CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng cấp nước thành phố Hạ Long
Do vị trí địa lý Vịnh Cửa Lục chia cắt thành phố Hạ Long thành hai phần riêng biệt đã không cho phép phát triển một hệ thống cấp nước chung cho toàn thành phố Hạ Long. Vì vậy cấp nước cho thành phố Hạ Long được chia ra làm hai hệ thống riêng biệt: Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long gồm các phường phía Tây thành phố Hạ Long và hệ thống cấp nước Đông Hạ Long gồm các phường phía Đông thành phố Hạ Long.
a. Hệ thống cấp nước Tây HạLong
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống cấp nước khu vực Tây Hạ Long ( NMN Đồng Ho) Hệ thống cấp nước khu vực Tây Hạ Long lấy nước từ nhà máy nước Đồng Ho có công suất 20.000 m3 /ngđ cung cấp nước cho khu vực Bãi Cháy, Cái Dăm, Hùng Thắng, Tuần Châu của thành phố. Ngoài ra một trạm bơm giếng tại khu vực Vườn Đào- Bãi Cháy công suất khai thác 400m3/ngđ cũng đang được sử dụng dự phòng cục bộ cho khu vực.
Nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đồng Ho lấy từ đập Thác Nhoòng cách trạm xử lý 700m, dẫn tự chảy về công trình thu và trạm bơm I bằng nương bê tông tiết diện 1x1,5m, lưu lượng chuyền tài 0,6 m3/s ( đạt 50.000 m3/ngđ). Từ công trình thu nước được bơm lên nhà máy nước Đồng Ho.
Nhà máy nước Đồng Ho sử dụng công nghệ xử lý gồm bể phản ứng, bể lắng ngang, bể lọc nhanh, hệ thống pha phèn và hệ thông khử trùng. Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long có tổng chiều dài khoảng 72 km gồm ống gang dẻo, ống nhựa PVC đường kính từ D500-D100 và 53km đường ống cấp 3 D90-D63.
Để duy trì áp lực cần thiết, hệ thống cấp nước Tây Hạ Long sử dụng bốn trạm bơm tăng áp:
- Trạm bơm tăng áp Đồng Đăng: Công suất trạm bơm 20.000m3 /ngđ, áp lực bơm 6kg/cm2. Trạm bơm có thể tăng áp trực tiếp từ đường ống dẫn trong các giờ thấp
điểm khi lượng nước tiêu thụ trong mạng lưới nhỏ hơn lượng nước sản xuất ra.
Trong thời gian đó một phần lưu lượng dẫn về trạm tăng áp sẽ được dự trữ trong bể chứa dung tích 1000m3 đặt trong trạm tăng áp. Trong những giờ cao điểm trạm tăng áp sẽ lấy nước trong bể chứa 1000m3.
- Trạm tăng áp Cái Lân: Công suất 1.500m3/ngđ được sử dụng để tăng áp cho khu vực Vườn Đào- Bãi Cháy có địa hình cao. Để duy trì áp lực tại khu vực này nước được dẫn lên các bể chứa trên đồi có cao độ tự nhiên lớn, từ đây nước tự chảy đến nơi sử dụng. Hiện có 3 bể chứa ở khu vực Bãi Cháy- Vườn Đào là bể chứa Bãi Cháy dung tích 1.000m3 và 2 bể trên đồi Hải Quân dung tích 200 m3 và 450 m3. - Trạm tăng áp Lâm Sinh: Công suất 2000- 2500 m3/ngày cấp nước cho khu vực đảo
Tuần Châu. Trạm bơm tăng áp bao gồm bể chứa 1000m3/h và trạm bơm có thông số Q= 900-2600 l/phút, H=54m, N=37kw.
- Ngoài ra còn một trạm bơm tăng áp du lịch công suất 1000m3/ngđ.
Tại thời điểm hiện tại, nhà máy nước Đồng Ho đã khai thác hết công suất và đang cấp nước cho 17.162 khách hàng trong tổng số 14.863 hộ dân, đạt độ phủ 100%. Mức độ dịch vụ của hệ thống cấp nước cho phường Bãi Cháy và phường Tuần Châu thuộc khu vực Tây Hạ Long do Xí nghiệp nước Bãi Cháy quản lý được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mức độ dịch vụ hệ thống cấp nước cho phường Bãi Cháy và phường Tuần Châu
STT Phường ( Xã)
Hộ dân trên địa bàn Tổng số khách hàng dùng nước Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu
1 Phường Bãi Cháy 4794 6309 23479
2 Phường Tuần Châu 495 438 1810
(Nguồn Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh- 2015) Hiện tại, nhà máy nước Đồng Ho đã khai thác hết công suất thiết kế. Theo như đăng kí của một số đơn vị công nghiệp cũng như việc hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp mới thì nhu cầu dùng nước của khu vực Bãi Cháy – Tây Hạ Long sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nên, để đáp ứng nhu cầu của khu vực, Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh cùng Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Yên Lập, công suất hệ thống 80.000 m3/ ngày đêm; giai đoạn I là 20.000 m3/ ngày đêm.
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống cấp nước của nhà máy nước Yên Lập cho khu vực Tây Hạ Long
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy nước Yên Lập lấy từ hồ Yên Lập cách trạm xử lý 500m, dẫn tự chảy về ống thu bằng nương bê tông tiết diện 1x1.5m. Từ ống thu được bơm lên nhà máy nước Yên Lâp.
Nhà máy nước Yên Lập sử dụng công nghệ xử lý gồm bể trộn, bể lắng ngang, bể lọc nhanh, hệ thống pha phèn, hệ thống khử trùng.
Nhà máy nước Yên Lập sử dụng trạm bơm cấp 2 để đưa nước về khu vực Bãi Cháy và Uông Bí.
b. Hệ thống cấp nước Đông Hạ Long
Sơ đồ hệ thống cấp nước Đông Hạ Long được trình bày trong sơ đồ 3.3 sau:
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống cấp nước khu vực Đông Hạ Long
Khu vực Đông Hạ Long( Hòn Gai) sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Diễn Vọng đồng thời tại mỗi khu vực còn sử dụng một số trạm bơm giếng khai thác nước ngầm bơm trực tiếp vào mạng lưới.
Nhà máy nước Diễn Vọng có công suất 60.000m3/ngđ, trước đây lấy nước từ sông Diễn Vọng. Tuy nhiên do sông Diễn Vọng bị cạn kiệt, chất lượng nguồn nước sông giảm mạnh, từ năm 2002 hồ Cao Văn được sử dụng thay thế sông Diễn Vọng trở thành nguồn cấp nước cho nhà máy nước Diễn Vọng. Từ hồ Cao Văn nước được dẫn về công trình thu và trạm bơm nước thô bằng ống thép D900 dài 6.100m.
Dây truyền công nghệ xử lý của nhà máy nước Diễn Vọng gồm bể trộn, bể phản ứng kết hợp bể lắng ngang, bể lọc, bể chứa, trạm bơm cấp II, hệ thống pha phèn và hệ thống khử trùng.
Mạng ống truyền dẫn, phân phối của hệ thống cấp nước khu vực Đông Hạ Long có tổng chiều dài 209,4km gồm các loại ống gang, uPVC có đường kính D1250- D100 và 85,39km đường ống D90-D63.
Các trạm bơm tăng áp đã được xây dựng để duy trì áp lực cho mạng lưới cấp nước. Mỗi trạm bơm tăng áp có một bể chứa có nhiệm vụ điều hòa và dự trữ nước cho trạm bơm.
Các trạm bơm tăng áp được được liệt kê trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các trạm bơm tăng áp chính khu vực Hòn Gai ST
T
Tên trạm bơm Địa điểm Công suất (m3/ngđ) 1 Trạm Loong Toòng Cao Xanh- Hạ Long 20.000
2 Trạm Hà Lầm Hà Lầm- Hạ Long 5.000
3 Trạm Cọc 5 Hồng Hải- Hạ Long 10.000
4 Trạm Cọc 6 Hồng Hải- Hạ Long 10.000
Các bể chứa được liệt kê trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Các bể chứa khu vực Hòn Gai ST
T
Tên trạm bơm tăng áp Địa điểm Dung tích bể chứa (m3)
1 Bể Phố Mới Phố mới – Hạ Long 1.200
2 Bể Loong Toòng Cao Xanh- Hạ Long 1.500
3 Bể Hà Lầm 1 (*) Hà Lầm- Hạ Long 500
4 Bể Hà Lầm 2 (*) Hạ Lầm- Hạ Long 500
5 Bể Cọc 5 (*) Hồng Hải- Hạ Long 1.000 (*) Bể chứa của trạm tăng áp.
Nước ngầm đang tiếp tục được sử dụng cho mục đích cấp nước thông qua các trạm bơm giếng đưa nước trực tiếp vào mạng phân phối để cấp nước cho 1 số cụm dân cư xung quanh khu vực giếng khai thác. Hòn Gai đang sử dụng 5 trạm bơm giếng có khả năng khai thác 225 m3/h.
Quản lý hệ thống và kinh doanh nước sạch khu vực Đông Hạ Long do Xí nghiệp nước Hòn Gai trực thuộc Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh quản lý. Mức độ dịch vụ của hệ thống cấp nước của phường Trần Hưng Đạo thuộc khu vực Hòn Gai của thành phố Hạ Long được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Mức độ dịch vụ của hệ thống cấp nước tại phường Trần Hưng Đạo
STT Phường ( Xã)
Hộ dân trên địa bàn Tổng số khách hàng dùng nước Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 Phường Trần
Hưng Đạo 2643 2829 10742
c. Chí phí lắp đặt hệ thống cung cấp nước được áp dụng tại các công ty cung cấp nước trong địa bàn hiện nay
- Đối với chi phí lắp đặt đồng hồ nước (bao gồm chi phí lắp đặt và chi phí của đồng hồ nước) : Người dân không phải chịu phí cho khoản này, công ty cấp nước sẽ cho người dân mượn đồng hồ nước để sử dụng. Khi nào người dân ngừng sử dụng nước thì công ty sẽ thu hồi lại.
- Đối với chi phí cho đường ống dẫn nước:
+ Đường ống chính (ống lớn dẫn nước): Chi phí lắp đặt và cơ sở vật chất là do công ty cấp nước đầu tư, người dân không phải chịu chi phí cho khoản này.
+ Đường ống dẫn nước vào nhà dân: được sự hộ trợ của chính quyền các cấp nên các hộ sử dụng được miễn phí chi phí mua ống nước từ đường ống chính đến đồng hồ nước (4m), còn lại chi phí ống nước từ đồng hồ vào nhà là do hộ sử dụng nước phải chi trả.
d. Hiện trạng thu phí và giá nước sinh hoạt
♦ Hiện trạng thu phí
- Hiện nay, tại TP Hạ Long việc thu phí nước sạch áp dụng thu phí một tháng một lần.
- Các nhân viên sẽ đi chốt chỉ số đồng hộ tại từng hộ gia đình từ ngày 1 đến ngày - Các hộ gia đình sử dụng nước sạch sẽ đến các điểm thu phí nước sạch tại địa
phương để nộp phí cho nhân viên thu phí từ ngày 15 đến 20 hàng tháng.
♦ Giá nước sinh hoạt
Căn cứ nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3102/QĐ-UBND ngày 16/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt phương án giá nước và biểu giá nước sạch của Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh;
Công ty Nước sạch Quảng Ninh thông báo đơn giá thanh toán 1m3 nước sạch áp dụng từ ngày 16/10/2015 như sau: Giá bán nước sạch cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt (m3/tháng/hộ):
- Mức 10 m3 đầu tiên: 7.500 đồng.
- Từ trên 10 m3 đến 20 m3: 9.400 đồng.
- Từ trên 20 m3 đến 30m3: 10.300 đồng.
- Trên 30 m3: 11.200 đồng.
(Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt)
Nhận xét:
Nhìn chung, lĩnh vực cấp nước cho thành phố Hạ Long trong những năm qua đã có bước phát triển rõ rệt. Những điểm lớn đạt được như tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với hệ thống cấp nước sạch tăng nhanh, phạm vi cấp nước được mở rộng, chất lượng nước được nâng cao, điều kiện vệ sinh được cải thiện. Bên cạnh đó, trình độ quản lí vận hành, khả năng tổ chức sản xuất của từng hệ thống cấp nước được cải thiện làm tăng hiệu quả sản xuất.
Hiện nay hai nhà máy cung cấp nước chính cho thành phố Hạ Long là NMV
Đồng Ho và NMN Diễn Vọng.
Việc quản lý hệ thống cấp nước cho thành phố do XNN Bãi Cháy và XNN Hòn Gai trực thuộc công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh chịu trách nhiệm.
Tỉ lệ dân số được cấp nước máy tại TP Hạ Long đạt 100%. Tiêu chuẩn cấp nước trung bình đạt khoảng 115 l /người.ngđ. [10]
Việc xây dựng hệ thống cấp nước Yên Lập sẽ cân đối đủ lượng nước thiếu hụt do các nhu cầu phát sinh của khu vực Bãi Cháy – khu vực phía Tây thành phố Hạ Long. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến khi thiết kế hệ thống cấp nước mới sẽ nâng cao hiệu quả xử lý cũng như khả năng hiện đại hóa toàn hệ thống.
• Khó khăn:
Các nhà máy nước của thành phố Hạ Long đều ở rất xa thành phố nên tuyến ống dẫn nước dài, gây khó khăn cho công tác vận hành và quản lý.
Hiện nay, công suất của nhà máy nước Diễn Vọng đã được khai thác hết, cho nên cần có kế hoạch phát triển nâng công suất của nhà máy trong thời gian sớm nhất có thể nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước sạch trong giai đoạn phát triển tiếp theo của khu vực Hòn Gai – khu vực phía Đông thành phố Hạ Long.
Do mạng lưới ống đã cũ và xuống cấp, hơn nữa tình trạng đục phá đường ống ở một số nơi vẫn xảy ra, đó sẽ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thất thoát nước. Tỉ lệ thất thoát trung bình năm 2015 là 27%. (Nguồn: Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh).