3.2. Nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng curcumin
3.2.2. Nghiên cứu tách chiết curcumin trong mẫu nano chitosan từ tính mang curcumin
3.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ nano chitosan từ tính mang curcumin đến độ hấp thụ quang
Để khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ Fe3O4 – CS – Cur đến độ hấp thụ, nồng độ của Fe3O4 – CS – Cur được pha lớn hơn so với nồng độ dung dịch curcumin để đo UV-Vis. Cụ thể, nồng độ dung dịch Fe3O4 – CS – Cur được pha với các nồng độ từ
6.10-3 mg/l đến 1,7.10-1 mg/l. Kết quả độ hấp thụ quang được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.8.
Bảng 3.5: Kết quả đo độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur theo nồng độ Nồng độ CM(mg/l)
Fe3O4-CS-Cur
Độ hấp thụ quang (A)
Nồng độ CM (mg/l) Fe3O4-CS-Cur
Độ hấp thụ quang (A)
6.10-3 0,035 1.10-1 1,58
8.10-3 0,04 1,2.10-1 1,93
1.10-2 0,101 1,3.10- 2,08
2.10-2 0,31 1,4.10-1 2,26
4.10-2 0,60 1,5.10-1 2,42
6.10-2 0,91 1,6.10-1 2,80
8.10-2 1,25 1,7.10-1 2,76
A 1,363
R 0,99852
SD 0,05836
0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.0
0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0
Do hap thu quang
Nong do Fe3O4- CS-Cur (mg/l)
Hình 3.8: Ảnh hưởng của nồng độ Fe3O4 – CS – Cur đến độ hấp thụ quang
Từ đồ thị trên cho thấy, khoảng tuyến tính xác định được độ hấp thụ quang của mẫu Fe3O4 – CS – Cur trong khoảng nồng độ từ 1.10-2 đến 1,5.10-1 mg/l.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của dung môi chiết
Tương tự như đối với curcumin, trong nghiên cứu này độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur trong dung môi etanol-nước được khảo sát. Để khảo sát điều này, Fe3O4 – CS – Cur được pha ở các nồng độ khác nhau nằm trong khoảng tuyến tính đã xác định ở trên. Các điều kiện đo được giữ không đổi. Kết quả thực nghiệm được nêu ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kết quả đo độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur ở các tỷ lệ dung môi khác nhau với các nồng độ khác nhau
Nồng độ Fe3O4 – CS –
Cur (mg/l)
Độ hấp thụ quang (A) theo tỷ lệ dung môi
etanol: nước Etanol
tuyệt đối Tỷ lệ
9:1
Tỷ lệ 8:2
Tỷ lệ 7:3
Tỷ lệ 6:4
Tỷ lệ 5:5
1,2.10-1 0,124 0,095 0,067 0,039 0,018 1,93 1,3.10-1 0,186 0,14 0,129 0,106 0,085 2,08 1,4.10-1 0,257 0,223 0,207 0,182 0,145 2,26 1,5.10-1 0,337 0,313 0,283 0,262 0,237 2,42
Từ kết quả trên cho thấy độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur trong dung môi etanol–nước giảm rất nhiều. Ở nồng độ 1,2.10-1 độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur trong dung môi etanol là 1,93 nhưng trong dung môi etanol : nước với tỷ lệ 9:1 độ hấp thụ của Fe3O4 – CS – Cur giảm xuống còn 0,124; với tỷ lệ 5:5 thì độ hấp thụ chỉ còn 0,018; như vậy độ hấp thụ đã giảm từ 15,56 đến 107 lần. Khi nồng độ của Fe3O4 – CS – Cur tăng lên thì độ hấp thụ của Fe3O4 – CS – Cur trong cùng tỷ lệ dung môi etanol – nước tăng lên nhưng vẫn giảm so với trong dung môi etanol
khoảng trên 6 lần và sự giảm này tăng lên khi tỷ lệ dung môi etanol : nước giảm dần. Vì vậy, việc dùng dung môi etanol – nước là không hiệu quả đối với việc hòa tan Fe3O4 – CS – Cur. Như vậy, khi đo phổ hấp thụ UV-Vis của Fe3O4 – CS – Cur thì dùng dung môi etanol tuyệt đối là tốt nhất trong các dung môi đang xét.
3.2.2.3. Ảnh hưởng của thời gian hòa tan
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian hòa tan đến độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur. Chuẩn bị dung dịch Fe3O4 – CS – Cur bằng cách cân 0,01 gam Fe3O4 – CS – Cur cho vào cốc thủy tinh 50ml và pha với 10ml etanol.
Tiến hành hòa tan Fe3O4 – CS – Cur bằng máy khuấy từ trong các khoảng thời gian khác nhau. Trong thực nghiệm này, curcumin được hòa tan trong các khoảng thời gian lần lượt là 45; 50; 55; 60; 65; 70; 80; 90; 100; 110 phút. Dung dịch sau khi khuấy ở thời gian nghiên cứu được pha loãng trong bình định mức 10ml với dung môi etanol để được dung dịch 1,4.10-1ml/l, sau đó đem đo UV – Vis các dung dịch thu được. Kết quả thu được, được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.9.
Bảng 3.7: Kết quả độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur theo thời gian hòa tan Thời gian (phút) Độ hấp thụ quang Thời gian (phút) Độ hấp thụ quang
45 1,62 70 2,28
50 1,88 80 2,28
55 2,02 90 2,28
60 2,26 100 2,28
65 2,27 110 2,28
SD 0,0355
R 0,9941
40 50 60 70 80 90 100 110 120 1.6
1.7 1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 2.3
Do hap thu quang
Thoi gian (phut)
Hình 3.9: Độ hấp thụ quang của Fe3O4 – CS – Cur theo thời gian hòa tan Kết quả trên cho thấy, thời gian hòa tan Fe3O4 – CS – Cur trong dung môi etanol để đạt dung dịch bão hòa là 60 phút.
3.2.2.4. Ảnh hưởng của nền mẫu
Để đánh giá ảnh hưởng của nền mẫu, chúng tôi tiến hành quét phổ UV – Vis của 3 dung dịch là curcumin, nền mẫu nano chitosan từ tính và nano chitosan từ tính mang curcumin. Các mẫu này đều được hòa tan trong dung môi etanol với nồng độ tương đương trong kiện tối ưu cho phép, phổ hấp thụ thu được, được trình bày trên hình 3.10.
300 350 400 450 500 550 0.00
0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.20 0.22 0.24 0.26 0.28 0.30 0.32
Do hap thu quang
Buoc song (nm)
Fe3O4-CS-Cur Cur
Fe3O4-CS
Hình 3.10: Phổ hấp thụ của Cur, Fe3O4 – CS và Fe3O4 – CS – Cur
Từ phổ hấp thụ trên cho thấy rằng, nền nano chitosan từ tính không ảnh hưởng đến phổ hấp thụ quang của curcumin trong nano chitosan từ tính.