CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÁY THU HOẠCH LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.2. Các loại máy thu hoạch lạc
1.2.2. Các máy thu hoạch lạc hai giai đoạn
*Máy thu hoạch lạc đào- rải cây trên đồng
Loại máy này được sử dụng trong công nghệ thu hoạch quả khô. Máy có công năng đào lớp đất chứa quả, giũ đất bám vào rễ, quả và rải cây phơi trên đồng.
11
Các loại máy này có 2 bộ phận làm việc chính là lưỡi đào cố định và băng tải xích-thanh ngang có gắn các ngón để vận chuyển cây ra phía sau và giũ đất.
Máy thu hoạch lạc rải cây trên đồng (hình 1.5; 1.6;1.7; 1.8) được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Nam Phi và Úc…Loại máy này có bề rộng làm việc 1200 ÷ 3000mm. Loại máy có bề rộng làm việc 2000mm phối lắp với máy kéo 50HP, năng suất 0,5ha/h.
Hình 1.5.Sơ đồ máy thu hoạch lạc đào - rải cây trên đồng
Hình 1. 6. Máy thu hoạch lạc đào - rải cây PDSI-6 ( Mỹ)
12
Hình 1.7. Máy thu hoạch lạc đào-rải cây làm việc trên đồng (Mỹ)
Hình.1. 8.Máy thu hoạch lạc đào-rải cây làm việc trên đồng (Úc)
13
*Máy thu gom - bứt quả lạc
Các máy thu gom - bứt quả có các công năng: gom cây lạc, bứt quả, làm sạch quả, gom vào thùng chứa sau khi máy thu hoạch rải cây trên đồng phơi 2÷3 ngày nắng (hình 1.9; 1.10). Máy làm việc theo nguyên lý: các cây lạc được trống vơ lên và chuyển vào buồng bứt quả với các bộ phận trống bứt ngang trục, quả lạc sau khi bứt rơi xuống sàng làm sạch-quạt ly tâm, sau đó được vít tải chuyển lên thùng chứa quả.
Cây lạc sau khi qua các trống bứt quả được xả trên mặt đồng.
Hình 1.9.Máy thu gom- bứt quả liên hợp với máy kéo 80HP (Mỹ)
Hình 1.10.Máy thu gom-bứt quả lạc tự hành (Mỹ)
14
Máy thu gom-bứt quả lạc của Trung Quốc (hình1.11) có bộ phận thu gom và vận chuyển cây kiểu băng tải xích.. Máy liên kết với máy kéo 50H. Năng suất 1000kg/h.
Hình 1.11. Máy thu gom - bứt quả lạc (Trung Quốc) 1.2.3. Máy liên hợp thu hoạch lạc
Để thu hoạch quả tươi, các nước có nền kinh tế phát triển, kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc đã ứng dụng liên hợp máy thu hoạch lạc phối lắp với máy kéo ở dạng móc hoặc tự hành (hình 1.12; 1.13; 1.14).
Phương pháp thu hoạch lạc một giai đoạn đòi hỏi có tính năng kỹ thuật cao, trình độ công nghệ chế tạo hiện đại, vốn đầu tư ban đầu lớn. Song ngược lại, sử dụng máy sẽ có năng suất cao (0,2÷0,25ha/h), giảm được đáng kể công lao động (85-90%), tổn thất thấp do các công đoạn thu hoạch được khép kín trên một máy.
Nguyên lý làm việc của các máy liên hợp thu hoạch lạc gồm các bộ phận chính: Lưỡi đào – xích vuốt dựng cây – xích kẹp nhổ cây - tấm giũ đất - trống bứt quả - sàng quạt làm sạch quả - băng gầu tải quả - thùng chứa quả đóng bao
15
hoặc tự lật đổ lên xe vận chuyển. Thân cây sau khi được bứt quả được băng tải rải trên mặt đồng.
Đặc điểm chung của các máy liên hợp thu hoạch lạc là phải được cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất – gieo trồng –chăm sóc đến khâu thu hoạch. Các luống lạc chỉ được trồng 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 25-30cm, bề rộng luống 60cm, rãnh luống 30cm.
Loại máy tiêu biểu cho phương pháp thu hoạch lạc 1 giai đoạn là liên hợp máy thu hoạch lạc tự hành TPH-3252 của Đài Loan.Máy có các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:
- Thu hoạch 2 hàng lạc trồng trên 1 luống có bề rộng mặt 0,6 m; rãnh 0,3 m.
- Hệ thống di động: kiểu xích cao su;
- Bộ phận gom cây: dạng tay vơ chủ động;
Hình 1. 12. LHM thu hoạch lạc có hai cặp trống bứt quả Phối lắp với máy kéo 50HP (Úc)
16
Hình 1. 13. Máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành có 2 cặp trống bứt quả của Đài Loan (thu hai hàng riêng lẻ trên một luống)
17
Hình 1. 14. Máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành một cắp trống bứt quảTPH-3252 ( Đài Loan) - Bộ phận đào: dạng lưỡi cạnh sắc nghiêng theo chiều tiến máy 450
- Bộ phận kẹp nhổ: kiểu xích, má ngoài dạng vấu;
- Bộ phận giũ đất: kiểu va đập 2 bên;
- Bộ phận bứt quả: 2 trống thanh bản, quay ngược chiều nhau;
- Bộ phận làm sạch: sàng kết hợp với quạt;
- Bộ phận chứa quả: bin chứa có hệ thống thuỷ lực nâng hạ;
- Năng suất làm việc thuần túy: 0,2 ÷ 0,22 ha/h;
1.3. Kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao
Trung Quốc là một quốc gia Châu Á, năm 1980 đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng thành công các giống lạc mới cho năng suất cao, kết hợp các biện pháp kỹ thuật mới khác, trong đó có kỹ thuật gieo phủ nilông đã tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất lạc, đưa Trung Quốc trở thành số 1 về sản xuất lạc trên thế giới từ năm 1998. Hiện nay (2005) Trung Quốc tiếp tục đứng đầu sản xuất
18
lạc với diện tích 4.871.800 ha, sản lượng đạt 14.408.500 tấn, năng suất bình quân là 29,6 tạ/ha đứng thứ 2 sau Mỹ.
Theo các tài liệu nghiên cứu về kỹ thụât thâm canh lạc Trung Quốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.Trung Quốc đã nhập kỹ thuật che phủ nilông cho lạc của Nhật Bản từ năm 1978 – 1984. kỹ thuật này được khảo nghiệm rộng ở 13 tỉnh thành đủ cơ sở kết luận: áp dụng sẽ tăng năng suất lạc lên từ 20÷50% so với đối chứng. Kết quả áp dụng kỹ thuật mới năm 1993 với diện tích cả nước là 3.370.500 ha, trong đó hơn 10% che phủ nilông cho năng suất bình quân 24,91 tạ/ha, tăng 13,7% so năm 1990; tăng 39,9% so năm 1980.Tỉnh Sơn Đông với diện tích 800.000 ha đạt năng suất bình quân 34,5 tạ/ha , điển hình năng suất cao do che phủ nilông đạt 96 tạ/ha trên diện rộng 14 ha, nếu sử dụng giống mới như Lubua 14 năng suất đạt được106 tạ/ha.
Các nhà khoa học của Trung Quốc cho rằng, các nguyên nhân chính làm tăng năng suất lạc có che phủ nilông bởi vì:
- Tăng nhiệt độ trong tầng đất 0,5m từ 2,5÷3,9ºC làm cây lạc sinh trưởng khỏe, phân cành sớm, rút ngắn thới gian sinh tưởng, làm tăng số quả chắc trên cây.
- Giữ độ ẩm đất gieo và thời kỳ cây con, tránh làm dẽ đất khi mưa to, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại cây.
- Tăng họat động các vi sinh vật có ích trong đất, các vi sinh vật cố định đạm làm tăng sự phát triển bộ rễ, tăng sự hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ giúp cho sinh trưởng của cây.
- Tăng sự hấp thu ánh sáng của các tầng dưới lá do phản xạ của nilông, tăng tốc độ gió giữa các hàng, tăng sự trao đổi khí cacbon và làm tăng hiệu suất quang hợp của lạc.
- Tăng số quả chắc trên cây do nilông ngăn các tia ra muộn đâm xuống đất cho tạo quả vô hiệu, tập trung dinh dưỡng nuôi quả hình thành sớm.
19
Nói chung che phủ nilông đã tạo nên môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Kỹ thuật này còn có phạm vi áp dụng rất rộng cho các lọai cây trồng khác như ớt, cà chua, dứa v.v.
Quy trình kỹ thuật thâm canh lạc có che phủ nilông bao gồm các điểm chính sau:
Sử dụng các giống mới: Tùy theo điều kiện khí hậu, đất, nước từng khu vực sinh thái mà sử dụng các giống mới phù hợp cho năng suất cao.
Thời vụ gieo: tùy thuộc điều kiện khí hậu từng khu vực mà có thời gian gieo hạt cho phù hợp, nhìn chung nhiệt độ không khí trên 12º là gieo đựơc.
Phân bón cho 1 ha: Phân hữu cơ 8÷10 tấn ; Supe lân 400÷450 kg, Kali 120÷130kg, Ure 60÷100 kg (tùy theo lựơng phân hữu cơ); Vôi bột, đất chua nhiều bón 2 đợt, đợt 1 bón lúc cày bừa 400÷500 kg , đợt 2 dùng 20÷30 kg rải trực tiếp trên cây sau khi lạc ra hoa 15-20 ngày. Không trộn vôi với các loại phân khác.
Chọn đất và làm đất:
- Không trồng lạc trên đất bị bệnh như héo xanh, thối quả..
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình. Chủ động tưới tiêu - Độ cày sâu 15-20 cm
Kích thứơc luống và mật độ gieo trồng:
- Luống rộng 60 cm, rãnh luống rộng 30 cm, cao 15 cm. Khỏang cách giữa 2 hàng 27-30 cm, hốc cách hốc 13-15 cm, gieo 2 hạt /1 hốc, mật độ đạt 30-34 cây/m² cả rãnh.Cơ sở khoa học: thoát nước tốt, tưới thuận lợi, sử dụng nguyên lý hiệu ứng hàng bìa, tất cả các khóm lạc đều đựơc hưởng diện tích ánh sáng như nhau, tạo khả năng tăng năng suất 10÷20% so với tập quán cũ.
Kỹ thuật che phủ nylon - gieo:
- Làm đất lên luống: Cây vỡ bừa sau phẳng, gieo bằng máy hoặc bằng thủ công dùng thước chia ruộng rộng 0.6m , rãnh 0.3 m, dùng cây chia luống cho
20
nhanh đảm bảo độ cao của luống : lên luống bón toàn bộ phân chuồng đạm, lân, kali, cuốc lấp phân san hẳn mặt luống.
- Phun thuốc trừ cỏ :Có thể dùng Achetoclo ,Ronstar ,Butavil… phun theo chỉ dẫn
- Phủ nilông: Căng phẳng trên mặt luống. Vét đất ở rãnh lấp cố định nilông ở hai bên mép luống. Luống rộng 0.6 cm dùng nylon khổ 45 hoặc 50 cm.
Nilông phải sản xuất từ nhựa PE nguyên chất, độ dày 0,007mm để đảm bảo không khí giữ nhiệt, ấm, ánh sáng xuyên qua, đàn hồi tốt, đảm bảo không rách, tuyệt đối không dùng nylông tái sinh.
- Gieo: Dùng que đục lỗ theo khoảng cách hốc 13-15 cm, nên gieo hai hàng dọc luống, nếu gieo 4 hàng thì khoảng cách hốc là 20 cm. Gieo hạt vào lỗ đã đục, độ sâu 3-4 cm, mỗi lỗ 2 hạt. Chú ý nếu đất khô phải tưới nước vào lỗ hoặc để tranh thủ thời gian và bảo đảm mật độ có thể ngâm hạt nhú mầm mới gieo.
Chăm sóc :
- Sau gieo 7-10 ngày, kiểm tra nếu mất khoảng nhiều thì gieo dặm lại (bằng hạt đã nhú mầm ).
- Khi lạc 3-5 lá dùng tay bới đất quanh gốc cho lạc phát triển thuận lợi, phun vi đa lượng đợt 1.
- Khi lạc 8-9 lá hoặc có hoa ra bới kiểm tra đưa các cành lạc bị kẹt dưới nylon lên trên nylon. Phun vi lượng đợt 2 nếu lạc sinh trưởng kém.
- Bón vôi đợt 2 sau khi lạc ra hoa được 15-20 ngày, vãi trực tiếp lên cây lúc khô sương.
- Phun thuốc trừ sâu nếu bị phát hiện, phun trừ bệnh đốm lá, gỉ sắt đợt 1 từ 10-15 ngày. Đợt 2 sau đợt 1 là 15 ngày bằng Daconil, Boocdo và các thuốc trừ bệnh lá khác. Có thể trộn lẫn thuốc trừ sâu và trừ bệnh để phun.
- Chống úng, hạn cho lạc: Sau các trận mưa to phải tháo xả nước ngay, khi lạc bị hạn vào giai đoạn ra hoa làm quả thì tưới nước ngay.
21
- Chống chuột: đánh chuột bằng bẫy, đào bắt bằng bả sinh học.
Thu hoạch : Bằng máy hoặc bằng thủ công
Từ ngày thứ 90, kiểm tra nếu thấy lạc bị mọc mầm thì thu ngay nếu không thì có thể để đến 110-115 ngày cho lạc mảy khi thu hoạch tranh thủ phơi không để chất đống làm giảm sức nảy mầm.
Kỹ thuật thâm canh lạc là tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật về giống, vật tư nông nghiệp và phương pháp canh tác, nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của cây lạc. Áp dụng làm tăng năng suất 20÷50% là có cơ sở khoa học và đã được chứng minh trên diện rộng không chỉ Trung Quốc mà còn ở các nước châu Á : Đài Loan , Hàn Quốc…kỹ thuật thâm canh này phù hợp với việc thu hoạch bằng các máy liên hợp thu hoạch.
Ở Việt nam, năm 2004-2005 Trung tâm sản xuất thực nghiệm giống Trảng Bàng –Tây Ninh đã bắt đầu ứng dụng mô hình kỹ thuật thâm canh sản xuất lạc, kết hợp với kỹ thuật canh tác, gieo hàng hẹp : bề rộng luống 60cm, rãnh luống 30 cm, cao 15 cm bằng máy gieo GLH-0.2.
Hình 1.15.Ruộng lạc hàng hẹp gieo bằng máy phủ nilông ở Trung Quốc
22
Hình 1.16.Ruộng lạc hàng hẹp gieo bằng máy gieo GLH-0.2 (Xã Đôn Thuận-huyện Trảng Bàng –Tây Ninh)