Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu tiêu thụ.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp sông đà bản gốc (Trang 56 - 58)

- Kế toán ngân quỹ: Thực hiện việc thu, chi tiền mặt nhanh gọn

3.2.1.Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu tiêu thụ.

5 Gói thầu 6.2: ĐZ 110kV Nghĩa Lộ

3.2.1.Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu tiêu thụ.

tiêu thụ.

Nói đến sản phẩm hàng hóa là phải nói đến thị trường tiêu thụ. Sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay, thị trường là căn cứ, là mục tiêu để hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thị trường có quan hệ mật thiết với chính sách đầu tư, chính sách giá cả, uy tín sản phẩm

của doanh nghiệp. Thị trường tồn tại khách quan còn kế hoạch thuộc về chủ quan của nhà quản lý doanh nghiệp. Bởi vậy, thị trường cần phải được nghiên cứu trước khi đề ra kế hoạch sản xuất.

Như đã trình bày ở phần trước, trong những năm qua, Công ty đã chú ý đẩy mạnh công tác đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ song kết quả còn hạn chế. Đây vẫn là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Công ty. Trong thời gian tới đây, một mặt Công ty phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhưng mặt khác Công ty cũng phải đẩy mạnh việc đầu tư nghiên cứu thị trường và tăng hơn nữa sản lượng tiêu thụ. Khi thị trường được mở rộng thì Công ty sẽ có nhiều khả năng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn do đó sẽ tăng được doanh thu và từ đó là tối đa hóa lợi nhuận. Các giải pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm như:

+ Phấn đấu nâng cao chất lượng công trình: chất lượng công trình vừa là lời quảng cáo hữu hiệu nhất cho hình ảnh và uy tín của công ty, vừa tiết kiệm chi phí bảo dưỡng công trình. Do đó, thực tế đòi hỏi công ty phải ứng dụng công nghệ và máy móc hiện đại với phương thức quản lý và nâng cao chất lượng công trình một cách đồng bộ từ khâu chuẩn bị thi công đến khi nghiệm thu và bàn giao công trình, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng, đổi mới thiết bị thi công để chế tạo ra sản phẩm tốt hơn với thời gian ngắn hơn, tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thi công mới, nâng cao năng lực về thiết bị thi công, sử dụng thiết bị phù hợp với từng công trình. Thường xuyên kiểm soát các quy trình bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trên công trường.

+ Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu: Đấu thầu xây lắp ngày nay không còn là thủ tục thuần túy mà đã trở thành vấn đề mang tính cạnh tranh trong các doanh nghiệp xây dựng. Giải quyết tốt nhất vấn đề này nghĩa là doanh nghiệp đã tăng khối lượng công trình thực hiện, tương đương với việc

tăng doanh thu. Cụ thể như thu thập và tổng hợp thông tin về thị trương xây dựng căn cứ vào kế hoạch xây dựng của nhà nước, ban ngành địa phương và căn cứ vào như cầu xây dựng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các dự án sắp tiến hành, thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, tiến hành tìm hiểu thông tin về chủ đầu tư, thị hiếu, uy tín và tiềm lực tài chính của khách hàng.

+ Nâng cao năng lực cán bộ quản lý: kỹ năng làm việc, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để có thể nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp sông đà bản gốc (Trang 56 - 58)