Giải pháp giảm thiểu, quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.5. Giải pháp giảm thiểu, quản lý chất thải rắn

a. Giải pháp về quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý CTR từ đó định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải lồng ghép với các nội dung về bảo vệ môi trường.

- Xây dung quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của công tác quản lý CT và những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện.

b. Tạo khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn Hoạt động tái chế chất thải đã giảm thiểu được một lượng lớn chất thải cần phải xử lý. Hầu hết chất thải tái chế đều là chất thải khó phân huỷ hoặc không phân huỷ như nilon, chai lọ thuỷ tinh, các loại vật liệu PP, PE, ...

Các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải được nhà nước ưu tiên khuyến khích đầu tư.

Tuy nhiên cũng cần quản lý tốt các cơ sở tái chế vì thực tế các cơ sở này đều là các cơ sở thủ công với công nghệ lạc hậu và là một trong những cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

c. Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, cưỡng chế

Thành phố Tuyên Quang cần phải coi việc giải quyết các vấn đề về rác thải là vấn đề ưu tiên. Lượng rác thải ngày càng nhiều và đa dạng vì vậy nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý là rất cần thiết. Xây dung các cơ sở dữ liệu về cất thải rắn để có thể sử dụng trong các quá trình quy hoạch và phổ biến thông tin cho cộng đồng.

2.5.2. Nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải

Các chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền giáo dục cho người lớn mà nên dành cho cả học sinh, sinh viên ở các trường

học. Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về quản lý chất thải ở trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải rắn cho cộng đồng. Các nhóm cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm trong việc thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và quản lý hệ thống thu gom với mức kinh phí hỗ trợ nhất định từ phía cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội hoá công tác thu gom rác thải:

- Tuyên truyền và tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các chương trình: phân loại rác từ nguồn và từ các hộ gia đình, sử dụng bếp ít khói, sử dụng chế phẩm EM, xây dựng và sử dụng hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh…

- Quy hoạch, xây dựng các bãi thu gom tập kết rác thải cần được các xã hoặc cụm dân cư quan tâm cấp đất và tổ chức thu gom và kiểm tra.

Giải pháp công nghệ và quy mô công suất xử lý CTR

- Phân loại CTR tại nguồn: Vận động nhân dân chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại gia để tái chế tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp.

- Chất thải rắn nông nghiệp và chăn nuôi

+ Ngoài canh tác lúa, màu, rau hoa…. nhân dân khu vực còn phát triển nghề chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Chất thải phát sinh từ chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường thành phố, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và ô nhiễm môi trường vi sinh vật (các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, vi khuẩn bệnh lị và dịch cúm gia cầm H5N1).

- Chất thải rắn sinh hoạt :

+ Cần được phân loại trước khi chuyển ra nơi tập kết để thu gom.

+ Các chất thải nguy hại công nghiệp sau khi phân loại tại nguồn sẽ vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý CTR để xử lý.

+ Đối với chất thải rắn đô thị và công nghiệp không nguy hại có khối lượng lớn (bao gồm chất thải rắn ở các khu dân cư, các khu công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt ở các bệnh viện) sau khi phân loại tại nguồn đến khu xử lý hiện tại.

+ Các chất thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao (được phân loại tại khu xử lý) sẽ được tận dụng chế biến thành phân hữu cơ áp dụng công nghệ ủ hoá vi sinh sử dụng enzim đặc biệt.

+ Trong thành phần chất thải rắn được phân loại để xử lý, có một số loại sẽ được thu gom tái chế như: các kim loại, nhựa cứng, giấy, cáctong, túi nhựa…

+ Các chất thải nguy hại y tế phải được thu gom triệt để, sau khi phân loại tại nguồn sẽ vận chuyển đến các lò đốt tập trung.

Ngoài ra việc nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và kiến thức, ý thức về công việc thu gom, phân loại, vận chuyển rác nói riêng là các biện pháp cần phải làm ngay trong tình hình thực tế hiện nay của tỉnh Tuyên Quang nói chung cũng như thành phố Tuyên Quang nói riêng.

2.5.3. Giải pháp về kĩ thuật công nghệ Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn

Để quá trình xử lý chất thải rắn diễn ra hoàn chỉnh, đạt yêu cầu cần đảm bảo một số bước sau:

Hình 1: Sơ đồ xử lý chất thải rắn

a. Tái chế và tái sử dụng

Các thành phần chất thải rắn có thể tái chế được: kim loại, nhựa cứng, nilon, giấy, cáctông... phân loại và thu gom để bán cho các cơ sở tái chế.

Chất thải sinh hoạt thông thường: thu gom và xử lý tại bãi xử lý.

Chất thải rắn

Phõn loại - Thu gom

Vận chuyển

Xử lý

Ủ sinh học

chôn lấp Đốt

Biện phỏp khỏc

Chất thải nguy hại: gom và xử lý theo quy trình riêng một cách triệt để.

Ngoài ra các loại chất thải có thể tận dụng lại được thì nên tận dụng để hạn chế thải ra môi trường: Gỗ vụn đồ dùng từ gỗ sử dụng làm chất đốt; chất thải xây dựng như gạch vụn, bêtông vụn... dùng để san nền, san lấp mặt bằng.

b. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật

Ưu điểm: rẻ tiền, tận dụng được phần mùn rác làm phân bón.

Nhược điểm: thời gian xử lý lâu hơn, thường chứa nhiều tạp chất vô cơ nên không xử lý triệt để được.

Hình 2: Sơ đồ quy trình xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh vật

Rác từ sân tập kết được chuyển lên băng chuyền qua nhà phân loại 1.

Sau khi được phân loại lần 1 rác được chuyển sang sân phối trộn. Rác được bổ sung các chất cần thiết như N, P, K, rỉ đường hoặc phân bể phốt; cấy vi sinh vật, độ ẩm ở đây rồi được chuyển sang bể ủ.

Rác sau khi được ủ lên men ở nhiệt độ cao được chuyển vào nhà ủ chín. Quá trình này diễn ra trong thời gian 1 tuần lễ đến 1 tháng.

Rác sau đó được chuyển sang nhà phân loại số 2. Qua hệ thống thổi khí hoặc nam châm điện để tách kim loại, gạch ngói, nilon... mùn rác được chuyển sang nhà thu hồi tận dụng. Mùn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết và được sử dụng như nguồn phân bón hữu cơ có chất lượng cao.

Nhà phân loại rác lần

1 Sân tập kết rác

Sân phối trộn rác Sân phối

trộn rác Hệ thống cung cấp khụng khớ Hệ thống

bể ủ rác Nhà ủ chớn Nhà phân

loại rác lần 2 Nhà chế biến tận

dụng mựn rác

bãi trộn các thành phần khoỏng khụng bị phân huỷ

Đây là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một gia đoạn oxi hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó các chất độc hại được chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp.

Đây là phương pháp rất tốn kém nên cần được cân nhắc kĩ khi áp dụng. Hiện tại trên địa bàn thành phố có hai bệnh viện đang sử dụng biện pháp đốt chất thải y tế nguy hại là bệnh viện Yên Sơn và Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

- Ưu điểm:

+ Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm.

+ Cho phép xử lý triệt để toàn bộ chất thải mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn rác.

- Nhược điểm:

+ Vận hành dây truyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kinh tế và tay nghề cao.

+ Giá đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.

d. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh:

Đây là phương pháp phổ biến và cho chi phí xử lý là thấp nhất, phương pháp này phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay.

- Khái niệm về khu chôn lấp hợp vệ sinh (Theo quy định của TCVN 6696 - 2000): Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn CTR bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như:

trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện, nước, văn phòng làm việc...

Khi lựa chọn bãi chôn lấp chúng ta cần chú ý một số yếu tố:

- Quy mô bãi: Quy mô của bãi chôn lấp CTR đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải... Dưới đây là bảng phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị( theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT – BCD):

Bảng 11: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị Loại bãi Dân số đô thị hiên tại Lượng rác Diện tích bãi

Nhỏ <100.000 20.000 tấn/năm <10 ha

Vừa 100.000 đến 300.000 65.000 tấn/năm 10-30 ha Lớn 300.000 đến 1.000.000 200.000 tấn/năm 30-50 ha Rất lớn >1.000.000 >200.000 tấn/năm >50 ha

(Lưu ý: thời gian hoạt động đối với BC lớn nhất là 5 năm, hiệu quả nhất là 25 năm trở lên)

- Vị trí bãi chôn lấp: Các vấn đề cần lưu ý khi đặt bãi chôn lấp:

+ Bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, nhưng lại có khoảng cách thích hợp với khu dân cư gần nhất.

+ Địa điểm bãi rác cần phải xa các sân bay, là nơi có các khu đất trống vắng, tính kinh tế không cao.

+ Bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m.

+ Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt.

+ Không đặt bãi chôn lấp tại nơi có tiềm năng nước ngầm lớn.

+ Bãi chôn lấp phải có vùng đệm rộng ít nhất 100m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài là hàng rào bãi.

+ Khu vực đặt bãi chôn lấp nên có lớp đá nền chắc, đồng nhất, tránh khu vực đá vôi và những vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ rạn nứt.

Ngoài ra cũng phải xem xét đến những khía cạnh về môi trường: khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, tạo một số vật chủ trung gian gây bệnh... cũng như chúng ta phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí để có thể đạt được yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w