Khái niệm thuật ngữ

Một phần của tài liệu Luận án đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng việt (Trang 21 - 24)

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẬT NGỮ HỌC

1.2.2. Khái niệm thuật ngữ

Quan điểm của trường phái Áo định nghĩa thuật ngữ xuất phát từ khái niệm.

Lí thuyết chung của thuật ngữ dựa vào đường hướng này, trong đó bản chất của các khái niệm, các mối liên quan mang tính khái niệm, mối quan hệ giữa thuật ngữ và khái niệm và việc chuyển từ thuật ngữ sang khái niệm giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa phương pháp sử dụng trong thuật ngữ và phương pháp sử dụng trong từ vựng học. Mục tiêu của các nhà thuật ngữ học là định danh cho khái niệm, có nghĩa là họ chuyển từ “khái niệm” sang “thuật ngữ”. Ngược lại, các nhà từ vựng học bắt đầu bằng từ - mục từ trong từ điển - và đặc tả nó theo chức năng và ngữ nghĩa, tức là họ chuyển từ “từ” sang “khái niệm”, theo hướng ngược lại. Theo Cabre (1999), cách nhìn này “được coi là quan điểm lí thuyết về thuật ngữ có tính hệ thống và rõ ràng nhất” [89, 8].

Là người khởi xướng quan điểm này, Wüster coi thuật ngữ là một vấn đề độc lập và được xác định trong mối quan hệ giữa các khoa học như vật lí, hoá học, y

học v.v. và là kết hợp của các ngành khác như ngôn ngữ học, lôgic, nhân sinh quan, và khoa học máy tính. Ví dụ, thuật ngữ học có chung mối quan tâm cơ bản với lôgic là khái niệm. Ngược lại với từ vựng học quan tâm đến tên gọi - quan hệ về nghĩa, thuật ngữ học chủ yếu quan tâm đến mối quan hệ giữa đối tượng trong thế giới thực và các khái niệm đại diện cho chúng [89, 8].

Sự độc lập của thuật ngữ đối với ngôn ngữ học, hoặc, trực tiếp hơn, là trong mối quan hệ với từ vựng học đã được làm rõ theo quan niệm này. Thuật ngữ học và từ vựng học khác nhau ở cách chúng tiếp nhận và xử lí cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu và trong chính đối tượng nghiên cứu, trong phương pháp của chúng, với cách mà thuật ngữ được thể hiện và trong những điều kiện cần phải xem xét khi đề nghị những thuật ngữ mới.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu mở rộng phạm trù nghiên cứu thuật ngữ. Họ không chỉ quan sát thuật ngữ trong mối quan hệ với khái niệm mà còn đề cập đến các bình diện khác của thuật ngữ. Sự phát triển này một phần là do đòi hỏi của việc xử lí thuật ngữ trong văn bản. Ví dụ: Sager (1990) [97] đề cập đến ba bình diện là nhận thức, ngôn ngữ, và giao tiếp. Hoặc, Daille (1996) và Jacquemin (2001) [91], [93] lại quan sát những biến thể về cú pháp và hình thái của thuật ngữ trong quá trình xử lí thuật ngữ tự động. Tsuji và Kageura (1998) [100] đề cập tới cấu trúc từ khi xem xét mối liên quan giữa các thuật ngữ đồng nghĩa. Ngay cả trong phạm vi lí thuyết thuật ngữ truyền thống, bản chất của khái niệm cũng được đưa ra xem xét kỹ lưỡng. Zawada và Swanepoel (1994) [101] và Temmerman (2000) [99] cho rằng một số hiện tượng thuật ngữ có thể được miêu tả tốt hơn khi sử dụng các cấu trúc linh hoạt và có nhiều ảnh hưởng, như thuyết điển mẫu. Họ nhấn mạnh vào mối quan hệ linh hoạt giữa khái niệm và thuật ngữ cũng như sự khó khăn khi xác định đường ranh giới của một khái niệm.

Những học giả này xem xét thuật ngữ dưới góc độ là một ngôn ngữ tự nhiên.

Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của khái niệm được biểu thị bởi thuật ngữ. Một mặt, các nhà nghiên cứu theo trường phái truyền thống, trường phái “Vienna” nhấn mạnh bình diện danh pháp có tính nhân tạo của thuật ngữ, coi thuật ngữ như là những sáng tạo có chủ ý và có hệ thống phản ánh bản chất có hệ thống của khái niệm. Mặt khác, một số nhà nghiên cứu lại nhấn mạnh bình diện ngôn ngữ tự nhiên của thuật ngữ, áp dụng khung lí thuyết khái niệm một cách

linh hoạt để miêu tả các hiện tượng thuật ngữ.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu xoay quanh vấn đề này với mục đích “nghiên cứu lí luận về thuật ngữ để làm cơ sở cho việc xây dựng thuật ngữ và xây dựng các hệ thống thuật ngữ để làm từ điển”[76, 29]. Tuy vậy, cho đến nay, khái niệm thuật ngữ dường như chưa hoàn toàn thống nhất do các nhà nghiên cứu đứng trên các góc độ khác nhau để xác định khái niệm thuật ngữ. Các nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam chủ yếu tham khảo các cách tiếp cận của các học giả Liên Xô cũ. Ví dụ, các nghiên cứu của [15], [25], [28], [33], [46] đều tham khảo các nhà nghiên cứu của Liên Xô cũ như A.A. Reformatxky, N.P. Cudơkin, E.M. Gankina Pheđôruc, G.O.

Vinokur, V.V. Vinôgrađốp, O.S. Akhmanova, V.P. Đanilenko, v.v… Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng v.v. cố gắng làm rõ và áp dụng những khái niệm đó để đưa ra các quan điểm phù hợp với hệ thuật ngữ tiếng Việt. Theo khảo sát của chúng tôi, tựu trung, những nghiên cứu về thuật ngữ chia thành 2 xu hướng định nghĩa.

Thứ nhất, định nghĩa thuật ngữ gắn liền với chức năng. Ví dụ, Vinokur (1939) cho rằng “Thuật ngữ - đấy không phải là những từ đặc biệt, mà chỉ là những từ có chức năng đặc biệt” và đó là “chức năng gọi tên” [dẫn theo 15,13]. Tuy nhiên, Vinôgrađốp (1947) cho rằng thuật ngữ không chỉ có chức năng gọi tên mà còn có chức năng định nghĩa. Nằm trong xu hướng định nghĩa này, Moiseeb A.I. cho rằng

“Chính biên giới giữa thuật ngữ và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà nằm trong nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh” Moiseeb (1970) [dẫn theo 76,18]. Thứ hai, thuật ngữ được định nghĩa trong mối quan hệ với khái niệm. Nằm trong xu hướng này có các tác giả Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Reformatxki, Akhmanova, v.v.

Nh v y, m c dù thu t ng đư ậ ặ ậ ữ ược đ nh nghĩa và quan sát t nh ng góc đ khácị ừ ữ ộ nhau, t u trung đự ược xem xét và miêu t theo hai khía c nh: n i dung và hình th c.ả ạ ộ ứ

“N i dung” theo nh Nguyêễn Đ c Tồồn và c ng s quan ni m, chính là “cái độ ư ứ ộ ự ệ ược bi uể hi n”[76,34]. Hình th c theo các tác gi này chính là “cái bi u hi n” (76,33). Theoệ ứ ả ể ệ chúng tồi, vêồ n i dung, thu t ng bi u th cho m t khái ni m trong m t lĩnh v cộ ậ ữ ể ị ộ ệ ộ ự chuyên mồn và vêồ hình th c, thu t ng là m t đ n v t v ng gồồm m t ho c nhiêồuứ ậ ữ ộ ơ ị ừ ự ộ ặ h n m t t . Rấất nhiêồu nghiên c u đ nh nghĩa thu t ng kêất h p c hai góc đ - hìnhơ ộ ừ ứ ị ậ ữ ợ ả ộ

th c và n i dung: Thu t ng là m t t hay t h p t bi u th cho m t khái ni mứ ộ ậ ữ ộ ừ ổ ợ ừ ể ị ộ ệ trong m t lĩnh v c chuyên mồn nhấất đ nh, nh trong [15],[16], [33]. Nguyêễn Thi nộ ự ị ư ệ Giáp đã đ a ra quan ni m khá ngắấn g n nh ng nêu đư ệ ọ ư ược đấồy đ nh ng đ c tr ngủ ữ ặ ư cấồn và đ c a thu t ng . Chúng tồi tiêấp thu nh ng ý kiêấn này khi nghiên c u thu tủ ủ ậ ữ ữ ứ ậ ng khoa h c hình s tiêấng Vi t: “Thu t ng là b ph n t ng đ c bi t c a ngồnữ ọ ự ệ ậ ữ ộ ậ ừ ữ ặ ệ ủ ng . Nó bao gồồm nh ng t và c m t cồấ đ nh, là tên g i chính xác c a các lo i kháiữ ữ ừ ụ ừ ị ọ ủ ạ ni m và các đồấi tệ ượng thu c các lĩnh v c chuyên mồn c a con ngộ ự ủ ười” [17, 270].

Một phần của tài liệu Luận án đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng việt (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)