CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ
Áp dụng công thức (1) tính cỡ mẫu ở phần 2.3.3 với tổng số hộ của 3 phường Bãi Cháy, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu là N = 7932 hộ. Số mẫu nghiên cứu được tính toán bằng:
• n = 99 ( hộ gia đình)
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 99 hộ dân trên tổng số 7932 hộ tại 3 phường trên địa bàn thành phố Hạ Long.
3.3.2. Mô tả đối tượng nghiên cứu
Để hiểu rõ hơn về nhu cầu nước sạch trong sinh hoạt, từ đó ước tính mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước của người dân thành phố Hạ Long (đại diện là 99 quan sát), tác giả đã tiến hành điều tra một số đặc điểm liên quan đến đáp viên.
Kết quả được cụ thể hóa ở bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5: Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn
Thông tin về đối tượng Số phiếu điều tra được Tỷ lệ ( %) Giới tính người phỏng vấn
Nữ 29 29.3
Nam 70 70.7
Nhóm tuổi phỏng vấn
18 – 24 3 3.03
25 – 34 31 31.31
35 – 44 35 35.35
45 – 54 16 16.16
55 – 64 6 6.06
>64 8 8.09
Số thành viên hiện sống trong gia đình
1-2 người 13 13.13
3-5 người 63 63.64
>5 người 23 23.23
Học vấn
Không đi học 1 1.01
Tiểu học 4 4.04
Trung học cơ sở 8 8.08
Trung học phổ thông 46 46.47
Cao đẳng, đại học, cao học 40 40.4
Nghề nghiệp
Lao động phổ thông 40 40.4
Nông dân 1 1.01
Cán bộ nhà nước 33 33.33
Nghỉ hưu 9 9.1
Không đi làm/ đang xin việc 2 2.02
Nghề nghiệp khác 14 14.14
Thu nhập/tháng ( triệu đồng)
5<(triệu đồng) 5 5.1
5-10(triệu đồng) 40 40.4
>10(triệu đồng) 54 54.5
Từ kết quả tổng hợp từ bằng 3.5 trên cho ta thấy hầu hết các đáp viên tham gia phỏng vấn đều là nam giới chiếm 70.7%, còn lại 29.3% là nữ giới tham gia phỏng vấn.
Độ tuổi của các đối tượng trả lời phỏng vấn chủ yếu trong khoảng từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ 31.31% và 35-44 tuổi chiếm tỷ lệ 35.35%. Ở độ tuổi 18-24 chỉ có 3 người chiếm 3.03%, ở độ tuổi ngoài 64 tuổi có 8 người chiếm tỷ lệ 8.08%.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có từ 1- 2 người đang sinh sống là 13.13%, hộ gia đình có từ có từ 3-5 người đang sinh sống có tỷ lệ cao nhất chiếm 63.6% tổng số hộ điều tra, đây là số lượng thành viên mà nhà nước khuyến khích người dân nên thực hiện (một vợ, một chồng và hai con). Chứng tỏ người dân đã có nhận thức sâu rộng hơn về vấn đề dân số và cuộc sống. Hiểu rõ những hệ lụy của đông con tới chất lượng cuộc sống gia đình mình. Còn lại là các hộ gia đình có số người đang sinh sống trong gia đình lớn hơn 5 chiếm 23.23%.
Qua bảng cho thấy trình độ học vấn của các đối tượng được hỏi có học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn nhất 46.46%. Tiếp đến là đối tượng có học vấn cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 40,4%, chỉ có 1 đối tượng không đi học. Còn lại là tiểu học và trung học cơ sở 4.04% và 8.08%.
Nghề nghiệp của đối tượng ở đây chủ yếu là lao động phổ thông và cán bộ nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất 40.4% và 33,33%. Ngoài ra còn một phần làm các nghề nghiệp khác chiếm 14,14%. Nông dân chỉ có một đối tượng.
Vì nghề nghiệp của các đối tượng phỏng vấn chủ yếu là lao động phổ thông và cán bộ nhà nước nên thu nhập của họ cũng ở mức khá cao. Thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình phỏng vấn chủ yếu là từ 5-10 triệu đồng và trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao 40.4% và 54.5%. Dưới 5 triệu chỉ có năm người chiếm 5.05%. Kết quả thu được cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội tại thành phố Hạ Long đang phát triển mạnh mẽ, duy trì ở mức cao, người dân thành phố Hạ Long đang dần dần tạo ra được nhiều của cải vật chất cho họ và gia đình họ, góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của gia đình họ nói riêng, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương nói chung.
Để mô tả về đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng tham gia phỏng vấn thì người nghiên cứu đã sử dụng công cụ Descriptive Statistics trong phần mềm Excel để miêu tả, kết quả trình bày ở bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6: Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế- xã hội của đối tượng phỏng vấn Trình độ
học vấn Thu nhập Số thành
viên Tuổi Giới tính Giá trị trung bình 3,16 5.366.667 4.1 50.4 1,71
Sai sô tiêu chuẩn 0,089 331.442 0,16 1,17 0,045
Giá trị trung vị 3 5.000.000 4 49 2
Mốt 3 5.000.000 4 42 2
Độ lệch chuẩn 0.9 3.297.804 1,59 11,7 0,45
Giá trị thấp nhât 0 0 1 30 1
Giá trị cao nhất 4 20.0000.000 10 80 2
Số quan sát 99 99 99 99 99
Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán ( Để biết thêm chi tiết xem phụ lục) Ghi chú:
• Trình độ học vấn của đối tượng tham gia phỏng vấn được tính theo cấp học ( 0:Không đi học; 1:Tiểu học; 2:THCS; 3:THPT; 4:THCN)
• Thu nhập của đối tượng tham gia phỏng vấn được tính theo đơn vị VNĐ/tháng
• Giới tính của đối tượng tham gia phỏng vấn nhận giá trị 1 nếu là nữ, nhận giá trị 2 là nam.
Nhận xét:
• Về Trình độ học vấn, giá trị trung bình bằng 3,13, Mốt bằng 3 chứng tỏ đa số người tham gia phỏng vấn ở đây ở cấp trung học phổ thông.
• Về thu nhập của đối tượng tham gia phỏng vấn, mức thu nhập trung bình của đối tượng tham gia phỏng vấn là 5.366.667 đồng/tháng, trong đó đối tượng có thu nhập cao nhất là 20.000.000 đồng/tháng.
• Số thành viên sống trong gia đình chủ yếu là 4 người, đây là số lượng thành viên mà nhà nước khuyến khích người dân nên thực hiện (một vợ, một chồng và hai con).
Chứng tỏ người dân đã có nhận thức sâu rộng hơn về vấn đề dân số và cuộc sống.
Hiểu rõ những hệ lụy của đông con tới chất lượng cuộc sống gia đình mình.
• Về độ tuổi của đối tượng tham gia phỏng vấn thì hầu hết đều nằm trong tuổi trung niên ( tuổi trung bình là 41) nhóm tuổi tập trung phỏng vấn nhiều nhất là từ 35-45 tuổi, và hầu hết họ đều là chủ gia đình.
• Về giới tính, số lượng nam giới trả lời nhiều hơn nữ giới, giá trị Mốt = 2 cho thấy điều đó.
3.3.3. Thực trạng sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt của đáp viên
a, Nguồn nước khai thác dùng cho sinh hoạt của đáp viên
Nguồn nước khai thác hiện nay mà người dân thành phố Hạ Long dùng để sinh hoạt chủ yếu là nước cấp nhà máy. Theo số liệu thu thập từ cuộc điều tra tại 3 phường đại diện trên địa bàn thành phố Hạ Long, có 99/99 hộ gia đình được hỏi có câu trả lời là sử dụng nước cấp nhà máy cho sinh hoạt. Bên cạnh đó, ngoài sử dụng nước cấp nhà máy cũng một số hộ gia đình sử dụng thêm nguồn nước mưa và nước ngầm cho sinh hoạt nhưng số lượng không đáng kể.
b, Lượng nước sinh hoạt sử dụng trong tháng
Biểu đồ 3.1 : Lượng nước sinh hoạt sử dụng trong tháng
( Nguồn: Tác giả vẽ từ nguồn thông tin thu thập được) Phần lớn các hộ sử dụng nước sinh hoạt từ 6 đến 10m3 và từ 11 đến 15 m3 chiếm 26 % và 36%. Phần lớn các hộ sử dụng này đều có số thành viên trong gia đình tương đối ít ( 3- 5 người).
c, Số tiền chi tiêu cho nước sinh hoạt hiện tại trong tháng
Biểu đồ 3.2: Chi tiêu tháng cho nước sinh hoạt của đáp viên
(Nguồn: Tác giả vẽ từ nguồn thông tin thu thập được) Phần lớn người dân chi trả cho nước sinh hoạt hàng tháng từ 80.000 đến 120.000 đồng/ tháng chiếm 31%, từ 120.000 đến 160.000 đồng/ tháng chiếm 25%.
Chỉ có 5% hộ gia đình chi từ 20.000 đến 40.000 đồng/ tháng. Còn lại chi từ 40.000 đến 80.000 đồng/ tháng chiếm 19% và chi trên 160.000 đồng/tháng chiếm 20%.
d, Đánh giá về chất lượng nước đang sử dụng và lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của đáp viên.
Biểu đồ 3.3: Chất lượng nước sinh hoạt hiện tại do đáp viên đánh giá (Nguồn: Tác giả vẽ từ nguồn thông tin thu thập được) Qua đánh giá của đáp viên cho thấy rằng nguồn nước cấp sinh hoạt của nhà máy tại địa bàn thành phố Hạ Long có chất lượng trung bình, nguồn nước có thể sử dụng để nấu ăn, nhưng không uống trược tiếp được chiếm 90%. Chỉ có 4% đáp viên đánh giá chất lượng nước là sạch có thể uống trực tiếp được từ vòi và 6% đáp viên đánh giá chất lượng nước chấp nhận được ( nước có thể sử dụng làm sạch nhưng không cho nấu ăn và uống).
e, Đánh giá lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của đáp viên
Biểu đồ 3.4: Lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của đáp viên
(Nguồn: Tác giả vẽ từ nguồn thông tin thu thập được) Qua việc điều tra 99 hộ cho thấy lượng nước dùng cho mục đích ăn uống và nấu ăn của các hộ gia đình là nhiều nhất chiếm 60% và lượng nước sử dụng cho mục đích xả tolet là ít nhất chỉ chiếm 5%. Phần còn lại các hộ gia đình sử dụng vào mục đích tắm giặt và các hoạt động khác trong sinh hoạt của gia đình.
3.3.4. Đánh giá về nhận thức sử dụng tiết kiệm nước của đáp viên
Qua kết quả tổng hợp kết quả từ phỏng vấn phần lớn các hộ gia đình được hỏi đều không có các biện pháp để sử dụng tiết kiệm nước, chỉ có 36/99 phiếu có câu trả lời là có biện pháp sử dụng tiết kiệm nước như: sử dụng các thiết bị tự động để tiết kiệm nước trong sinh hoạt, tái sử dụng nước trong sinh hoạt như tưới tiêu, dội nhà vệ sinh, lau nhà, tắt vòi khi không cần thiết, sử dụng bể chứa nước mưa....
Qua điều tra cho thấy rằng các hộ gia đình chưa thực sự sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm,hiệu quả. Tuy nhiên qua điều tra, phỏng vấn thì 100% các đáp viên đều có mong muốn nguồn nước được sử dụng tiết kiệm và nên thực hiện các giải pháp quản lý để tiết kiệm nước.
3.3.5. Mức giá sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước của đáp viên
Đối với các hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho việc tăng giá nước để nguồn nước được sử dụng tiết kiệm hiệu quả hơn, trong nghiên cứu này có 4 mức giá mà các hộ gia đình đưa ra về mức sẵn sàng chi trả của họ thể hiện ở bảng 3.7 dưới đây:
Bảng 3.7: Mức giá sẵn lòng chi trả của đáp viên Mức giá ( đồng)/m3 Số hộ WTP Tỷ lệ (%)
10.000 24 34,3
11.000 42 60
12.000 3 4,3
13.000 1 1,4
(Nguồn: Tác giả thu thập và tổng hợp)
Để đưa ra được các mức giá như trong bảng trên Căn cứ vào Quyết định số 3102/QĐ-UBND, ngày 16-10-2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt phương án giá nước và biểu giá nước sạch của Công ty TNHH MTV Kinh doanh Nước sạch Quảng Ninh.
Trong tổng số 99 hộ gia đình phỏng vấn nhận lại được 70/99 hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho việc tăng giá nước, trong đó có 1 hộ gia đình chi trả ở mức cao nhất là 13.000 đồng cho 1m3 nước chiếm 1.4% và 3 hộ sẵn sàng chi trả ở mức 12.000 đồng cho 1m3 chiếm 4,3%. Chiếm tỷ lệ cao nhất là 60% đó là các hộ sẵn sàng chi trả 11.000 đồng cho 1m3 ; 34,3% các hộ sẵn sàng chi trả 10.000 đồng cho 1m3 nước.
Lý do sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước sạch của các đáp viên như sau:
Lý do sẵn lòng chi trả
Bảng 3.8: Lý do sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước của đáp viên
Lý do Số lượng Phần trăm(%)
Tôi muốn nguồn nước được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả
39 92.8
Tôi muốn thế hệ tương lai có nước sạch để dùng 18 42.9 Tôi tin việc tăng giá nước sẽ tác động tốt đến cách
sử dụng nước của người dân
30 71.4
Các lý do khác 2 4.8
Kết quả khảo sát cho thấy 70/99 đáp viên trả lời là sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước sạch, chiếm 70,7% số bảng câu hỏi nhận lại.
Hai lý do mà đáp viên chọn nhiều nhất trong tổng số 70,7% đáp viên sẵn lòng chi trả cho viêc tăng giá nước là: ”Tôi muốn nguồn ngước được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả” (92,8%), ”Tôi tin việc tăng giá nước sẽ tác động tốtđến cách sử dụng nước của người dân (71,4%). Với lý do: ”Tôi muốn thế hệ tương lai có nước sạch để dùng” chiếm 42,9% và các lý do khác chiếm 4,8%.
Lý do không sẵn lòng chi trả
Bảng 3.9: Lý do không sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước của đáp viên
Lý do Số lượng Phần trăm (%)
Nói chung, tôi không muốn tăng giá
nước 10 34,5
Sự tăng giá nước sạch không cho kết quả như mong muốn
15 51,7
Tôi nghĩ rằng giá nước tôi đang phải trả
hiện nay là đã quá cao 8 27,5
Lý do khác 1 3,4
Kết quả khảo sát cho thấy có 29/99 đáp viên trả lời không sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước chiếm 29,3% số bảng câu hỏi nhận lại.
Hai lý do mà đáp viên chọn nhiều nhất trong tổng số 29,3% đáp viên không sẵn lòng chi trả cho việc tăng giá nước là : ”Sự tăng giá nước sạch không cho kết quả như mong muốn” (51,7%) và ”Nói chung tôi không muốn tăng giá nước”
(34,5%).
a. Mức giá WTP trung bình
Nghiên cứu cũng đã tổng hợp mức sẵn lòng chi trả của tất cả người dân tham gia phỏng vấn thông qua công cụ Descriptive Statistic trong Excel để mô tả mức WTP. Kết quả được thể hiện trình bày qua bảng 3.8 dưới đây.
Bảng 3.10 : Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng phỏng vấn WTP
Giá trị trung bình 10.728
Lỗi tiêu chuẩn 114,06
Trung vị 11.000
Mode 11.000
Độ lệch tiêu chuẩn 612
Phương sai 374534,2
Phạm vi 3000
Nhỏ nhất 10.000
Lớn nhất 13.000
Tổng đối tượng 70
Theo kết quả cho thấy số tiền trung bình các hộ sẵn sàng chi trả cho tăng giá nước sạch sinh hoạt là 10.728 đồng. Với giá trị thấp nhất là 10.000 đồng và giá trị cao nhất là 13.000 đồng và giá trị trung vị là 11.000 đồng.
b.Các yếu tố ảnh hưởng lên mức sẵn lòng chi trả
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên mức sẵn lòng chi trả, chúng ta giả định mức sẵn lòng chi trả WTP là biến phụ thuộc vào các biến độc lập như trình độ học vấn, thu nhập, số thành viên trong gia đình, tuổi, giới tính của đối tượng phỏng vấn
WTP = f ( trình độ học vấn, thu nhập, số thành viên, tuổi, giới tính) Tiến hành hồi quy mô hình sau:
WTP= C + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 +β5 X5 Trong đó:
X1: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn X2: Thu nhập của đối tượng phỏng vấn
X3: Số thành viên trong gia đình đối tượng phỏng vấn X4: Độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn
X5: Giới tính của đối tượng được phỏng vấn ( bằng 1 nếu là nam, bằng 2 nếu là nữ).
C : Hệ số chặn của mô hình hồi quy
β1, β2, β3, β4, β5: Các hệ số tương ứng của các biến
Tiến hành hồi quy bằng công cụ Regression trong phần mềm Excel.
Kết quả hồi quy cho trong bảng dưới đây:
Bảng 3.11: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP Hệ số tương
quan Sai số tiêu chuẩn T- Stat P- value
C 16089 3335 4,8 5,47E-06
X1 386 428 0,9 0,37
X2 0,00054 0,0001 4,6 1,3E-05
X3 -261,7 240 -1,09 0,28
X4 -209 33,5 -6,24 1,27E-08
X5 -579 824 -0,7 0,48
Bội số R 0,7 Sai số tiêu chuẩn 3554
R2 0,5 Độ tin cậy 95
R2 điều chỉnh 0,48 Số quan sát 99
Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán ( Cụ thể xem phụ lục) Vậy mô hình được mô tả dưới dạng sau:
WTP= 16089 + 386 X1 + 0,00054 X2 - 261,7 X3- 209 X4 - 579 X5
Trong mô hình trên, ta thấy có 3 biến tỷ lệ nghịch với biến WTP là biến số thành viên trong gia đình, biến tuổi và biến giới tính, còn 2 biến tỷ lệ thuận với WTP là biến trình độ học vấn và biến thu nhập. Với mức ý nghĩa 0,05 chúng ta đánh giá mối quan hệ giữa biến WTP và các biến độc lập như sau:
• P-Value ( trình độ học vấn) = 0,37 < 0,05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Nhìn chung, trình độ học vấn có mối quan hệ tương đối rõ nét đối với nhận thức của con người.
• P-Value ( thu nhập) = 1,3E-05 < 0,05 chứng tỏ biến thu nhập có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Những người có thu nhập cao thì mức đóng góp của họ cũng cao hơn.
• P-Value ( số thành viên) = 0,28 > 0,05 chứng tỏ số lượng thành viên trong gia đình có mối quan hệ không chặt chẽ với biến WTP. Số lượng thành viên trong gia đình càng nhiều thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả càng thấp.
• P-Value ( tuổi) = 1,27E-08 < 0,05 chứng tỏ biến tuổi có quan hệ chặt chẽ với WTP, đối tượng hỏi là người lớn thì câu trả lời của họ sẽ chín chắn hơn so với những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống.
• P-Value (giới tính) = 0,48 > 0,05 chứng tỏ biến giới tính có quan hệ không chặt chẽ với biến WTP. Đối tượng hỏi bất kì là nam hay nữ đều có thể tham gia trả lời WTP.