Chương 5 NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI
5.4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải chứa kim loại nặng và kháng sinh các nhà máy sản xuất dược phẩm
Trong các nhà máy sản xuất dược phẩm việc xử lý các chất thải độc hại và chất thải nguy hiểm là một yêu cầu bắt buộc. Không cho phép thải các kim loại nặng hoặc tồn dư kháng sinh vào môi trường gây hiểm hoạ lớn cho cộng đồng mà có thể sinh ra các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc. Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp xử lý nước thải chứa kim loại nặng trong phân xưởng kiểm nghiệm. Còn đối với nước thải chứa kháng sinh, không phải là sản phẩm đăng ký chính của Đề tài, chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn 01 luận văn cao học về vấn đề xử lý nước thải chứa kháng sinh.
Nước thải vào
Nước thải ra 1
2
5 4
7 8 Cột than hoạt tínnh
Trong tài liệu về xây dựng phương án xử lý môi trường phòng thí nghiệm theo nguyên tắc GLP có đề cập đến một loạt những chất thải gây ô nhiễm như : nước thải chứa các hoá chất thông thường, nước thải chứa các dung môi hữu cơ, nước thải chứa các kim loại độc Hg, As, Pb,… chúng tôi chọn đối tượng nước thải chứa kim loại nặng để tìm giải pháp xử lý, vì đây cũng là những nỗi bức xúc của các phân xưởng kiểm nghiệm dược. Sau một thời gian nghiên cứu tìm các biện pháp xử lý, chúng tôi đã chọn một loại zeolít có thể trao đổi tốt và giữ lại các kim loại nặng trên cột.
Trên hình 40 nêu mô hình xử lý nước thải phòng thí nghiệm chứa kim loại nặng. Hiệu quả xử lý được đánh giá trên máy Quang phổ hấp thụ tại Trung tâm đàứo tạo và phỏt triển sắc ký thành phố Hồ Chớ Minh. Kết quả được nờu trong bảng sau:
Bảng 10 - Kết quả phân tích chất lượng nước thải chứa kim loại nặng KẾT QUẢ
Chổ tieâu
ẹụn
vị Phương pháp Trước khi
xử lý Trước khi
xử lý Sau khi xử
lyù laàn 1 Sau khi xử lý lần
2
Sau khi xử lý lần
3
Sau khi xử lyù laàn 4
Pb mg/l Kỹ thuật AAS 0,25 0,1 KPH KPH KPH 0,1
As àg/l Kỹ thuật AAS 244,83 229,65 10,58 13,08 16,61 22,87 Hg àg/l Kỹ thuật AAS KPH KPH KPH KPH KPH KPH
Cần lưu ý rằng, trong nước thải chứa kim loại nặng có các dung môi hữu cơ độc, sau khi xử lý chưa được phép thải vào hệ thống thải chung của nhà máy. Vì vậy chúng tôi phải lắp đặt thêm bộ xử lý để bắt lại tất cả các hợp chất hữu cơ. Từ kết
quả đó theo yêu cầu của các cơ sở chúng tôi đã lắp đằt dàn thiết bị thử nghiệm cho phân xưởng kiểm nghiệm Liên hợp xí nghiệp Dược Hậu Giang và Dược Trà Vinh.
Sau nhiều tháng sử dụng các cơ sở kiểm tra đánh giá vẫn cho kết quả tốt.
Vấn đề nóng bỏng thứ hai trong các loại chất thải lỏng của Xí nghiệp dược và nước thải chứa kháng sinh. Như đã biết, việc bào chế kháng sinh cũng sinh ra một lượng nước thải chứa kháng sinh. Kháng sinh đi vào môi trường nó có thể tiêu diệt các vi sinh vật đồng thời tạo điều kiện cho những vi khuẩn kháng thuốc phát triển.
Các vi khuẩn này sẽ lây lan sang các loại khác có thể nảy sinh ra các chủng vi khuẩn gây bệnh vô cùng nguy hiểm cho người và vật nuôi.
Do đó việc tìm kiếm một phương pháp xử lý thích hợp dư lượng kháng sinh trong nước thải của các xí nghiệp dược phẩm là một vấn đề hết sức bức thiết mà cho đến hiện nay chưa có công nghệ xử lý khả thi.
Những kết quả nghiên cứu về vấn đề này được trình bày trong luận văn Thạc sĩ của Bùi Quang Minh : “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải cho các phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN”
do chủ nhiệm Đề tài hướng dẫn. Qua các số liệu nhận được có thể kết luận là phương pháp “oxy hóa tiên tiến” với việc sử dụng tác nhân oxy hóa Fenton là hỗn hợp FeS04/H202 theo tỷ lệ thích hợp để xử lý nứơc thải chứa β-lactam đạt hiệu quả cao. Kiến nghị có thể nghiên cứu qui trình công nghệ áp dụng giải pháp nêu trên trong phạm vi công nghiệp.
Chương 6 – NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP
Trong sản xuất dược và thuỷ sản xuất khẩu, công nhân trong các phân xưởng sản xuất nhất thiết phải đeo các trang bị phòng hộ trong đó có khẩu trang bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi bị ảnh hưởng của bụi và hơi khí độc. Việc đeo trang bị phòng hộ ngoài việc bảo vệ sức khỏe cho người lao động giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, các
trang bị phòng hộ còn có tác dụng nhăn ngừa và giảm thiểu sự ô nhiễm vi khuẩn do con người ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hiện nay cả nước nói chung và các ngành nêu trên, các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp chỉ là những khẩu trang làm bằng các loại vải thông thường, tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm là rất thấp. Chính vì lẽ đó đối tượng của giải pháp công nghệ là các trang bị bảo hộ cho công nhân dạng khẩu trang và chụp phòng hộ loại gọn nhẹ nhằm chống tạp nhiễm cho sản phẩm dược và thuỷ sản xuất khẩu cho người và xử lý bụi và hơi hóa chất độc và mùi lạ trong sản xuất.
Nhìn bề ngoài, những trang bị phòng hộ nêu trên rất đơn giản, song hàng chục năm trở lại đây các viện nghiên cứu chuyên ngành chưa có khả năng sản xuất trong phạm vi công nghiệp những trang bị cá nhân có chất lượng nhằm bảo vệ cơ quan hô hấp chống lại các loại bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Điều đó chứng tỏ tính chất phức tạp về công nghệ và nguyên liệu chế tạo ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài.
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi phải tạo ra nhiều giải pháp công nghệ nhằm khắc phục những khó khăn về nguyên liệu, công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật và chỉ tiêu sử dụng.
Xuất phát từ mục đích và kinh nghiệm sử dụng rộng rãi các loại khẩu trang của nước ngoài trên thị trường Việt Nam, chúng tôi chọn 3 loại để làm cơ sở nghiên cứu thiết kế, đó là:
- Khẩu trang phòng bụi có tấm lọc KB-821 - Chụp định hình phòng bụi CB-823 - Chụp nhựa phòng bụi có tấm lọc PB-825
và tương ứng với 3 loại trên là 3 loại khẩu trang phòng hơi khí độc đó là:
- Khẩu trang phòng độc có tấm lọc KD-822 - Chụp định hình phòng độc CD-824 - Chụp nhựa phòng độc có tấm lọc PD-826
Trong Đề tài chúng tôi đã sử dụng số liệu nghiên cứu nhân trắc học đầu mặt người Việt Nam của Học viện Quân Y phối hợp với Viện Hóa học quân sự và Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động để giải quyết đường viền khép kín cho các loại khẩu trang nêu trên.