PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC TÂN LONG
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC TÂN
2.2.3. Phân tích thực trạng quy trình tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực được thực hiện theo quy trình tuyển dụng gồm 7 bước như sau:
Hình 2: Sơ đồ quy trình tuyển dụng của công ty 2.2.3.1 Định danh công việc cần tuyển dụng
Định danh công việc cần tuyển dụng
Định danh công việc cần tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng Thông báo tuyển dụng
Thu nhận và xử lý hồ sơ Thu nhận và xử lý hồ sơ
Tổ chức thi tuyển Tổ chức thi tuyển
Đánh giá ứng viên Đánh giá ứng viên
Quyết định tuyển dụng Quyết định tuyển dụng
Hội nhập ứng viên mới Hội nhập ứng viên mới
Định danh công việc cần tuyển dụng là quá trình xác định đúng nhu cầu nhân lực cần tuyển của doanh nghiệp. Người làm công việc này cần phải xác định rõ các yếu tố sau:
Tuyển nhân lực cho vị trí nào?
Tuyển bao nhiêu người?
Những người được tuyển phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Khi nào thì cần người?
Có nghĩa là người làm công tác tuyển dụng cần phải hoạch định rõ những công việc mà người đảm nhận vị trí cần tuyển phải làm, cũng như những mối quan hệ và những đức tính, phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt nhất những công việc trên. Đồng thời, người làm công tác tuyển dụng cần biết rõ ràng họ cần có đúng số lượng, loại nhân lực ở các vị trí công việc không, yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực như thế nào.
Xác định chất lượng nhân lực hay chính là những yêu cầu cần có của nhân lực, được thể hiện thông qua bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.
Bản mô tả công việc là bản mô tả cụ thể công việc mà người đảm nhận chức danh phải thực hiện trong quá trình làm việc, bao gồm các nội dung chính sau: nhận diện công việc; mô tả thực chất công việc; quyền hạn của người thực hiện công việc; tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc.
Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê tất cả những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc. Những yếu tố chính thường đề cập đến trong bản tiêu chuẩn công việc là : trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khác có liên quan đến công việc; kinh nghiệm công tác, tuổi đời, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình; các đặc điểm cá nhân liên quan đến công việc.
2.2.3.2 Thông báo tuyển dụng
Mục đích của bước thông báo tuyển dụng là thu hút được nhiều nhất ứng viên từ các nguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mong muốn. Để đạt được mục tiêu này, công việc cần tiến hành ba bước: thiết kế thông báo; xác định đích cần thông tin; triển khai thông báo thông tin tuyển dụng.
Thiết kế nội dung và hình thức thông báo là bước quan trọng để đảm bảo thu hút sự quan tâm của các ứng viên. Trong các thông báo cần cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết tất cả các thông tin cần thiết. Đối với công việc này, doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê chuyên gia.
Tùy từng công việc khác nhau mà doanh nghiệp tiến hành xác định nguồn tuyển nhân lực phù hợp.
Các hình thức thông báo tuyển dụng:
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Niêm yết các bản thông báo tại trụ sở chính, nơi đông người qua lại.
Gửi thông báo đến các trường đào tạo chuyên ngành nhờ giới thiệu các ứng viên phù hợp tiêu chuẩn cần tuyển.
Kết hợp với các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm để thông báo, tìm kiếm và thu hút các ứng viên phù hợp.
Thông báo trên mạng Internet 2.2.3.3 Thu nhận và xử lý hồ sơ
Thu nhận và xử lý hồ sơ nhằm kiểm tra sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứng viên tham gia tuyển dụng, đồng thời cũng loại bỏ những ứng viên không đủ hoặc không phù hợp để cắt giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp và cho cả ứng viên.
Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại chi tiết để tiện cho việc sử dụng sau này. Đồng thời, mỗi tổ chức, doanh nghiệp có thể hình thành mẫu hồ sơ riêng cho từng loại ứng viên vào các chức vụ, công việc khác nhau.
Việc nghiên cứu và xử lý hồ sơ nhằm loại bỏ các ứng viên không đáp ứng yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Khâu này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp có số lượng lớn ứng viên dự thi.
Nghiên cứu hồ sơ của ứng viên được bắt đầu bằng việc nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân và đơn xin việc, so sánh với bản tiêu chuẩn công việc cần tuyển dụng để đảm bảo ứng viên phù hợp với yêu cầu.
2.2.3.4 Tổ chức thi tuyển
Mục đích của thi tuyển là để lựa chọn được nhân lực tốt nhất có thể đảm nhận công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Thi tuyển có thể được
tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc từng loại công việc và chức danh cần tuyển dụng. Thi tuyển có thể bằng hình thức thi viết, thi vấn đáp hoặc kết hợp cả hai với những nội dung công việc phù hợp.
Thi viết được áp dụng chủ yếu với các nội dung kiến thức đánh giá trình độ của các ứng viên về các lĩnh vực khác nhau. Thi viết dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm.
Thi vấn đáp được tổ chức thông qua phỏng vấn các ứng viên . 2.2.3.5 Đánh giá các ứng viên
Sau khi sàng lọc, loại bỏ hồ sơ, các ứng viên sẽ tiếp tục thi tuyển. Sau đó, nhà quản trị sẽ đánh giá các ứng viên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Sau khi thi tuyển, doanh nghiệp, người làm công tác tuyển dụng sẽ có rất nhiều thông tin đa dạng về từng ứng viên và cùng các thông tin đó, doanh nghiệp, người làm công tác tuyển dụng sẽ có các “cảm xúc và ấn tượng” khác nhau về mỗi ứng viên. Do vậy, doanh nghiệp, người làm công tác tuyển dụng cần phải rất khách quan trong việc so sánh, lựa chọn giữa các ứng viên và các tiêu chuẩn tuyển chọn. Có thể dùng phương pháp cho điểm theo từng tiêu thức để lựa chọn các ứng viên thích hợp. Một số tiêu thức thường được sử dụng như:
Tiêu thức 1: Trình độ học vấn
Tiêu thức 2: Kinh nghiệm nghề nghiệp Tiêu thức 3: Kỹ năng ứng xử
Tiêu thức 4: Động cơ thúc đẩy Tiêu thức 5: Nhận thức khác
…
2.2.3.6 Quyết định tuyển dụng
Mọi bước trong quá trình tuyển dụng đều quan trọng, nhưng bước quan trọng nhất vẫn là ra quyết định tuyển dụng hoặc lọai bỏ ứng viên. Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển dụng, doanh nghiệp, người làm công tác tuyển dụng cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt về ứng viên.
Cách thức ra quyết định tuyển dụng cũng ảnh hưởng tới mức độ chính xác của tuyển dụng. Thường có hai kiểu ra quyết định tuyển dụng. Đó là:
Ra quyết định kiểu đơn giản.
Ra quyết định kiểu thống kê cho điểm.
2.2.3.7 Hội nhập ứng viên mới
Hội nhập ứng viên mới giúp cho người được tuyển dụng nhanh chóng tiếp cận công việc và hòa nhập với tập thể. Những nhân viên tuyển từ nguồn bên ngoài doanh nghiệp sẽ được hội nhập với môi tường doanh nghiệp và công việc của doanh nghệp.
Hội nhập với doanh nghiệp
Khi mới được nhận vào làm việc, nhân viên mới sẽ được giới thiệu với người phụ trách và đồng nghiệp. Doanh nghiệp sẽ thực hiện hình thức hướng dẫn về công việc và giới thiệu về doanh nghiệp cho nhân viên bằng cách giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển, các giá trị văn hóa tinh thần, các truyền thống tốt đẹp …
Hội nhập công việc
Việc hội nhập nhân viên mới vào môi trường làm việc của doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới áp dụng, nhân viên mới thường được giao nhiều công việc nhằm mục đích: tạo cơ hội cho nhân viên mới thử sức và bộc lộ tất cả các khả năng của mình trên cơ sở có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người đi trước; làm cho họ bộc lộ hết điểm yếu, nhược điểm, từ đó làm họ dẹp đi tính tự mãn, làm xuất hiện ở họ sự mạnh dạn, làm nảy nở trong lòng họ nhu cầu giúp đỡ người khác…
*. Nhận xét về hoạt động tuyển dụng tại Công ty:
- Về chi phí tuyển dụng: Chi phí này dường như không tốn quá nhiều vì nguồn tuyển dụng bên ngoài của Công ty chủ yếu thông qua các trường đào tạo và các trung tâm đào tạo và chỉ dừng lại ở việc đặt mối quan hệ thân quen để nhờ họ truyền đạt thông tin tuyển dụng của Công ty tới những sinh viên sắp tốt nghiệp
trong trường, chứ chưa đầu tư chi phí vào tuyển dụng tại các trường này. Đây là một chiến lược có thể tiết kiệm chi phí cho Công ty.
- Một hạn chế nữa trong thực hiện tuyển dụng tại Công ty là thông báo tuyển dụng với nội dung sơ sài, chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa đạt được hiệu quả thu hút đối với những người tiếp nhận thông tin. Cho nên cần có sự sửa đổi trong nội dung của thông báo tuyển dụng.