Tử vong trong bệnh viện thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Phần lớn các trường hợp tử vong này có thể ngăn ngừa được nếu trẻ bệnh nặng được lọc bệnh, phát hiện dấu hiệu cấp cứu sớm và xử trí kịp thời.
Lọc bệnh phải được thực hiện ở nơi nhận bệnh của phòng khám trước mọi thủ tục hành chánh như đăng ký khám bệnh. Người lọc bệnh là bác sĩ hoặc điều dưỡng có kinh nghiệm và đã qua khoá huấn luyện lọc bệnh.
Lọc bệnh là một qui trình sàng lọc nhanh trẻ bệnh khi trẻ được đưa đến cơ sở y tế để phân loại trẻ thành 3 nhóm sau:
- Trẻ có dấu hiệu cấp cứu cần cấp cứu ngay
- Trẻ có dấu hiệu ưu tiên sẽ được khám trước để đánh giá và điều trị kịp thời - Trẻ không có dấu hiệu cấp cứu hoặc ưu tiên sẽ được khám bệnh theo thứ tự.
Phân loại Thời gian tối đa phải xử trí (phút)
Cấp cứu 0
ệu tieõn 10
Không cấp cứu, không ưu tiên 120 THỨ TỰ CÁC BƯỚC LỌC BỆNH
Hỏi bà mẹ lý do đưa trẻ đến khám cùng lúc quan sát, sờ tay chân trẻ, để phát hiện kịp thời những dấu hiệu cấp cứu.
I. TÌM NHỮNG DẤU HIỆU CẤP CỨU ĐỒNG THỜI XỬ TRÍ CẤP CỨU NGAY Tìm các dấu hiệu cấp cứu theo thứ tự ưu tiên:
Dấu hiệu cấp cứu hô hấp
Daỏu hieọu soỏc
Dấu hiệu hôn mê hoặc co giật
Dấu hiệu mất nước nặng ở trẻ bi tiêu chảy
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hịeu cấp cứu nào phải cấp cứu ngay, kêu gọi giúp đỡ, sau đó tiếp tục và hoàn thành việc đánh giá và làm xét nghiệm cấp cứu: thử đường huyết bằng que (Dextrostix), dung tích hồng cầu (Hct)
I.1. Đánh giá và cấp cứu hô hấp I.1.1. Đánh giá
Dấu hiệu tắc nghẽn đường thở:
-Khàn tiếng -Thở rít thì hít vào
Khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hỏi trẻ có hít sặc không.
Nếu có: trẻ bị dị vật đường thở
Dấu hiệu suy hô hấp nặng:
-Ngưng thở hoặc cơn ngừng thở -Tím tái
-Rút lõm ngực nặng
Khi trẻ ngưng thở, phải khai thác xem có chấn thương đầu cổ không.
Nếu có: phải cố định cổ ngay trước khi giúp thở.
I.1.2. Cấp cứu hô hấp:
Xử trí cấp cứu
Ngưng thở Ngửa đầu.
Cố định cổ khi nghi chấn thương cột sống cổ Bóp bóp qua mask.
Dị vật đường thở Thủ thuật Heimlich nếu trẻ > 2 tuổi.
Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực nếu trẻ 2 tuổi Tím tái
Rút lõm ngực Thở rít khi nằm yên
Thở oxy
I.2. Đánh giá và cấp cứu sốc I.2.1. Đánh giá
Daỏu hieọu treỷ bũ soỏc:
- Tay chân lạnh
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm 3 giây
(Ấn làm trắng móng tay. Thời gian đổ đầy mao mạch là thời gian làm hồng trở lại móng tay.)
- Mạch cổ tay yếu hoặc không bắt được
Khi trẻ có dấu hiệu sốc cần kiểm tra:
- Tìm vết thương đang chảy máu để cầm máu
- Hỏi bà mẹ: xuất hiện đột ngột sau chích thuốc hay côn trùng cắn.
Nếu có: nghi sốc phản vệ I.2.2. Cấp cứu sốc
Xử trí cấp cứu
Sốc Thở oxy
Lập đường truyền: tĩnh mạch ngoại biên.
Truyeàn dòch nhanh 20 ml/kg Giữ ấm
Sốc mất máu Cầm máu
Truyền dịch nhanh, truyền máu 20ml/kg Sốc phản vệ Adrenaline 1‰ 0,3ml TDD
I.3. Đánh giá và cấp cứu trẻ hôn mê hoặc co giật I.3.1. Đánh giá
Mức độ tri giác được đánh giá nhanh bởi thang điểm AVPU, A (alert): treỷ tổnh
V (voice): đáp ứng với lời nói
P (pain): đáp ứng với kích thích đau (véo da hoặc kéo tóc vùng trán) U (unconscious): hoân meâ.
Trẻ đang co giật: co giật khu trú hoặc toàn thân
Nếu trẻ hôn mê hoặc co giật, hỏi bà mẹ:
- Trẻ có bị chấn thương đầu cổ. Nếu có hoặc nghi ngờ, phải cố định cổ - Trẻ có ngủ bất thường hay khó đánh thức không để xác định hôn mê I.3.2. Cấp cứu trẻ hôn mê, co giật:
Xử trí cấp cứu Hôn mê Thông đường thở
Cố định cột sống cổ nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ Naèm nghieâng
Glucose TM Co giật Thông đường thở
Naèm nghieâng
Diazepam TM / bơm hậu môn
I.4. Đánh giá và cấp cứu mất nước nặng ở trẻ tiêu chảy I.4.1. Đánh giá
Mất nước nặng khi có 2 dấu hiệu sau:
Trẻ li bì hoặc khó đánh thức
Daỏu hieọu maột truừng
Nếp véo da bụng mất rất chậm (>2 giây)û
Khi có dấu hiệu mất nước nặng, kiểm tra suy dinh dưỡng nặng (gầy mòn nặng, dấu hiệu phù cả 2 bàn chân). Nếu có SDD nặng, nên bù dịch qua sonde dạ dày.
I.4.2. Cấp cứu mất nước nặng
Xử trí Mất nước nặng không SDD nặng Truyền dịch
Mất nước nặng kèm SDD nặng Bù ORS qua sonde dạ dày II. TÌM CÁC DẤU HIỆU ƯU TIÊN
Trẻ có dấu hiệu ưu tiên khi có một trong các dấu hiệu sau:
-Li bì, bứt rứt, không yên -Suy hoâ haáp:
(Ngưỡng thở nhanh: Trẻ < 2 tháng: 60 lần/phút; Trẻ 2 tháng – dưới 12 tháng: 50 lần/phút; Trẻ 12 tháng – 5 tuổi: 40 lần/phút)
-Gầy mòn nặng hoặc phù 2 bàn chân -Lòng bàn tay rất nhợt
-Phỏng
-Tai nạn, ngộ độc
-Trẻ bệnh dưới 2 tháng tuổi
-Có giấy chuyển viện từ tuyến trước
Những trẻ có dấu hiệu ưu tiên đều có nguy cơ diễn tiến nặng và nhanh, vì thế cần khám, đánh giá trước để xử trí kịp thời, không phải xếp chờ thứ tự khám. Nếu trẻ có chấn thương hoặc có vấn đề ngoại khoa thì cần có sự hổ trợ của ngoại khoa.
III. TRẺ KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CẤP CỨU, KHÔNG CÓ DẤU HIỆU ƯU TIÊN Nếu trẻ không có dấu hiệu cấp cứu cũng như ưu tiên thì chờ khám theo thứ tự Tất cả trẻ sau khi được lọc bệnh và xử trí cấp cứu phải được hỏi bệnh sử, thăm khám toàn diện, chỉ định xét nghiệm để có chẩn đoán xác định và điều trò nguyeân nhaân
BẢNG GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ EM Tuổi Nhịp thở
(l/ph)
Nhòp tim (l/ph)
HA taâm thu (mmHg)
< 1 tuoồi 30 – 40 110 – 160 70 – 90 2 – 5 tuoồi 25 – 30 95 – 140 80 – 100 5 – 12 tuoồi 20 – 25 80 – 120 90 – 110
> 12 tuoồi 15 – 20 60 – 100 100 – 120