tích các báo cáo do tổ chức tài chính nộp lên theo (1) hoặc (2), Ủy viên có quyền tiếp cận hay sao lại, nếu cần thiết, các hồ sơ thích hợp do các tổ chức giữ lại theo (4), nhằm kiểm tra xem các báo cáo trình lên các tổ chức tài chính có đạt các yêu cầu của từng đoạn.

(6) Trong các trường hợp người lao động làm việc cho các tổ chức tài chính phải trình hoặc đã trình các báo cáo theo quy định của (1) và (2), họ không được phép tiết lộ các thông tin đó cho khách hàng đã thực hiện các giao dịch đó hay những người có liên quan.

(7) Các tổ chức tài chính trình báo cáo theo (1) hoặc (2) không phải chịu bất kì trách nhiệm gì trong việc bồi thường các thiệt hại của khách hàng mà các giao dịch của họ có liên quan tới từng báo cáo, trừ các trường hợp báo cáo sai được trình lên một cách cố tình hay do những sơ suất đáng kể của các tổ chức tài chính.

Đan Mạch

Phần III.

Phần 3

Điều tra và nghĩa vụ báo cáo

6.-(1) Các doanh nghiệp và những người được liệt kê trong luật này phải chú ý tới các hoạt động của khách hàng mà bản chất của hoạt động này được xem như là tham gia vào hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố. Điều này đặc biệt áp dụng cho giao dịch phức tạp hoặc lớn bất thường và cho tất cả kiểu giao dịch bất thường có liên quan đến khách hàng này.

(2) Mục đích của các giao dịch nói đến tại khoản (1) sẽ nhanh chóng được điều tra. Kết quả điều tra sẽ được ghi lại và lưu giữ, so sánh với điều 23.

7. (1) Nếu có nghi vấn về giao dịch của khách hàng hoặc qua xét hỏi cho thấy là hoặc có liên hệ với hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố, các doanh nghiệp và những người nêu tại luật này sẽ điều tra về giao dịch đó hoặc xét hỏi kĩ hơn. Nếu nghi vấn liên quan đến tội phạm mà hình phạt trên 1 năm tù và nghi vấn này không thể chối cãi,

thì phải thông báo ngay cho Công tố viên phụ trách các tội phạm kinh tế nghiêm trọng.

(2) Trường hợp có những nghi vấn được nêu tại khoản 1, thành viên của đoàn luật sư Đan Mạch và công ty luật có thể thông báo cho Ban thư ký của đơn vị này để ngay lập tức thông báo cho Công tố viên phụ trách các tội phạm kinh tế nghiêm trọng nếu nhận thấy không biết nghi vấn này có thuộc loại phải báo cáo theo khoản (1).

(3) Nếu nghi vấn có liên quan đến rửa tiền, và một giao dịch chưa được thực hiện thì giao dịch đó sẽ bị đình chỉ cho đến khi có thông báo theo khoản (1). Nếu thông báo được tiến hành theo khoản (2), giao dịch sẽ bị đình chỉ đến khi Đoàn luật sư Đan Mạch và công ty luật gửi thông báo đó đến Công tố viên phụ trách các tội phạm kinh tế nghiêm trọng hoặc chứng thực rằng, theo ước tính, thông báo đó sẽ được gửi đến.

Nếu việc thực hiện một giao dịch không bị cấm hoặc nếu nó có khả năng gây ảnh hưởng tới điều tra, thông báo sẽ được chuyển đi sau khi thực hiện, đối chiếu so sánh với khoản (4).

(4) Nếu nghi vấn liên quan đến tài trợ khủng bố, các giao dịch từ tài khoản hoặc từ người đang thẩm vấn chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của Công tố viên phụ trách các tội phạm kinh tế nghiêm trọng. Công tố viên phụ trách các tội phạm kinh tế nghiêm trọng sẽ quyết định, sớm nhất có thể và không muộn hơn ngày ngân hàng tiến hành kiểm tra sau khi nhận được thông báo, kể cả khi việc tịch thu được tiến hành.

(5) Cảnh sát có thể, theo qui định của Luật quản lý ngành tư pháp, yêu cầu bất kỳ thông tin gì cần thiết cho điều tra trong trường hợp đối với các doanh nghiệp và những người được qui định trong luật này.

8.-(1) Các luật sư được miễn trừ nghĩa vụ báo cáo về thông tin họ nhận được từ hoặc của một trong những khách hàng của họ, trong quá trình xác định địa vị pháp lý cho khách hàng của họ hoặc thực hiện nhiệm vụ bảo vê hoặc đại diện pháp lý cho họ, bao gồm tư vấn để thiết lập hoặc tránh các thủ tục tố tụng. Điều luật này còn áp dụng bất kể đã nhận được thông tin trước đó, trong suốt hoặc sau thủ tục tố tụng đó hoặc có liên quan đến địa vị pháp lý biết chắc chắn cho khách hàng.

(2) Những người và các doanh nghiệp nói đến ở điều 1(1), từ số 13 đến số 17, khi yêu cầu luật sư tư vấn trước, trong, và sau thủ tục tố tụng hoặc để củng cố địa vị pháp lý của khách hàng, sẽ được miễn trừ khỏi nghĩa vụ trình các thông tin cho luật sư của họ, đối chiếu so sánh với khoản 1.

(3) Các khoản (1) và (2) cũng sẽ được áp dụng cho các trường hợp bị đưa ra Tòa án thuế quốc gia Đan Mạch và cho những trường hợp đưa ra Trọng tài thương mại . Khi đại điện cho khách hàng trước Tòa án thuế quốc gia Đan Mạch, luật sư có thể được miễn trừ nghĩa vụ phải cung cấp thông tin nêu tại luật này.

(4) Các khoản (1) và (2) sẽ không được áp dụng nếu người trợ giúp được trả tiền với mục đích rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, hoặc nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân biết rằng khách hàng của họ đang tìm kiếm người trợ giúp với ý định rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.

9. Nếu cơ quan giám sát tài chính Đan Mạch (Danish FSA) hoặc Đại diện thương mại và các doanh nghiệp Đan Mạch biết về các trường hợp có liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố phải làm báo cáo theo điều 7, cơ quan này sẽ phải thông báo cho Công tố viên chịu trách nhiệm về tội phạm kinh tế nghiêm trọng về vấn đề này.

10. Nếu Cơ quan giám sát tài chính Đan Mạch(Danish FSA), theo gợi ý của tổ chức chống rửa tiền (FATF),đưa ra các qui định đặc biệt hơn về nhiệm vụ của các doanh nghiệp và của những người nêu ở điều 1, yêu cầu họ phải cung cấp thông tin một cách có hệ thống cho Công tố viên phụ trách các tội phạm kinh tế nghiêm trọng liên quan đến các giao dịch tài chính giữa các nước không liên kết chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Liên quan đến điều này, Cơ quan giám sát tài chính Đan Mạch có thể qui định thông báo được thực hiện một cách có hệ thống kể cả không có một nghi vấn nào phát sinh.

Na – uy Điều 7. Điều 7. Nghĩa vụ điều tra và báo cáo

Nếu chủ thể có nghĩa vụ báo cáo nghi ngờ rằng một giao dịch có liên hệ với tài sản có được từ phạm tội hoặc với tội phạm nêu tại điều 147a hoặc 147b Luật hình sự, các cuộc điều tra được tiến hành để khẳng định hoặc xóa bỏ nghi vấn này. Nghĩa vụ này cũng được áp dụng đối với các nhân viên của chủ thể có nghĩa vụ báo cáo.

Nếu các cuộc điều tra không xóa bỏ được nghi vấn, chủ thể có nghĩa vụ báo cáo tự mình thông báo các các dữ liệu đã có liên quan đến giao dịch bị tra hỏi và các vấn đề bị nghi vấn tới Cơ quan Nhà Nước Điều tra và Tiến hành khởi tố đối với các Tội phạm Kinh tế và Môi trường của Na uy (ỉ KOKRIM). Chủ thể cú nghĩa vụ bỏo cỏo và cỏc nhõn viờn phải cung cấp cho cơ quan này các dữ liệu cần thiết liên quan đến giao dịch và nghi vấn trên.

Các khách hàng hoặc bên thứ ba sẽ không được biết dữ liệu được cung cấp cho cơ quan trên.

Thuỵ Điển

Điều 9 Điều 10

Điều 9.Doanh nghiệp sẽ kiểm tra bất kỳ giao dịch nào có căn cứ cho rằng cấu thành hành vi rửa tiền.

Doanh nghiệp phải báo cáo bất kỳ trường hợp nào có dấu hiệu rửa tiền cho Cục Cảnh sát quốc gia hoặc cơ quan cảnh sát khác của Chính phủ. Khi đã báo cáo, doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm thông tin kết hợp với việc điều tra rửa tiền nếu các cơ quan yêu cầu.

Một khi thông tin đã được cung cấp bởi một cam kết như đoạn 2, công ty nêu tại mục 2, đoạn 1 cũng phải cung cấp các thông tin như

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN CỦA MỘT SỐ NƯỚC (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)