Thặng dƣ và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính quốc tế (Trang 44 - 47)

V. Cán cân bù đắp chính thức

3. Thặng dƣ và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

BOP luôn ở trạng thái cân bằng, tuy nhiên từng cán cân bộ phận trong BOP không nhất thiết lúc nào cũng cân bằng. Chình ví vậy, khi nói đến cán cân thanh toán quốc tế thặng dư hay thâm hụt, tức là các nhà kinh tế muốn nói đến thặng dư hay thâm hụt của

một hay một nhóm các cán cân bộ phận nhất định trong BOP.

Xác định thặng dư hay thâm hụt BOP là xác định thặng dư hay thâm hụt từng cán cân bộ phận.

Ví các hạng mục OM, Ktr, L và ≠ không có ý nghĩa kinh tế, nên theo nguyên tắc hạch toán kép, BOP luôn cân bằng, do đó bằng công thức toán học giản đơn ta có:

X – M + SE + IC + TR + KL + KS + ΔR = 0 (1) Trong đó:

X : Giá trị xuất khẩu;

M : Giá trị nhập khẩu;

SE : Giá trị dịch vụ ròng;

IC : Giá trị thu nhập ròng;

TR : Giá trị chuyển giao vãng lai ròng;

KL : Luồng vốn ròng dài hạn;

KS : Luồng vốn ròng ngắn hạn;

ΔR: Thay đổi dự trữ.

(Chú ý: nếu ΔR (+) thí dự trữ giảm; nếu ΔR (-) thí dự trữ tăng).

3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai 3.1.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại

Từ đẳng thức (1) ta có:

X – M = -(SE + IC + TR + KL + KS + ΔR) (2)

Như vậy: Cán cân thương mại thặng dư khi (X – M) > 0; Cán cân thương mại thâm hụt khi (X – M) < 0

Từ đẳng thức (2) cho thấy: sự thay đổi trong cán cân thương mại phản ánh sự thay đổi của các đại lượng thuộc bên phải của đẳng thức (2) nhưng ngược dấu.

43

Việc quan sát và phân tìch diễn biến của cán cân thương mại có ý nghĩa trong thực tiễn, bởi ví:

Cán cân thương mại là bộ phận chình cấu thành cán cân vãng lai.

Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai.

Điều này xảy ra là ví, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đó việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định.

Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước phát triển thường công bố tính trạng cán cân này hàng tháng.

3.1.2. Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai Từ đẳng thức (1) ta có:

X - M + SE + IC + TR = - (KL + KS + ΔR) (3) Như vậy:

- Cán cân vãng lai thặng dư khi (X - M + SE + IC + TR ) > 0, điều này cho biết:

Thu từ người không cư trú lớn hơn chi cho người không cư trú, tức là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên.

- Cán cân vãng lai thâm hụt khi (X - M + SE + IC + TR ) < 0, điều này cho biết:

Thu từ người không cư trú nhỏ hơn chi cho người không cư trú, tức là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú giảm xuống. .

Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái của cán cân vãng lai là lý tưởng để để phân tìch trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia. Nguyên nhân do trạng thái của cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên (vị thế của quốc gia là chủ nợ). Ngược lại, Cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài tăng lên (vị thế của quốc gia là con nợ). Cán cân vãng lai cân bằng (CA = 0) nói lên rằng trạng thái tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không thay đổi (quốc gia không là chủ nợ và cũng không phải là con nợ).

Tuy nhiên những nhà quản lý phải chú ý đến hai vấn đề sau:

- Trong dài hạn: hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tình trung lập nên ΔR=0 (ví mọi khoản mua vào cuối cùng cũng phải bán ra và mọi khoản bán ra phải có mua vào) nên từ (3) ta suy ra:

KL + KS = 0  KL = - KS Từ đây, cho thấy có 2 trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1: KL < 0 và KS > 0, tức là luồng vốn ngắn hạn chảy vào được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra.

Nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng lãi suất và giảm giá nội tệ. Vấn đề này càng trở nên nghiêm

44

trọng nếu các hạng mục tài sản có bằng vốn dài hạn của quốc gia khó chuyển nhượng, tức có mức độ thanh khoản thấp. Do đó khi phân tìch ảnh hưởng của BOP lên tỷ giá, lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô dựa trên khái niệm thặng dư hay thâm hụt của cán cân vãng lai thí cần đặc biệt chú ý phân tìch đến sự biến động của các luồng vốn ngắn hạn và dài hạn.

+ Trường hợp 2: KL > 0 và KS <0, tức là luồng vốn dài hạn chảy vào được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra.

Nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thí sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn để duy trí ổn định tỷ giá, lãi suất và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

- Trong ngắn hạn: các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nên KL = 0.

Ví CA = 0 và KL = 0 nên từ (3) suy ra:

KS + ΔR = 0 <=> KS = - ΔR Từ đây, cho thấy có 2 trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1:

KS < 0, ΔR > 0

Đây là trạng thái, khi vốn ngắn hạn chảy ra được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế, tính huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn.

khi NHTW nổ lực cân đối các luồng vốn ngắn hạn có tình đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ giảm giá. Do đó, trong trường hợp đang xét, cho dù trạng thái cán cân vãng lai là cân bằng, nhưng vẫn có thể tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW không tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

+ Trường hợp 2:

KS > 0, ΔR < 0

Đây là trạng thái, khi vốn ngắn hạn chảy vào làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế, tính huống này có thể xảy ra khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chảy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chảy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa (tức ngăn không cho nội tệ tiếp tục giảm giá).

3.2. Thặng dƣ và thâm hụt cán cân cơ bản (The Basic Balance- BB):

Khi phân tìch trạng thái nợ nước ngoài, ngoài việc phân tìch trạng thái cán cân vãng lai, các nhà kinh tế còn phân tìch trạng thái cán cân cơ bản. Cán cân vãng lai thâm hụt, quốc gia là con nợ, nhưng nếu thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn thí quốc gia không chịu rủi ro thanh khoản.

Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn BB = CA + KL

Từ đẳng thức (1), ta có:

BB = CA + KL = - (Ks + R)

Khi CA < 0, nhưng nếu (CA+KL ) > 0 thí quốc gia không hề chịu rủi ro về thanh khoản. Chình ví vậy, nhiều nhà kinh tế cho rằng, cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn về trạng thái nợ nước ngoài, là ví: vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại

45

thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và phần thế giới bên ngoài; ngoài ra sự bù trừ cho nhau giữa thặng dư cán cân vãng lại và thâm hụt của cán cân vốn dài hạn có thể được duy trí lâu dài. Trên cơ sở những đặc điểm này của cán cân cơ bản mà chúng ta có thể định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân.

Thông thường, người ta cho rằng sự thâm hụt của cán cân cơ bản là tìn hiệu xấu về tính trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. Khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thí cán cân cơ bản trở nên thặng dư.

Có hai cách nhín nhận vấn đề thặng dư cán cân cơ bảnnhư sau:

- Cách thứ nhất: Do phìa nước ngoài tin tưởng nên quốc gia có khả năng đi vay được vốn dài hạn, do đó không có vấn đề gí phải lo lắng khi cán cân vãng lai bị thâm hụt.

- Cách thứ hai: Thặng dư cán cân cơ bản là một vấn đề phải xem xét, bởi ví một quốc gia nhập khẩu vốn dài hạn sẽ phải thanh toán các khoản lãi suất, cổ tức và lợi nhuận trong tương lai, điều này có thể làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu đi trong tương lai.

Khi phân tìch cán cân cơ bản cần chú ý 2 vấn đề sau:

+ Thứ nhất:

Việc phân loại các luồng vốn thành vốn ngắn hạn và dài hạn chỉ là tương đối. Thông thường các khoản vay hay cho vay có kỳ hạn từ 1 năm trở lên được coi là dài hạn. Tuy nhiên, nhiều luồng vốn dài hạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngắn hạn.

+ Thứ hai:

Tình chất dài hạn hay ngắn hạn của các luồng vốn thay đổi theo thời gian.

Trong cán cân vốn các luồng tiền được phân nhóm theo kỳ hạn nguyên thủy của chúng thành dài hạn và ngắn hạn.

3.3. Cán cân thanh toán chính thức (Cán cân tổng thể)

Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của NHTW trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế.

Ta có:

BO = (X – M + SE + IC + TR + KL + KS) trong trường hợp không có OM.

BO = - OFB

- Nếu OB thặng dư, nó cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối.

- Nếu OB thâm hụt, nó cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn trả bằng cách giảm dự trữ ngoại hối.

Mọi thâm hụt trong cán cân tổng thể phải được tài trợ bằng cách: giảm dự trữ ngoại hối, vay từ IMF và các NHTW khác, tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoài.

Câu hỏi ôn tập

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính quốc tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)