Về tổ chức thực hiện pháp luật doanh nghiệp xã hội

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 81)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp xã hội

3.2.3. Về tổ chức thực hiện pháp luật doanh nghiệp xã hội

Hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở nước ta hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn vì thế sự tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước, của các doanh nghiệp phát triển trong nước và quốc tế sẽ giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội. Đặc biệt là yếu tố nguồn nhân lực, để những người trẻ tuổi trở thành các Doanh nhân xã hội thành công, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ về kỹ thuật, từ quản lý tài chính và con người, lập kế hoạch kinh doanh, marketing, PR, kêu gọi đầu tư cho đến đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, vận động, các hình thức kèm cặp, hướng dẫn,... đều cần thiết.

- Các nhà hoạt động xã hội có vốn xã hội phong phú nhưng ít kinh nghiệm kinh doanh cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh, những chương trình đào tạo này cần được thiết kế cho từng nhóm đối tượng cụ thể để cân bằng giữa mục tiêu xã hội với thực tiễn kinh doanh.

- Các Doanh nhân xã hội đã thành công trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng muốn đóng góp tài năng và khả năng lãnh đạo vào giải quyết các vấn đề xã hội. Đối với những người này, họ chủ yếu tập trung hỗ trợ giải quyết vấn đề xã hội trước mắt mà họ đang gặp phải hàng ngày như trẻ em lang thang cơ nhỡ, lao động trẻ em, môi trường, giáo dục cho trẻ em, người già, trẻ em mồ côi. Nâng cao nhận thức của mọi người về các vấn đề xã hội và định hướng cho các hỗ trợ của họ để giải quyết tận gốc vấn đề có thể sẽ là

cách thức hỗ trợ những người này trong việc xác định thị trường xã hội cho các đầu tư của họ.

Hơn nữa, cần thành lập một bộ phận/cơ quan thực hiện quản lí nhà nước, thúc đẩy, hỗ trợ DNXH. Về tổ chức quản lý hành chính, Nghị định hướng dẫn về DNXH có thể quy định về việc thành lập một bộ phận/cơ quan ở cấp phòng trong cơ cấu tổ chức của một Bộ chịu trách nhiệm về quản ly nhà nước, khuyến khích, hỗ trợ các DNXH. Dựa trên tính chất đầu mối, đa ngành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có thể xem xét, thành lập một Phòng chuyên trách về DNXH đặt trong cơ cấu của Cục Phát triển Doanh nghiệp, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Một sự lựa chọn khác là có thể thành lập một tổ chức độc lập trong cơ cấu của một Tổ chức chính trị- xã hội của Nhà nước để thực hiện các chương trình hỗ trợ DNXH. Đây chính là bài học kinh nghiệm từ Thái Lan. Tuy nhiên, truyền thống sử dụng các công cụ là các tổ chức trung gian, hỗn hợp ở Việt Nam còn hạn chế và ít đem lại hiệu quả, bởi vị trí độc lập của các tổ chức này thay vì đem lại ưu thế về tính năng động, lại thường tạo ra khoảng trống về trách nhiệm, khiến tổ chức gặp khó khăn trong việc tập hợp nguồn lực của các bên liên quan, nhất là các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương.

Như vậy, sự lựa chọn bên trên vẫn có tính thuyết phục hơn. Và để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, Cơ quan chuyên trách về DNXH nên thực hiện các chương trình hỗ trợ DNXH thông qua một bên thứ 3 là các tổ chức trung gian phát triển DNXH dưới hình thức đấu thầu cạnh tranh, thuê ngoài, hoặc đặt hàng, trong khi Cơ quan giữ vai trò giám sát, theo dõi và đánh giá.

3.2.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa của doanh nghiệp xã hội Cần phải phổ biến rộng rãi hình thức doanh nghiệp xã hội bằng các

kênh thông tin xã hội, ví dụ như: Tài liệu về các Doanh nhân xã hội xuất sắc, nổi bật và công việc của họ tại Việt Nam có thể sẽ góp phần vào nâng cao nhận thức của người dân về Doanh nhân xã hội và vai trò của họ trong việc phát triển xã hội. Nó cũng sẽ giúp vận động các nhà ra chính sách hiểu về vai trò của Doanh nghiệp xã hội không chỉ trong việc giải quyết các nhu cầu xã hội cấp bách mà còn là một bộ phận quan trọng của xã hội dân sự đang lớn mạnh trong đó quyền của tất cả mọi người sẽ được lắng nghe và tôn trọng. Ngoài ra việc phổ biến mô hình Doanh nghiệp xã hội quốc tế cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức, sự thừa nhận và tạo sự hỗ trợ từ các nhà hoạch định chính sách và từ công chúng.

Các phương thức phổ biến hình thức DNXH:

- Phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và quảng bá về Doanh nghiệp xã hội.

- Các tờ rơi, sách giới thiệu, trang web được thiết kế tốt bằng tiếng Việt giới thiệu về Doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về một thế hệ Doanh nhân xã hội mới xuất hiện.

- Hội thảo, seminar về Doanh nghiệp xã hội và các mô hình hoạt động của nó sẽ góp phần vào việc lôi cuốn các nhà công tác thực tiễn phát triển, các nhà tài trợ và các nhà hoạch định chính sách về vấn đề đang thảo luận.

- Mạng làm việc đang trở nên quan trọng để kết nối mọi người với nhau, kết nối Doanh nghiệp xã hội với Doanh nhân xã hội với những người khác. Tuy nhiên, mạng này cần kết nối với các mạng kinh doanh và phát triển rộng hơn để trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm, lôi cuốn mọi người tham gia và ủng hộ. Cũng cần một mạng kết nối với các đối tác quốc tế...

Trên đây là một số giải pháp cơ bản để phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, giải pháp cơ bản nhất, cần thiết và hiệu quả nhất

hiện nay, để có thể cho mọi người thấy được, hiểu được về doanh nghiệp xã hội là thông qua mạng internet, báo đài, truyền hình và đặc biệt là qua hệ thống giáo dục… Đó là việc mà không chỉ các nhà lãnh đạo, các doanh nhân xã hội mới làm được, mà tất cả mọi người, những ai quan tâm tới nó, muốn phát triển nó đều có thể tự mình góp sức thực hiện được.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w