Chương 4 VẤN ĐỀ CHUẨN HOÁ THUẬT NGỮ KHOA HỌC HÌNH SỰ TIẾNG VIỆT
4.4.3. Đề xuất về nguyên tắc tổng quát đặt thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt
4.4.3.1. Dựa vào tiêu chuẩn của thuật ngữ
Các thuật ngữ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn thuộc bản thể của thuật ngữ.
Đó là: tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn) và tính quốc tế.
4.4.3.2. Sử dụng các mô hình cấu tạo phổ biến của thuật ngữ khoa học hình sự
tiếng Việt là cụm từ
Thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt là cụm từ nên được đặt theo hai mô hình phổ biến sau:
Mô hình 1:
Đấy là mồ hình có s c s n sinh l n nhấất c a lo i thu t ng hai yêấu tồấ, chiêấmứ ả ớ ủ ạ ậ ữ 99,82 % t ng sồấ thu t ng hai yêấu tồấ, trong đó yêấu tồấ ph đ ng sau yêấu tồấ chính vàổ ậ ữ ụ ứ b sungổ nghĩa cho yêấu tồấ chính. Ví d : nh nh n d ng, bắất kh n cấấp, chêất t nhiên, h iụ ả ậ ạ ẩ ự ỏ cung b can...ị
Mô hình 2:
Đây là mô hình có số lượng thuật ngữ lớn nhất, chiếm 81,59 % trong tổng số thuật ngữ gồm ba yếu tố. Trong đó, yếu tố chính đứng đầu, mang ý nghĩa khái quát.
Hai yếu tố phụ đứng sau, yếu tố thứ 3 phụ cho yếu tố thứ hai; hai yếu tố 2 và 3 phụ cho yếu tố 1. Ví dụ: ảnh căn cước can phạm, chiến thuật điều chuyển đối tượng, cố ý gây thương tích...
Chỉ riêng số thuật ngữ được tạo ra theo hai mô hình trên đã chiếm 78,17 % số thuật ngữ là cụm từ. Việc đặt thuật ngữ theo hai mô hình trên sẽ tạo nên tính hệ thống trong cách cấu tạo thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt. Trật tự sắp xếp các yếu tố cấu tạo theo một nguyên tắc nhất định từ khái quát đến cụ thể dần, yếu tố đứng sau xác định nghĩa cho yếu tố đứng trước.
4.4.3.3. Sử dụng yếu tố Hán Việt trong việc cấu tạo thuật ngữ
Khi chọn chất liệu ngôn ngữ để xây dựng thuật ngữ thì nên ưu tiên chọn các yếu tố Hán Việt vì yếu tố Hán Việt có khả năng biểu đạt các khái niệm khái quát, trừu tượng, mang tính trang trọng, bác học, có kết cấu chặt chẽ.
Y1 Y2
Y1 Y2 Y3
4.4.3.4. Lựa chọn đặc trưng bản chất, có giá trị khu biệt nhất để tạo thuật ngữ 4.4.3.5. Đối với các thuật ngữ đồng nghĩa, chọn thuật ngữ đáp ứng tiêu chuẩn chính xác, hệ thống, ngắn gọn
Chọn thuật ngữ có cấu tạo là từ hơn là ngữ miêu tả vì từ biểu đạt chính xác khái niệm hơn và loại bỏ các thuật ngữ được cấu tạo bằng các yếu tố ít dùng, các thuật ngữ dài dòng. Đồng thời, chọn các thuật ngữ có các yếu tố cấu tạo được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, không chứa những yếu tố thừa dư, trật tự yếu tố cấu tạo theo ngữ pháp tiếng Việt.
4.4.3.6. Thống nhất phiên âm thuật ngữ bằng cách viết liền các âm tiết, không dùng thanh điệu, không có gạch nối giữa các âm tiết
TIỂU KẾT
Trong chương 4, chúng tôi đã trình bày những nội dung chính sau đây:
Lí do phải chuẩn hóa thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt vì trong nhiều trường hợp, nhiều đặc điểm về các sự vật, hiện tượng mà hệ thuật ngữ này diễn đạt còn chưa rõ ràng, còn nhiều thuật ngữ đồng nghĩa và đa nghĩa, còn nhiều thuật ngữ mang tính miêu tả...
Khái niệm chuẩn và chuẩn hóa cũng được trình bày ở chương này. Chuẩn của một từ ngữ thông thường chính là một bộ tiêu chí qui định rõ ràng nó được cấu tạo và sử dụng như thế nào và khi nào trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đối với chuẩn của thuật ngữ và việc chuẩn hóa thuật ngữ thì tình hình khác hẳn so với chuẩn và việc chuẩn hóa các từ ngữ thông thường. Việc chuẩn hóa thuật ngữ chỉ có thể thực hiện trong việc xây dựng hoặc chọn lọc thuật ngữ (đối với trường hợp có các thuật ngữ đồng nghĩa hoặc có các biến thể song song tồn tại) theo hai tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ: tính khoa học và tính quốc tế.
Lí thuyết điển mẫu cũng được nêu một cách khái quát ở chương này. Điển mẫu là một khái niệm mà mọi người nhận thức được rằng nó điển hình nhất cho một nhóm nhất định nào đó. Điển mẫu của một nhóm mang nhiều nhất các tính chất chung của nhóm mà nó đại diện, và có ít nhất các tính chất xuất hiện trong các nhóm khác. Luận án áp dụng lí thuyết điển mẫu để chuẩn hóa những thuật ngữ không đáp ứng đầy đủ hai tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ.
Căn cứ vào lí thuyết điển mẫu, chúng tôi đã thống kê được 116 thuật ngữ chưa đạt chuẩn, nêu được thực trạng của các thuật ngữ khoa học hình sự chưa đạt chuẩn và đưa ra giải pháp chuẩn hóa 116 thuật ngữ trên.
Để chuẩn hóa thuật ngữ, chúng tôi đã dựa trên một số cơ sở khoa học: tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ (tính khoa học và tính quốc tế); đặc điểm của tiếng Việt;
nội dung chuyên môn của khoa học hình sự tiếng Việt và lí thuyết điển mẫu để áp dụng vào việc chuẩn hóa thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra những đề xuất về việc đặt thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt dựa vào các tiêu chí như: dựa vào các tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ, mô hình cấu tạo điển hình, nguyên tắc định danh, nguyên tắc chọn các thuật ngữ đồng nghĩa, thống nhất cách phiên âm các thuật ngữ, sử dụng yếu tố cấu tạo Hán Việt.