3.1. Nhận xét 3.1.1. Ưu điểm:
Công ty CP lai dắt & vận tải Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuổi đời còn trẻ, mới hình thành, tồn tại và phát triển, nên trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp gặp không ít khó khăn như trình độ quản lý, thị trường chưa có...Tuy vậy doanh nghiệp đã từng bước thâm nhập thị trường, năng động, sáng tạo, đoàn kết tìm ra phương hướng kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà doanh nghiệp đạt được không phải không có những tồn tại, những yếu điểm cần khắc phục.
3.1.2. Nhược điểm :
- Công tác khai thác phương tiện chưa sử dụng hết hiệu suất của phương tiện,nhất là việc khai thác hàng vận chuyển 2 chiều;
- Các khoản chi phí còn cao và có xu hướng gia tăng nhanh: chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp còn rất cao, điều này làm suy giảm lợi nhuận của công ty
- Đội ngũ thị trường chưa phát triển, chưa chuyên môn hóa trên các lĩnh vực,nhất là việc phát triển đội ngũ kinh doanh phát triển thương mại chưa có, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, vừa khai thác vận tải, vừa phát triển thị trường thương mại...
- Mặt khác do trong năm 2014 thì nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới đã gặp nhiều khó khăn,làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên lợi nhuận của công ty đã giảm đi so với năm 2013
3.2. Phương hướng trong thời gian tới:
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, doanh thu liên tục tăng trưởng, thu nhập của người lao động luôn được cải thiện, phát triển toàn diện, vững chắc, thực hiện tốt mục tiêu: “ Chất lượng dịch vụ là sự tồn tại và phát triển của Công ty”, để giữ vững vị thế đơn vị chủ lực chiếm 70% trở lên thì phần lai dắt, hỗ trợ tàu biển, bốc xếp bằng cần trục nổi tại Hải Phòng, mở rộng dịch vụ vận tải hàng hóa bằng phương tiện thủy.
- Tiếp tục đầu tư phát triển con người, hướng đến chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa.
- Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm . - Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm .
- Mở rộng đầu tư kinh doanh sang ngành nghề mới như cho thuê văn phòng, dịch vụ du lịch, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ quản lý kho bãi;
- Mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh - Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh .
- Đầu tư về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty -Tăng cường hoạt động marketing,mở rộng thị trường nâng cao thị phần...
3.2.2. Các biện pháp
- Xây dựng phần mềm quản lý thuyền viên.
- Xây dựng các quy chế quản lý, kiểm soát, kiểm định chất lượng độc lập để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng đào tạo chuyên môn đối với tất cả các cơ sở đào tạo, huấn luyện.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo sỹ quan thuyền viên không qua cấp đào tạo đại học.
- Tăng cường phối hợp và gắn kết giữa đơn vị sử dụng thuyền viên với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để bảo đảm nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý : đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn hóa từng phòng ban, từng khu vực để tạo ra một khối thống nhất hoàn chỉnh gọn nhẹ trong công tác quản lý phù hợp với yêu cầu công việc, đáp ứng đòi hỏi của thị trường;
- Ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề truyền thống cần đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí quản lí doanh nghiệp
Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận là việc các doanh nghiệp, các công ty luôn suy nghĩ để phát triển doanh nghiệp, công ty mình.
+ Chi phí quản lý là loại chi phí gián tiếp, rất khó quản lý. Vì vậy biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lòng từ ban giám đốc đến toàn thể cán bộ công nhân
viên phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất. Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp quản lý và sử dụng điện thoại, điện văn phòng, văn phòng phẩm, sử dụng nước công cộng như sau:
+ Khoán mức sử dụng cho từng bộ phận, phòng ban và từng cá nhân đang giữ chức vụ theo chức năng công việc cụ thể của từng phòng và từng cá nhân để sử dụng.
+ Quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện, internet tránh tình trạng nhân viên lãng phí điện và internet sử dụng vào việc riêng. Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn công ty, phòng ban nào có ý thức tiết kiệm sẽ được tuyên dương và được khen thưởng, ngược lại sẽ bị nhắc nhở trước toàn công ty.
Về khoản chi phí giao dịch thì Công ty cần xác định số tiền cho mỗi cuộc giao dịch, tránh tình trạng chi thừa, tiết kiệm tối đa các khoản không cần thiết.
-Giảm khoản phải thu.
+Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tài sản ngắn hạn và đang có xu hướng tăng.
+Giảm khoản phải thu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Ngoài ra:
+Khi ký kết hợp đồng mua bán công ty cần tìm hiểu khả năng thanh toán của bên mua.
+Đối với những khách hàng nợ quá hạn, có tư tưởng trầy bửa trong việc thanh toán thì cần có biện pháp cứng rắn như là việc tạm dừng cung cấp hàng, tính lãi suất cao với những khoản nợ quá hạn.
-Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
- Tiến hành phân loại máy móc thiết bị của công ty theo các nhóm sau:
+ Nhóm 1: là những thiết bị máy móc có khả năng phục hồi và sửa chữa. Đối với nhóm này công ty nên có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp cải tiến kĩ thuật trong nội bộ công ty nhằm khôi phục và nâng cao giá trị sử dụng. Phương pháp này không cần tập trung quá nhiều vốn, không làm thay đổi đột ngột công nghệ hiện tại.
+ Nhóm 2: là những thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, giá trị sử dụng không còn cao, công ty cần lên kế hoạch thanh lý vừa để thu hồi vùa để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư mới vừa giảm bớt chi phí quản lý sửa chữa.
+ Nhóm 3: những thiết bị máy móc còn thiếu công ty nên lập kế hoạch thuê,mua.
─> Nâng cao chất lượng máy móc thiết bị tạo điều kiện cho công ty có thể quản lý, sử dụng máy móc hợp lý. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.