ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ TẠI THÀNH PHỐ HẠ LON (Trang 25 - 29)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước sạch sinh hoạt và các hộ gia đình trên địa bàn TP Hạ Long.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Việc đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch và mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả trong sinh hoạt tại thành phố Hạ Long là một vấn đề cần thiết nên đề tài được thực hiện tại 3 phường trên địa bàn thành phố Hạ Long.

+ Phường Bãi Cháy (có số dân đông nhất)

+ Phường Tuần Châu (có số dân ít nhất) + Phường Hà Khẩu (có số dân trung bình)

Phạm vi thời gian

Thời gian thu thập số liệu, hoàn thiện đồ án từ tháng 2/2016 đến tháng 6/2016.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Điều tra khảo sát thực địa là phương pháp không thể thiếu trong bất kỳ đề tài nghiên cứu. Kết quả của đề tài phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đi khảo sát thực địa.

Đây là phương pháp đánh giá được thực tế và có tầm quan trọng.

Khảo sát thực địa nhằm thu thập, cập nhật các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội, làm cơ sở chỉnh sửa, điều chỉnh những sai sót và thiếu xót của các tài liệu đã được thực hiện.

Căn cứ theo các thông tin, số liệu và bản đồ thành phố Hạ Long để xác định cụ thể vùng nghiên cứu. Đề tài đánh giá nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại thành phố Hạ Long các điểm khảo sát cụ thể là :

- Phường Bãi Cháy.

- Phường Tuần Châu.

- Phường Trần Hưng Đạo

2.3.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu, số liệu

Thu thập và tổng hợp tài liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu.

Số liệu chính dùng trong bài viết là số liệu sơ cấp được điều tra từ việc phỏng vấn các hộ gia trên địa bàn thành phố Hạ Long từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016.

Bài viết còn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ cơ quan thực tập, công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh, sách báo, internet.

2.3.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu

Chọn mẫu: Các hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên từ 3 phường Bãi Cháy, Tuần Châu, Trần Hưng Đạo trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Cỡ mẫu:

(1) Giải thích:

n: Số mẫu

N: Tổng số hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu e: Sai số cận biên (e = 0,1). 0.1

Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu trên ta tính được số phiếu điều tra ngẫu nhiên trên địa bàn 3 phường tại đại bàn TP Hạ Long như sau:

Ta có số hộ gia đình tại 3 phường Bãi Cháy, Tuần Châu, Trần Hưng Đạo là 7246 hộ .

n = = 99

Vậy số phiếu điều tra là 99 phiếu.

2.3.4. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ( CVM )

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp dùng để đánh giá giá trị hàng hóa môi trường bằng cách hỏi trực tiếp. Phương pháp này được gọi là định giá

“ngẫu nhiên” vì nó làm cho người được hỏi phải nói ra họ sẽ làm gì và như thế nào khi họ nằm trong trường hợp giả định.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay dịch vụ không hoặc chưa được buôn bán trên thị trường, và chỉ có cách hỏi các đối tượng nghiên cứu xem họ chọn như thế nào khi họ được đặt trong trường hợp nhất định.

Các bước thực hiện đánh giá ngẫu nhiên trong đề tài nghiên cứu

- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi để tìm ra mức WTP của các hộ gia đình trên địa bàn TP Hạ Long. Bộ câu hỏi điều tra được thiết kế xây dựng sau khi đi khảo sát, thảo luận với cộng đồng tại địa phương và tham khảo các bộ câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu CVM tại Việt Nam, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. Nội dung bộ câu hỏi bao gồm:

 Phần 1: Giới thiệu tóm tắt về mục đích điều tra và đưa ra các câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng điều tra

 Phần 2: Các câu hỏi về nguồn nước, sử dụng nước và chi tiêu của đối tượng điều tra

 Phần 3: Các câu hỏi đánh giá nhận thức trong việc sử dụng nước của đối tượng điều

 traPhần 4: Đưa ra kịch bản giả định và các câu hỏi về mức giá sẵn lòng chi trả của đối tượng điều tra.

- Bước 2: Tiến hành điều tra các hộ gia đình trên địa bàn 3 phường Bãi Cháy, Tuần Châu, Trần Hưng Đạo bằng cách phỏng vấn trực tiếp.

- Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu đã thu thập được thông qua phiếu điều tra.

- Bước 4: Phân tích câu trả lời từ kết quả điều tra

- Bước 5: Sử dụng công cụ Microsoft Excel để ước lượng mức WTP.

Các sai số hay mắc phải và cách khắc phục - Các sai số:

 Sai số do điều tra viên: điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số do ghi chép thông tin sai, sai số do điều tra viên không hiểu rõ câu hỏi.

 Sai số do người trả lời phỏng vấn: do đặc thù của bộ câu hỏi về các giả định và các tình huống giả định lại đưa ra các mức giá khác nhau. Nên đối tượng trả lời có thể chỉ đại khái, hoặc có thể trả lời ở các mức giá rất cao hặc rất thấp so với khả năng của mình.

 Sai số do đối tượng không hiểu biết về các giả định được xây dựng.

 Sai số trong quá trình nhập liệu.

- Cách khắc phục sai số:

 Đối với sai số do điều ta viên: Tập huấn kỹ cho các điều tra viên về bộ câu hỏi cũng như một số ngôn ngữ của địa phương.

 Đối với sai số do đối tượng trả lời phỏng vấn: Hỏi chi tiết rõ ràng, kiểm tra chéo thông tin bằng cách lập lại câu hỏi.

 Đối với các sai số trong quá trình thu thập số liệu : giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa.

 Đối với sai số trong quá trình hiệu chỉnh và nhập liệu: đọc phiếu và hiệu chỉnh trước khi nhập liệu, tạo các tập check của phần mềm nhằm hạn sai số trong quá trình nhập liệu.

 Hiệu chỉnh các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Trong nghiên cứu này tôi đã sử dụng bảng hỏi để điều tra thông tin các hộ dân trên địa bàn thành phố Hạ Long. Trong khi xây dựng bảng hỏi tôi có tham khảo và góp ý của giáo viên hướng dẫn, cán bộ Chi cục Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh, cán bộ xí nghiệp nước Bãi Cháy.

2.3.6. Phương pháp dự báo nhu cầu nước sạch

Để dự báo được nhu cầu sử dụng nước sạch trước tiên phải dự báo được dân số theo công thức sau:

Nn = No (1 + K )n Trong đó:

Nn : Số dân năm dự báo

No : Số dân hiện trạng (ở thời điểm làm báo cáo) K : Tỷ lệ tăng dân số bình quân

n : Thời hạn (số năm) dự báo

Sau khi đã dự báo được dân số tiến hành dự báo lưu lượng nước cấp sinh hoạt trung bình ngày theo công thức:

QSh(ng)TB = (m3/ngđ) Trong đó:

Q: Lưu lượng nước dùng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt trung bình (m3/ngđ).

qtc: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tính theo đầu người N: Dân số tính toán

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ TẠI THÀNH PHỐ HẠ LON (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w