PHẦN I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CHỐNG RỬA TIỀN MỘT SỐ NƯỚC 3 1. Khái niệm về rửa tiền và các khái niệm liên quan đến hoạt động rửa tiền của các nước
5. Hợp tác quốc tế
5.1 Hỗ trợ pháp lý đa phương
sia
Điều 44 Điều 44
(1) Trong quá trình phòng chống và bài trừ tội phạm rửa tiền, việc hỗ trợ pháp lý song phương cần phải được tiến hành với các nước khác thông qua các diễn đàn song phương hay đa phương theo quy định của các luật.
(2) Hỗ trợ pháp lý song phương theo quy định ở đoạn (1) chỉ có thể được tiến hành trong trường hợp một nước ngoài có liên quan ký thỏa thuận hỗ trợ pháp lý song phương với Chính phủ Cộng hòa Indonesia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
(3) Yêu cầu hỗ trợ pháp lý song phương từ nước ngoài hay ra nước ngoài phải được trình lên hoặc được Bộ trưởng chịu trách nhiệm về pháp luật trình lên.
(4) Bộ trưởng có quyền từ chối yêu cầu hỗ trợ pháp lý song phương từ nước ngoài trong trường hợp các hành vi do nhà nước có yêu cầu đè nghị cản trở quyền lợi của quốc gia, yêu cầu chỉ liên quan tới việc khởi tố một tội phạm chính trị hay chỉ dựa trên cơ sở chủng tộc, tôn giáo, tộc người, quốc tịch hay các ý kiến chính trị.
Điều 44A
(1) Hỗ trợ pháp lý song phương theo Điều 44 bao gồm các yếu tố sau:
a. Thu thập bằng chứng và lời khai quan trọng của một người, bao gồm việc thi hành thư thẩm tra;
b. Cung cấp bằng chứng quan trọng dưới dạng văn bản và các hồ sơ khác;
c. Nhận dạng và xác định vị trí người;
d. Chấp hành lệnh tìm kiếm và thu thập bằng chứng quan trọng;
e. Tìm kiếm, đóng băng và thu hồi hoa lợi từ tội phạm;
f. Đạt được thỏa thuận của các cá nhân nhằm chứng tỏ hay hỗ trợ việc điều tra ở nhà nước có yêu cầu;
g. Sự hỗ trợ khác thuân thủ các mục đích hỗ trợ pháp lý song phương đảm bảo tính hợp pháp.
(2) Trong việc đảm bảo hỗ trợ pháp lý song phương theo đoạn (1), Bộ trưởng phụ trách pháp luật có quyền hướng dẫn cho một cán bộ được ủy quyền tiến hành các chức năng của Cảnh sát như tìm kiếm, đóng băng, thu hồi, điều tra văn bản, thu thập tài liệu hay tiến hành các hoạt động khác đều phải tuân thủ các thủ tục quy định trong Luật Tố tụng hình sự và Luật này.
Bằng chứng quan trọng, bản tường trình, tài liệu hay các ghi chép khác theo quy định của đoạn (1) phải tạo ra bằng chứng hợp pháp trong các phiên tòa về rửa tiền theo quy định của luật được áp dụng khác.
Thái Lan
Chương II – Điều
6.2.1
Chương II – Yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương
Điều 6.2.1 Mục đích phải yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương
Trên cơ sở ứng dụng của một nước ngoài, yêu cầu việc hỗ trợ pháp lý đa phương trong rửa tiền và tài trợ khủng bố sẽ được thực hiện nhằm phù hợp với các nguyên tắc được đưa ra trong Phần Hợp tác quốc tế này. Hỗ trợ pháp lý đa phương có thể bao gồm những nội dung cụ thể sau:
- Thu thập được bằng chứng hay các tuyên bố từ các cá nhân;
- Hỗ trợ trong việc bắt giữ những người có liên quan, những nhân chứng tự nguyện hay các vấn đề khác tạo điều kiện cho cơ quan xét xử của quốc gia yêu cầu nhằm đưa ra được bằng chứng hay hỗ trợ việc điều tra;
- Hỗ trợ về các tài liệu pháp lý;
- Thực hiện việc tìm kiếm và tịch thu;
- Giám sát mục tiêu và các địa điểm;
- Cung cấp thông tin, các vấn đề liên quan đến bằng chứng và đánh giá chuyên môn;
- Cung cấp bản gốc hay các bản sao có đóng dấu xác nhận đối với các tài liệu thích hợp và hồ sơ lưu, kể cả hồ sơ lưu của chính phủ, ngân hàng, tài chính, doanh nghiệp;
- Nhận biết thông tin, xác định hay lần theo dấu vết các tài sản từ phạm tội, các quỹ hay tài sản hoặc các phương tiện hay các vật khác cho mục đích tịch thu hay làm bằng chứng;
- Tịch thu tài sản;
- Thực hiện cá biện pháp phong tỏa và các biện pháp tạm thời khác;
- Bất kỳ hình thức hỗ trợ pháp lý đa phương khác mà không mâu thuẫn với các luật trong nước của (tên nước thông qua luật này)
Điều 6.2.2. Từ chối thực hiện các yêu cầu:
(1) Một yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương có thể bị từ chối trong trường hợp:
a) yêu cầu đó không được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật của quốc gia yêu cầu, nếu nó không được chuyển theo quy định của pháp luật hoặc các nội dung của nó không phù hợp với Điều 6.4.3;
b) việc thực hiện nó có khả năng làm tổn thương đến pháp luật và trật tự, chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc các lợi ích cần thiết khác của [tên quốc gia thông qua luật];
c) hành vi phạm tội mà nó liên quan là đối tượng của tố tụng hình sự hoặc đã là chủ đề của bản án cuối cùng trong lãnh thổ của [tên quốc gia thông qua luật];
d) có căn cứ hợp lý để tin rằng những biện pháp hoặc lệnh được gửi đi hướng vào cá nhân chỉ duy nhất dựa vào các đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, quan điểm chính trị, giới tính hoặc tình trạng hôn nhân trên tài khoản của người đó.
e) nếu hành vi pham tội nêu trong yêu cầu không được cung cấp theo quy định pháp luật của [tên quốc gia thông qua luật] hoặc không các các nhận dạng phổ biến đối với hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật [tên quốc gia thông qua luật]; tuy nhiên, hỗ trợ sẽ được công nhận nếu nó không có những biện pháp cưỡng chế;
[Tùy chọn: f) Nếu, theo quy định của pháp luật của [tên quốc gia thông qua luật] các biện pháp được yêu cầu, hoặc bất kỳ các biện pháp có hiệu lực tương tự khác không cho phép hoặc nếu họ không được sử dụng đối với hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu;
g) Nếu các biện pháp yêu cầu không thể được chỉ dẫn hoặc thực hiện vì lý do thời hiệu áp dụng luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật của [tên quốc gia thông qua luật] hoặc theo luật Nhà nước yêu cầu;
h) Nếu quyết định có thực hiện được yêu cầu không có hiệu lực theo quy định của pháp luật của [tên quốc gia thông qua luật];
i) Nếu quyết định nước ngoài trả lại đã được ban hành trong điều kiện không đủ khả năng bảo vệ với các quyền của bị đơn.]
(2) Không có yêu cầu cho hỗ trợ pháp lý đa phương sẽ bị từ chối trên cơ sở, hoặc phải, các điều kiện hạn chế quá mức.
(3) Các quy định bí mật hoặc bảo mật ngân hàng ràng buộc và các định chế tài chính khác không thể gọi là căn cứ để từ chối thực hiện theo yêu cầu.
(4) Không được từ chối sự hỗ trợ chỉ dựa trên cơ sở hành vi phạm tội được coi là liên quan đến vấn đề về tài chính.
(5) Quyết định của tòa án liên quan đến yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương có thể bị kháng cáo. 3
(6) Cơ quan có thẩm quyền của [tên của quốc gia thông qua luật] sẽ nhanh chóng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài của các cơ sở (the grounds) của việc từ chối thực hiện yêu cầu.
Điều 6.2.3 Các yêu cầu đối với các biện pháp/phương pháp điều tra.
Các phương pháp điều tra sẽ phải được đảm bảo phù hợp với luật pháp của [tên của quốc gia thông qua luật] trừ trường hợp cơ quan nước ngoài có thẩm quyền yêu cầu một thủ tục riêng biệt nhưng không trái với các luật lệ trên.
Cơ quan nước ngoài có thẩm quyền có thể ủy quyền một công chức tham gia vào việc thực hiện các phương pháp/ biện pháp này.
Điều 6.2.4 Các yêu cầu đối với các biện pháp/ phương pháp tạm thời Các biện pháp tạm thời được yêu cầu bởi Nhà nước sẽ phải đảm bảo tuân thủ theo [Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc các luật được áp dụng khác]. Nếu yêu cầu được quy định trong các điều khoản chung thì các biện pháp phù hợp nhất được quy định trong luật sẽ được áp dụng.
Nếu [Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc các luật được áp dụng khác] không quy định các biện pháp được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có thể thay thế bằng các biện pháp được quy định trong luật mà kết quả của các biện pháp này tương đương/gần giống nhất với các phương pháp/ biện pháp được yêu cầu.
Các quy định có liên quan tới việc bổ xung các biện pháp tạm thời được đề cập tại đoạn (3) điều 5.1.1 của luật này có thể áp dụng được. Trước khi bổ xung các biện pháp tạm thời được áp dụng thì quốc gia yêu cầu nên được thông báo về việc bổ xung đó.
Điều 6.2.7 Các cuộc điều tra chung
[Cơ quan chức năng của quốc gia thông qua luật này] có thể tham gia vào các hiệp định hoặc thỏa thuận song phương hoặc đa phương, liên quan đến các vấn đề là đối tượng của các cuộc điều tra hoặc tố tụng tại một hoặc nhiều quốc gia, nhằm thành lập đội điều tra chung và thực hiện các cuộc điều tra chung. Trong trường hợp không có các hiệp định hay thỏa thuận này, các cuộc điều tra chung có thể được thực hiện dựa trên cơ sở của từng trường hợp.
Trung Quốc
Điều 27 Điều 27 : Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ tham gia hợp tác quốc tế chống rửa tiền phù hợp với các thỏa ước quốc tế mà nước này đã ký hoặc gia nhập phù hợp với nguyên tắc có đi có lại.
Điều 28 : Ban chống rửa tiền của Hội đồng nhà nước sẽ thay mặt chính
3 Quốc gia nên xác định các loại quyết định bị kháng cáo
phủ Trung quốc tham gia vào hoạt động hợp tác chống rửa tiền với chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế và trao đổi các thông tin và giữ liệu liên quan đến chống trửa tiền với các tổ chức chống rửa tiền nước ngoài phù hợp với pháp luật.
Điều 29 : Tổ chức tư pháp có trách nhiệm xử lý các yêu cầu hỗ trợ tư pháp để chống lại tội phạm rửa tiền phù hợp với luật pháp liên quan.
Ukraina Điều 15 Điều 15. Nguyên tắc của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng và kháng cự của hợp pháp hoá (rửa) của tiền và tài trợ khủng bố Hợp tác quốc tế để phòng ngừa và kháng cự (rửa) của tiền và tài trợ khủng bố được thực hiện theo các thủ tục thành lập bởi Công ước về rửa, Search, Thu giữ và tịch thu tiền thu được từ tội phạm (995 029) (1990 ), các điều ước quốc tế khác của Ukraine, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Từ chối hoặc trì hoãn thực hiện yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống và sự kháng cự của việc hợp pháp hoá (rửa) của tiền và tài trợ khủng bố được thực hiện trên cơ sở và thực hiện do các quy định của Công ước về rửa tiền, Thu giữ, tìm kiếm, và Tịch thu số tiền thu được từ tội phạm (1990) (995 029).
Nga Điều 10. Trao đổi thông tin và hỗ trợ pháp lý
Các nhà cầm quyền Nhà nước LB Nga thực hiện những hoạt động có liên quan tới việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, tuân thủ các thỏa thuận quốc tế của LB Nga, phải tiến hành hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia khác trên các lĩnh vực thu thập thông tin, điều tra sơ bộ, tranh tụng và thi hành bản án.
Cơ quan có thẩm quyền và các nhà cầm quyền LB tiến hành các hoạt động có liên quan tới phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, phải trình lên thông tin thích hợp tới các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi họ có yêu cầu hay ý kiến riêng, theo quy định về thủ tục và thỏa thuận quốc tế của LB Nga.
Việc chuyển giao thông tin có liên quan tới việc tiết lộ, hủy bỏ và tịch thu nguồn thu nhập bằng con đường phạm tội sẽ được cung cấp khi có yêu cầu của một cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, miễn là thông tin ấy được sử dụng sau quá trình việc xử lí sơ bộ của các nhà cầm quyền LB Nga, những người cung cấp thông tin vì mục đích không được nói rõ khi điều tra.
Các nhà cầm quyền LB Nga phải chuyển các cuộc điều tra tới các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài khi cung cấp các thông tin cần thiết và đưa ra các câu trả lời cho các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền này theo thủ tục quy định trong các thỏa thuận quốc tế của LB Nga.
Theo các thỏa thuận quốc tế của LB Nga và các luật LB, các nhà
cầm quyền LB tiến hành các hoạt động liên quan tới việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, phải giải quyết các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài trong khả năng của họ về việc tịch thu thu nhập do phạm tội và tài trợ khủng bố, bắt đầu các thủ tục tố tụng nhất định đối với việc tiết lộ thông tin nguồn thu nhập bất hợp pháp và tài trợ khủng bố, áp dụng tịch thu tài sản, thu hồi tài sản, thực hiện thủ tục kiểm tra, thẩm vấn đối tượng bị tình nghi, bị cáo, nhân chứng, nạn nhân và những người khác, việc tìm kiếm, thu hồi, chuyển các bằng chứng quan trọng, áp dụng hình phạt thu hồi tài sản, chuyển giao và gửi các văn bản.
Chi phí liên quan tới việc thực hiện các yêu cầu trên sẽ được đền bù theo quy định của các thỏa thuận quốc tế mà LB Nga có tham gia.