V. Cán cân bù đắp chính thức
2.2. Cách ghi chép vào cán cân thanh toán quốc tế
Việc ghi chép vào BOP dựa trên nguyên tắc bút toán kép, nghĩa là mỗi giao dịch với nước ngoài sẽ được ghi hai lần (đối ứng), một lần bên Có (+) và một lần bên Nợ (-) với giá trị bằng nhau.
Một cách tổng quát, có luồng tiền vào (+) thí phải có luồng tiền ra (-); có luồng tiền ra (-) thí phải có luồng tiền vào (+) theo sơ đồ sau:
40
Sơ đồ 2.1. Cách ghi chép vào BOP Nguyên tắc hạch toán vào BOP được thể hiện chi tiết như sau:
+ Nguyên tắc 1
Mọi khoản thu phản ánh luồng tiền vào nên có dấu (+), đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra nên có dấu (-).
Mọi khoản chi trên cơ sở đã có thu, nghĩa là tuân thủ quy tắc “Thu trước, chi sau”.
+ Nguyên tắc 2
* Do mọi khoản thu (+) đều phải chi (-) nên mỗi khoản thu làm phát sinh:
Hoặc chi cho nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, phản ánh luồng tiền ra nên có dấu (-);
Hoặc dùng để chi chuyển giao một chiều và chi thu nhập, phản ánh luồng tiền ra ra nên có dấu (-);
Hoặc làm tăng tài sản có (vì dụ: tăng số dư tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài), phản ánh luồng tiền ra nên có dấu (-);
Hoặc làm giảm tài sản nợ (vì dụ: trả nợ vay nước ngoài), phản ánh luồng tiền ra nên có dấu (-);
Hoặc dùng để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia nên có dấu (-).
* Mọi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở đã có thu (+), nên mỗi khoản chi làm phát sinh:
Phải có luồng tiền vào Giao dịch cơ sở
(giao dịch tự định)
Giao dịch phái sinh (giao dịch bù đắp)
Làm phát sinh luồng tiền ra Bất kỳ
khoản thu nào
Đều ghi (+)
Đều ghi
(-)
(-) NKHH (-) NKDV (-) Chi TN (-) Chi CGVL (-) TSC tăng (-) TSN giảm (-) OM (-) R tăng
Làm phát sinh luồng tiền ra Bất kỳ
khoản chi nào
Đều ghi
(-)
Đều ghi (+)
(+) XKHH (+) XKDV (+) Thu TN (+) Thu CGVL (+) TSC giảm (+) TSN tăng (+) OM
(+) R giảm
Làm phát sinh luồng tiền ra
41
Hoặc trên cơ sở khoản thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tức là phản ánh luồng tiền vào nên có dấu (+);
Hoặc trên cơ sở thu từ chuyển giao một chiều và thu nhập phản ánh luồng tiền vào nên có dấu (+);
Hoặc làm giảm tài sản có (vì dụ: giảm số dư tiền gửi ở nước ngoài), phản ánh luồng tiền vào nên có dấu (+);
Hoặc làm tăng tài sản nợ (vì dụ: đi vay nước ngoài), phản ánh luồng tiền vào nên có dấu (+);
Hoặc trên cơ sở giảm dự trữ ngoại hối quốc gia nên có dấu (+).
Tóm lại: Do mỗi khoản thu (+) đều phải được chi (-) và mỗi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở có thu (+), do đó, mỗi bút toán ghi có (+) đồng thời phải có một (hoặc một số) bút toán ghi nợ (-) tương ứng có giá trị bằng nhau; và ngược lại, mỗi bút toán ghi nợ (-) đồng thời phải có một (hoặc một số) bút toán ghi có (+) tương ứng có giá trị bằng nhau. Đây chình là bản chất của nguyên tắc hạch toán kép.
- Những giao dịch đặc trưng giữa người cư trú và người không cư trú:
+ Trao đổi hàng hóa, dịch vụ này để lấy hàng hóa, dịch vụ khác Ví dụ:
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ {làm phát sinh khoản thu, tức là phản ánh luồng tiền vào, nên có dấu (+)}.
Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ {làm phát sinh khoản chi, tức là phản ánh luồng tiền ra, nên có dấu (-)}.
+ Trao đổi hàng hóa, dịch vụ này để lấy tài sản tài chình Ví dụ 1:
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ {tạo ra khoản thu (+)}.
Dùng khoản thu từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để nhập khẩu tài sản tài chình, tức làm tăng TSC {tạo ra khoản chi (-)} bằng cách:
Hoặc tăng tiền gửi tai NH nước ngoài để hưởng lãi suất {phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)};
Hoặc mua (nhập khẩu) trái phiếu, cổ phiếu, tìn phiếu nước ngoài {phản ánh luồng tiền ra, nên có dấu (-)}.
Hay nói cách khác: Xuất khẩu HH tạo ra khoản thu (+); Nhập khẩu chứng khoán tạo ra khoản chi (-).
Ví dụ 2:
Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ {phản ánh luồng tiền ra (-)};
Phát hành (xuất khẩu) trái phiếu để nhập khẩu hàng hóa {phản ánh luồng tiền vào (+)}.
Hay nói cách khác: Nhập khẩu hàng hóa (-); Xuất khẩu trái phiếu (+).
+ Trao đổi tài sản tài chình này để lấy tài sản tài chình khác Ví dụ :
Mua (nhập khẩu) trái phiếu nước ngoài, phản ánh luồng tiền ra (-);
Giảm số dư tiền gửi ở nước ngoài, phản ánh luồng tiền vào (+).
42
+ Chuyển giao hàng hóa, dịch vụ một chiều (tài trợ vũ khì, làm từ thiện, quà tặng...)
Ví dụ:
Thu chuyển giao vãng lai một chiều, phản ánh luồng tiền vào (+);
Dùng tiền thu được để nhập khẩu hàng hóa (-).
+ Chuyển giao tài sản tài chình một chiều
Nếu nhận từ người không cư trú thí phản ánh khoản thu, tức ghi Có (+). Tài khoản đối ứng phụ thuộc vào mục đìch sử dụng của khoản thu này (vì dụ: để nhập khẩu, để mua trái phiếu nước ngoài...);
Nếu chi cho người không cư trú thí phản ánh khoản chi, tức ghi (-). Tài khoản đối ứng phụ thuộc vào nguồn để chi là lấy từ đâu (vì dụ: từ khoản thu XK hàng hóa, giảm tài khoản tiền gửi ở nước ngoài...).