Hiện trạng môi trường chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang

2.3.1. Khái niệm về chất thải

" Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường". Hay nói các khác thì chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người chủ hoặc người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ.

- Chất thải thường được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, tại hộ gia đình, tại các cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn...

2.3.2. Khái niệm về chất thải rắn

- Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị loại thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.

- Phần lớn chất thải là ở thể rắn và ở khắp mọi nơi xung quanh ta như gạch, đá, xi măng, vôi, vữa, giấy, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn...

- Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, cattong, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ... và các chất vô cơ như: thuỷ tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát...

2.3.3. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố Tuyên Quang gồm:

- Các hộ gia đình, khu chung cư, tập thể.

- Từ các chợ, khu thương mại, buôn bán, các khách sạn, nhà hàng.

- Các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn thành phố.

- Các cơ sở y tế...

2.3.4. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị

* Tại khu vực các phường nội thành

Khu vực nội thành là nơi tập trung dân cư tương đối cao cộng với sự đa dạng của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nơi tập trung các khu chợ lớn nhỏ, các dịch vụ phát triển... Người dân đô thị có mức sống cao hơn khu vực nông thôn, họ tham gia chủ yếu vào hoạt động buôn bán, kinh doanh.

Nguồn phát sinh chất thải của khu vực này chủ yếu là từ các hộ gia đình, chung cư, tập thể, từ các hoạt động thương mại, các cơ quan, tổ chức...

- Rác thải từ các hộ gia đình, chung cư, tập thể phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như vỏ hoa quả, cơm rau thực phẩm thừa. Ngoài ra còn các loại rác thải khác như bìa cáctông, vải vụn, da, chai lọ thuỷ tinh, gỗ vụn, kim loại, tro, lá cây, các chất thải đặc biệt như đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện ắc quy hỏng... Tuy nhiên các loại rác thải đặc biệt này chiếm một lượng rất nhỏ và chúng không phát sinh thường xuyên.

- Rác thải từ hoạt động thương mại bao gồm: giấy các tông, nhựa, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ tinh phát sinh từ các chợ có thành phần rất phức tạp và không được thu gom thường xuyên nên gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống xung quanh khu , chai lọ, kim loại, các loại rác đặc biệt (dầu, mỡ, lốp xe...), ngoài ra có thể còn có các chất thải độc hại (pin, hoá chất, ắc quy...). Nguồn phát sinh chất thải thương mại chủ yếu từ các chợ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, chai lọ, giấy các loại. Riêng chất thải vực chợ, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan khu vực.

Tuỳ theo sự phát triển của đô thị mà lượng rác thải phát sinh khác nhau và thành phần rác cũng khác nhau phụ thuộc vào mức sống của người dân từng khu vực. Tại những khu vực có dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển hơn thì lượng rác được tạo ra nhiều hơn và thành phần đa dạng hơn.

Theo điều tra thực tế trung bình một hộ gia đinh trong một phường của thanh pho có 4 người với lượng rác thải trung bình là 1,2kg/hộ/ngày

Tương đương với lượng rác thải :

4,8kg/hộ/ngày/4 người= 1.2kg/người/ngày Như vậy, lượng rác trung bình của 7 phường là :

1,2kg/người/ngày x 54578 người = 65,493tấn/ngày

* Tại khu vực các xã ngoại thành

Nguồn phát sinh chất thải rắn khu vực nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ (lá cây, rau cỏ...), các loại giấy, nilon, thuỷ tinh có với lượng nhỏ.

Các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, phân gia súc, túi, bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây... Các loại phân gia súc, gia cầm đã được ủ làm phân bón, tuy nhiên phân gia súc, gia cầm thả dông hầu như chưa được thu gom làm ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt; Rơm rạ được người dân tận dụng cho việc đun nấu trong gia đình;

Các loại túi, bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không được người nông dân thu gom lại, chúng được thải bỏ trực tiếp xuống các mương máng, đồng ruộng làm ô nhiễm nguồn nước, đất cũng như môi trường không khí.

Theo điều tra thực địa trung bình một hộ gia đinh trong một xã của thành phố có 4 người với lượng rác thải trung bình là 1.8kg/hộ/ngày

Tương đương với lượng rác thải :

1.8kg/hộ/ngày/4 người= 0,44kg/người/ngày Như vậy, lượng rác trung bình của 6 xã là :

0,44kg/người/ngày x 37,468 người = 16.5tấn/ngày

Như vậy, ta có thể tổng hợp lượng rác thải của người dân trong một ngày như sau

Bảng 5: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại một hộ gia đình Thành phố Tuyên Quang

ĐVT: kg TT Nguồn CTR Rác thải sinh hoạt hộ gia đình/ngày

1 Phường nội thành 4,8

2 Xã ngoại thành 1,8

Trung bình 3,3

Tổng 6,6

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w