Tình hình nghiên cứu ứng dụng máy thu hoạch lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THIẾT kế và CHẾ tạo máy LIÊN hợp THU HOẠCH lạc (Trang 36 - 43)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÁY THU HOẠCH LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.4. Tình hình nghiên cứu ứng dụng máy thu hoạch lạc ở Việt Nam

Ở nước ta lạc thường được gieo thành khóm và thành từng hàng, mỗi khóm 9 đến 12 cây và khoảng 8-12 khóm/m2, chiều dài cây 35-45 cm, quả lạc nằm phía dưới đất, cách bề mặt 3-10 cm và phân bố xung quanh gốc trong phạm vi bán kính 10 cm. Lạc được trồng trên đất đồi, đất pha cát. Quy trình thu hoạch lạc thủ công hiện nay ở các địa phương có khác nhau, nếu đất pha cát thì có thể nhổ trực tiếp sau đó bứt quả, nếu đất thịt phải tháo nước vào ruộng, ngâm một thời gian sau đó mới nhổ cây, bứt quả.Trong sản xuất nông nghiệp, cây lạc được coi là cây trồng có giá trị hàng hoá cao phục vụ xuất khẩu và công nghiệp chế biến dầu. Diện tích và sản lượng lạc ở nước ta không ngừng tăng và hình thành nhiều vùng sản xuất lạc tập trung. Tuy nhiên việc nghiên cứu cơ giới hóa sản xuất lạc nói chung cũng như thu hoạch lạc nói riêng chưa được quan tâm. Đến nay việc

23

thu hoạch lạc chủ yếu vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công: nhổ, thu gom, bứt quả đều thực hiện bằng tay.

Các công trình nghiên cứu về cơ giới hóa thu hoạch lạc ở nước ta rất ít ỏi về nội dung và kết quả.

Năm 1970, Viện Công cụ và Cơ giới hoá nông nghiệp (nay là Viện Cơ Điện Nông nghiệp và Công nghệ STH) đã tiến hành thí nghiệm cơ giới hoá sản xuất cây lạc ở nông trường Mộc Châu bằng hệ thống máy cỡ nhỏ như phay đất, cày lên luống, máy rạch hàng, máy bón phân gieo hạt, máy xới. Riêng khâu thu hoạch dùng máy đào khoai tây của nhật để đào rỡ lạc, sau đó gom lại, dùng máy đập theo nguyên lý đập dọc trục để bứt quả, tất cả các máy trên đều dùng nguồn động lực công nông-7. Với hệ thống máy đó, chi phí sản xuất lạc trên 100 công/ha, tăng năng suất lao động từ 4-5 lần so với thủ công.

Vào những năm 1970, Viện Công cụ và Cơ giới hóa Nông nghiệp đã nghiên cứu máy bứt quả lạc BL-300. Máy gồm các bộ phận như băng chuyền cấp liệu, buồng đập theo nguyên lý đập dọc trục với răng trống đập bằng cao su và bộ phận làm sạch sơ, máy liên hợp với động cơ điện 4,5Kw hoặc động cơ điêzen 7÷12 HP. Kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Bắc ninh, Bắc giang và Thanh hoá theo quy trình khi thu hoạch cắt cây 20÷25 cm, sau đó nhổ và tiến hành bứt quả bằng máy, độ ẩm quả 40%, độ ẩm thân cây 50%, năng suất máy đạt 450÷500kg /h, độ sót nhỏ hơn 1%, độ nứt vỡ 8÷10%, độ sạch sản phẩm 84÷90%.

Máy có năng suất khá cao, song tỷ lệ quả nứt vỡ tới 10%, tỷ lệ quả còn cuống lớn hơn 30%. Vì vậy ảnh hưởng đến công đoạn làm khô, bảo quản chế biến nên chưa được ứng dụng rộng vào sản xuất. Đề tài dừng lại không có điều kiện tiếp tục nghiên cứu cải tiến.

Năm 1987, TS Trần Đức Dũng và KS. Võ Thành Bang đã đề xuất kiểu bộ phận đào phối hợp cho máy ĐL với mục tiêu phá vỡ liên kết lớp đất quả, giảm lực nhổ sau khi đào. Bộ phận đào phối hợp gồm:

24

- Ba lưỡi đào phẳng hình tam giác lắp cố định trên khung;

- Một trục rotor lắp sau lưỡi đào, được truyền chuyển động từ trục thu công suất máy kéo qua hộp số bánh răng nón. Rotor được kết cấu dạng các đĩa có 3 cánh với đường kính ngoài 150 mm, khoảng cách giữa các đĩa 90 mm, số vòng quay 310 v/ph. Máy đào lạc với bộ phận đào kết hợp được liên hợp với máy kéo MTZ-50. Kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy máy có khả năng đáp ứng được yêu cầu phá vỡ liên kết, giảm đáng kể lực nhổ cây sau khi đào và tỷ lệ tổn thất thấp..

Năm 1986-1987. Viện Công cụ và Cơ giới hoá Nông nghiệp đã nghiên cứu và giới thiệu công cụ bứt quả lạc đạp chân (hình 1.17). Công cụ làm việc theo nguyên lý cấu tạo của guồng tuốt lúa đạp chân, chỉ khác về hình dạng răng và cách bố trí răng tuốt. Răng guồng tuốt lúa có dạng hình tam giác và mặt phẳng vuông góc với trục trống tuốt, còn ở guồng bứt quả lạc răng có dạng cung tròn và mặt phẳng răng nghiêng với trục trống góc 450. Nhờ dạng răng cung tròn mà guồng bứt quả không kéo theo và làm tước đứt các cành lạc. Công cụ này có năng suất 80 kg quả/h, tỷ lệ quả sót và nứt vỡ nhỏ hơn 1%. Tuy nhiên cả hai mẫu máy đào lạc và guồng bứt quả lạc đều chưa được ứng dụng trong sản xuất, các kết quả nghiên cứu mang tính chất thử nghiệm thăm dò nguyên lý.

Năm 2003-2006 Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH đã triển khai thực hiện đề tài cấp Bộ nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo, máy bứt quả lạc phục vụ CGH sản xuất lạc theo quy trình thâm canh lạc che phủ ni lông. Kết quả nghiên cứu đã đưa vào ứng dụng trong sản xuất ở huyện Trảng Bàng-Tây Ninh máy bứt quả lạc tươi 2 trống BQL-2T và máy bứt quả lạc BQL-300 (hình 1.18; 1.19) có năng suất 150÷160 kg/h. Tuy có chất lượng làm việc đáp ứng yêu cầu thu họach, nhưng năng suất còn hạn chế. Vì vậy việc ứng dụng các máy bứt quả này chưa được mở rộng trong sản xuất.

25

Hình 1. 17.Máy bứt quả lạc thủ công

Hình 1.18. Máy bứt quả lạc tươi 2 trống BQL-2T

26

Hình 1.19.Máy bứt quả lạc BQL-300

Đầu năm 2001, một đề mục của đề tài cấp nhà nước KC-07-15 (Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) thuộc chương trình cấp Nhà nước KC-07 về “ Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy đào lạc ĐL-0.3” liên hợp với máy kéo 50 HP được triển khai tại Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ở TP Hồ Chí Minh, đây là đề tài nghiên cứu máy thu hoạch theo phương pháp nhiều giai đoạn. Đã thiết kế chế tạo máy đào lạc ĐL-0.3 (Hình1.

20).Bề rộng làm việc của máy 1000mm, Năng suất làm việc 0,3 ha/h. Liên kết treo với máy kéo MTZ-50 hoặc MTZ-80.Truyền động: từ trục thu công suất máy kéo. Máy có năng suất khá cao, tuy nhiên còn có mặt hạn chế khi làm việc trên nền đất ẩm hay bị ùn tắc.

Như vậy tính đến nay, tình hình nghiên cứu máy thu hoạch lạc ở nước ta tiến hành rời rạc, gián đoạn do nguồn kinh phí được cấp ít nên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

27

Hình 1.20.Máy đào lạc ĐL-0.3 1.4. Kết luận:

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng các loại máy phục vụ CGH thu hoạch lạc trên thế giới và ở Việt Nam, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Đến nay việc thu hoạch lạc trên thế giới theo công nghệ: thu hoạch quả tươi và quả khô:

- Với công nghệ thu hoạch quả tươi được thực hiện chủ yếu theo phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn kết hợp máy đào, thu gom cây bằng phương pháp thủ công và máy bứt quả. Ở một số nước công nghiệp phát triển đã áp dụng phương pháp thu hoạch một giai đoạn bằng máy liên hợp thu hoạch.

- Với công nghệ thu hoạch quả khô được thực hiện theo phương pháp thu hoạch 2 giai đoạn với máy đào rải cây phơi trên đồng và máy liên hợp thu gom bứt và làm sạch quả, tỷ lệ hao hụt 5÷8% không phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta do nóng và ẩm, hay có mưa khi thu hoạch.

2. Kỹ thuật thâm canh lạc là tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật về giống, vật tư nông nghiệp và phương pháp canh tác, nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của cây lạc. Áp dụng làm tăng năng suất 20÷50% là có cơ sở khoa học và đã được chứng minh trên diện rộng không chỉ Trung Quốc mà còn ở các nước châu Á : Đài Loan , Hàn Quốc… Ở Việt nam, năm 2004-2005 Trung tâm sản

28

xuất thực nghiệm giống Trảng Bàng –Tây Ninh đã bắt đầu ứng dụng mô hình kỹ thuật thâm canh sản xuất lạc, kết hợp với kỹ thuật canh tác, gieo hàng hẹp bằng máy gieo GLH-0.2. Kỹ thuật thâm canh này phù hợp với việc thu hoạch bằng máy liên hợp thu hoạch.

3. Ở nước ta hiện nay thu hoạch lạc chủ yếu theo công nghệ thu hoạch quả tươi, theo phương pháp nhiều giai đoạn và hoàn toàn bằng thủ công. Đã có một số công trình nghiên cứu về máy đào lạc, máy và công cụ bứt quả lạc…tuy nhiên còn có mặt hạn chế như : năng suất còn thấp, tỷ lệ hao hụt còn cao… nên mới chỉ dừng ở kết quả thử nghiệm mẫu.

4. Thu hoạch lạc quả tươi theo phương pháp một giai đoạn bằng các máy liên hợp thu hoạch là phương pháp tiên tiến, có năng suất cao, giảm được nhiều công lao động, hạn chế được tỷ lệ hao hụt cần được tiếp cận nghiên cứu, ứng dụng ở Việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của sản xuất lạc hiện nay.

29

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THIẾT kế và CHẾ tạo máy LIÊN hợp THU HOẠCH lạc (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)