9. Cấu trúc đề tài
1.3. Nội dung, nguyên tắc, phương pháp, con đường giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học
1.3.1. Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho học sình tiểu học thông qua môn tư nhiên và xã hôi
• •
Môn tự nhiên và xã hội là một trong những môn học phù họp để giáo dục kỹ năng xã hội cho các em học sinh. Môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một số sự vật đơn giản trong tự nhiên xã hội; chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về sự vật hiện tượng đơn giản tíong tự nhiên và trong xã hội. Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên.
Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học thông qua môn Tự nhiên và Xã hội gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình tíong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và ở cộng đồng.
- Kỹ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm; tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
- Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân; để ứng xử phù họp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; để bảo vệ môi trường.
16
- Kỹ năng kiên định và kỹ năng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nối lòi từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm và hành vi tiêu cực.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực.
- Kỹ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp, lắng nghe tích cực; phản hồi xây dựng; bày tỏ cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong lớp, trường, những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Kỹ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Kỹ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đòi sống hằng ngày.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết tìm kiếm và xử kí thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo.
1.3.2. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh
Giáo dục kỹ năng xã hội có thể vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành vi, vì kỹ năng xã hội chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực của người học.
Thay đổi hành vi luôn là một việc làm khó. Viện hàn lâm khoa học Mỹ (NAS) đã nghiên cứu và giói thiệu mô hình bảy nguyên tắc thay đổi hành vi của con người như sau:
- Cung cấp thông tin là điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cố gắng mong muốn thay đổi hành vi nào. Thông tin cần dễ hiểu và phù họp với ngưòi học, đối tượng mà chúng ta muốn họ thay đổi hành vi.
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng cố
17
hành vi lành mạnh và hýớng tới cuộc sống tốt ðẹp hõn cho mọi ngýời trong cộng ðồng, cần hạn chế sử dụng các thông ðiệp mang tính ðe dọa ðể thay ðổi hành vi.
- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian để động viên người tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kỹ năng càn thiết nhằm đạt được những hành vi đó, để tiếp tục củng cố các kỹ năng mới cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những hành vi lành mạnh.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn: mỗi cá nhân thường thích chấp nhận những hành vi mói nếu họ được lựa chọn ữong số những phương án có thể trên sơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra phương án phù họp với mình. Cho nên phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cần hướng tói phát triển kỹ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học được rất nhiều sự lựa chọn khi giải quyết các tình huống khó khăn.
- Tạo môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi: vì sự thay đổi sẽ dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi đó đối vói cá nhân, nên các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội cần chú trọng cộng tác với cộng đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.
- Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng: người mang ảnh hưởng có thể lầm thúc đẩy sự thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể được bổ sung vào các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội để tạo cơ hội thuận lợi cho sự thay đổi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác. Tập huấn cho người có tác động ảnh hưởng để họ có thể đóng vai ừò mẫu trong nhóm của mình có thể giúp tăng đáng kể tác động của chương trình.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ, vì sự tái phạm có thể xảy ra, do đó cần phải xây dựng theo con đường duy trì những hành vi lành mạnh và giúp người tham gia đi theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi họ đã tái phạm.
1.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực
Các phương pháp tạo sự tương tác và vai ừò tham gia của người học trong
18
việc học và thực hành kỹ năng được ghi nhận qua kinh nghiệm của nhiều quốc gia là thiết thực và có ý nghĩa quyết định trong các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội. Nó vận dụng nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm sống và nhu cầu của người học. Đây là phương pháp học tập chủ động:
động não, thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống, kể chuyện, ừò chơi...
Một số phương pháp dạy học tích cực như:
1.3.3.1. Phương pháp thảo luận nhóm
- Bản chất: về bản chất phương pháp này là tổ chức cho trẻ bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ về một chủ đề xác định.
-Ưu, nhược điểm:
+ Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi trẻ tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho họ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến giải quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc sống.
Thảo luận nhóm có thể rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp tíong học tập, thoải mái, tụ tin trong việc trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của các thành viên khác.
+ Tuy nhiên, nếu tổ chức không tốt thì giờ học sẽ ồn ào, một số người sẽ ỷ lại vào người khác, dễ làm mất thòi gian.
- Cách tiến hành:
Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Chia nhóm (có thể chia nhóm bằng cách gọi số, dùng biểu tượng hoặc màu sắc...), giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian thảo luận, phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm.
+ Tiến hành thảo luận nhóm: Các nhóm tiến hành thỏa luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình, các nhóm lắng nghe, trao đổi, bổ sung ý kiến.
19 1.3.3.2. Phương pháp động não
- Bản chất: Là phương pháp giúp cho người học trong một khoảng thòi gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở.
-Ưu, nhược điểm:
+ Đây là phương pháp có thể thu thập được nhiều ý kiến nhất, nhiều thông tin từ nhiều người nhất trong thòi gian ngắn nhất.
+ Tuy nhiên, nếu giáo viên không nắm vững cách tiến hành sẽ biến thành phương pháp thảo luận hoặc hỏi đáp.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tim hiểu trước nhóm hoặc trước cả lớp.
+ Khuyến khích người học đóng góp ý kiến (bằng lòi hoặc ghi ra giấy nhỏ), trừ trường họp trùng lặp.
+ Phân loại các ý kiến của người học.
+ Làm sáng tỏ các ý kiến chưa rõ ràng.
+ Tổng họp ý kiến của người học, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không.
1.3.3.3. Phương pháp đóng vai
- Bản chất: Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử”
một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp người học suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà họ quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này, mà điều quan trọng hơn là thảo luận phần diễn ấy.
- Ưu, nhược điểm:
+ Người học được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
20 + Gây hứng thú, chú ý cho ngưòi học.
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng tích cực.
+ Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các diễn viên.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm như:
+ Đòi hỏi người học phải mạnh dạn, sáng tạo.
+ Dễ gây cười cho cả người diễn và người xem và không quan tâm được hết diễn biến, cách giải quyết tình huống của các nhân vật.
- Cách tiến hành:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tình huống và các đồ dùng cần thiết.
+ Chia nhóm, giao tình huống, giải thích nhiệm vụ của các nhóm, quy định thòi gian thảo luận, thể hiện vai của mỗi nhóm.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận: phân công vai, thảo luận cách thức thể hiện.
+ Các nhóm lên thể hiện đóng vai các tình huống.
+ Cả lớp nhận xét (về vai diễn, cách xử lí tình huống,...) + Giáo viên đưa ra kết luận chung.
1.33.4. Phương pháp trò chơi
- Bản chất: Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó để tìm hiểu một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trong một tình huống cụ thể.
- Ưu, nhược điểm:
Phương pháp ừò chơi có những ưu điểm sau:
+ Qua trò chơi ngưòi học có cơ hội thể nghiệm những thái độ, hành vi của
21
mình. Chính nhờ sự thể nghiệm này mà hình thành ở họ niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi, ứng xử trong cuộc sống.
+ Thông qua trò chơi, người học sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù họp, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
+ Gây hứng thú học tập cho người học, tạo không khí sôi nổi, tự nhiên, giúp người học tiếp nhận những nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, sinh động và có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như: Nếu tổ chức không tốt sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động tiếp theo của tiết học.
- Cách thức tiến hành:
Trò chơi có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Lựa chọn ừò chơi: trên cơ sở, mục tiêu, nội dung giáo dục mà giáo viên lựa chọn ừò chơi cho phù họp. Trên cơ sở sở đó, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trò chơi.
+ Giới thiệu và giải thích ừò chơi: giói thiệu và giải thích ừò chơi phải ngắn gọn, dễ hiểu để người học hiểu rõ cách chơi, luật chơi.
+ Tiến hành chơi: Có thể tiến hành chơi theo từng cá nhân, đại diện các đội chơi, các nhóm chơi hoặc cả lớp tùy thuộc vào nội dung chơi. Đe tạo không khí sôi nổi cần có sự cổ động viên, cổ vũ của nhiều người. Giáo viên (hoặc đại diện học sinh) làm trọng tài theo dõi trò chơi để có những nhận xét, đánh giá khách quan.
+ Kết thúc trò chơi: cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, ừên cơ sở có giáo viên nhấn mạnh những điểm cần lưu ý qua ừò chơi.
1.3.4. Các con đường giáo dục kỹ năng xã hội
22
Để giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học cần có các con đường giáo dục chủ yếu:
- Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp, nội dung giáo dục kỹ năng xã hội trong chương trình dạy học, giáo dục học sinh vói các môn học có ưu thế.
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng xã hội.
- Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể thông qua đó giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học.
Mỗi con đường đều có tác dụng, ưu thế nhất định trong việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học.
13.4.1. Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục lã năng xã hội trong chương trình dạy học, giáo dục học sinh với các môn học cổ ưu thế
Hoạt động giáo dục trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, quan trọng ở các trường học hiện nay. Tùy theo nội dung, chương trình của từng môn học, từng loại hình hoạt động, giáo viên có thể lựa chọn các kĩ năng xã hội có thể tích hợp lồng ghép một cách thích hợp, vừa sức với tuổi HS tiểu học, tránh khiên cưỡng và quá tải trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên có thể lựa chọn hình thức kết họp giáo dục trong giảng dạy thông qua các môn học chiểm ưu thế và liên quan trong giáo dục kĩ năng sống như môn: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt, giáo viên có thể tiến hành giáo dục kĩ năng xã hội cho HS.
Giáo viên cần thiết kế chu đáo các bài tập tính huống về kĩ năng xã hội để lồng ghép, rèn luyện kĩ năng xã hội cho người học. Thông qua việc giáo dục tích hợp, HS sẽ hứng thú, thoải mái, hưng phấn, nhẹ nhàng, tự nhiên... trong việc tiếp thu những kĩ năng xã hội được tích họp. việc tích hợp giáo dục này sẽ làm tăng chất lượng giảng dạy của môn học và đặc biệt hoạt động giáo dục, sẽ có hiệu quả cao
23
bởi khả năng chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học, chất lượng giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện.
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích họp nội dung giáo dục kỹ năng xã hội trong chương trình dạy học, giáo dục học sinh thông qua dạy học trên lớp vói các môn học có ưu thế không chỉ thực hiện được các mục tiêu vốn có của bài học gắn vói môn học mà còn giúp học sinh hiểu, trải nghiệm được các kỹ năng xã hội gắn với bài học, trên cơ sở đó học sinh tiểu học hình thành được các kỹ năng của mình. Như vậy, ta thấy hoạt động dạy học ưên lớp là điều kiện và con đường tốt nhất để phát triển kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học.
Yêu cầu trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng xã hội phải không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học cũng như hoạt động giáo dục cho học sinh. Giáo viên phải có năng lực, kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích họp; biết xác lập mục tiêu của bài giảng và nội dung giáo dục kỹ năng xã hội dự kiến đưa vào; xác định phù họp các nội dung giáo dục kỹ năng xã hội tích họp vào nội dung bài học có ưu thế, giáo viên phải có kiến thức sâu và rộng, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đặc biệt phải phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh càn có thái đội, hứng thú tích cực đối với các môn học và những nội dung giáo dục kỹ năng xã hội được tích họp trong bài học. Những kiến thức lồng ghép, tích họp trong bài học có ưu thế cho học sinh tiểu học cần đơn giản, dễ hiểu, gắn với đặc thù địa phương và thói quen vùng miền phù họp với học sinh tiểu học.
Khi đánh giá kết quả môn học và kết quả hoạt động giáo dục tích họp, giáo viên cần xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục lồng ghép kỹ năng xã hội và cần phản hồi thông tin tới người học, tói phụ huynh về kỹ năng xã hội của học sinh.