Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh lớp 3 về vấn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 46 - 55)

CHƯƠNG 2 THựC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO THựC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO

2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh lớp 3 về vấn

2.2.1. Thc trng nhn thc ca cán b qun lí v vn để giáo dc k năng xã hôi cho hoc sinh tiu hoc • • •

Gặp trực tiếp trao đổi và phỏng vấn 2 thầy cô Hiệu trưởng của 2 trường, tôi nhận thấy rằng tất cả thầy cô đều có ý kiến rằng: Giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh là việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm giúp học sinh có thể thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trước những thay đổi của môi trường sống.

Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình huống,

37

có những tình huống rất đơn giản nhưng ngược lại có những tình huống lại rất phức tạp đòi hỏi con người phải có kỹ năng xã hội tối thiểu. Do đó việc trang bị cho học sinh vốn tri thức về kỹ năng xã hội là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thường xuyên phát triển trong suốt cuộc đời con người, đối với học sinh tiểu học lại càng cần thiết vì nó góp phần hình thành những giá trị nhân cách gốc cho các em.

2.2.2. Thc trng nhn thc ca giáo viên v vn để giáo dc k năng xã hi cho hc sình tiu hc

Nhận thức của giáo viên không chỉ giúp giáo viên vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và hiêu quả nhất mà còn là động lực thúc đẩy tính tự giác trong giáo dục, tự giác tìm tòi học hỏi các kinh nghiệm giáo dục từ bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Chính vì vai trò quan trọng đó mà trong để tài này, tôi đã tìm hiểu nhân thức của giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học. Cụ thể các vấn đề đó bao gồm: nhận thức của giáo viên về bản chất của việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học. Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã thu được kết quả như sau;

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bản chất của việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 3

Để điều tra thực trạng vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi:

Theo các thầy (cô) hiểu, bản chất của giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh là:

a. Giáo dục cho học sinh cách sống trong xã hội hiện đại

b.Thay đổi những thói quen, hành vi tiêu cực, hình thành những hành vi thói quen tích cực.

c. Nâng cao chỉ số thông minh của mỗi cá nhân.

d.Tác động sư phạm giúp học sinh tự lĩnh hội được các kỹ năng giúp các em giải quyết các vẩn đề trong cuộc sống tốt hom.

Kết quả thu được như sau:

38

Bng 2: Nhn thc ca giáo viên v bn cht ca vic giáo dc k năng xã

Từ bảng trên cho thấy đa số giáo viên đã nhận thức tưomg đối đúng và đầy đủ về bản chất giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh. Trong đó phương án d được các giáo viên lựa chọn với tỷ lệ cao nhất, cụ thể: trường tiểu học Tích Sơn có 60 %, trường tiểu học Khai Quang có 50%. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không đáng kể giáo viên chưa hiểu đày đủ về vấn đề này. Cụ thể là trường tiểu học Khai Quang chỉ có 1 giáo viên, chiếm 16,67% khi được hỏi cho rằng giáo dục kỹ năng xã hội là nâng cao chỉ số thông minh của mỗi cá nhân học sinh, trường tiểu học Tích Sơn không có giáo viên nào lựa chọn phương án này. Phương án thay đổi những thói quen , hành vi tiêu cực, hình thành những hành vi thói quen tích cực cũng được 1 giáo viên trường Khai Quang và Tích Sơn lựa chọn. Phương án a thì trường tiểu học Khai Quang có 1 giáo viên lựa chọn, còn trường tiểu học Tích Sơn không có giáo viên nào chọn. Như vậy, tổng cộng có 6/11 giáo viên, chiếm 55% đã nhận thức một cách chính xác và đầy đủ về bản chất giáo dục kỹ năng xã hội. Thực trạng này cho thấy giáo viên đều đã được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức liên quan đến bản chất của việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học nói riêng và các yếu tố khác liên quan đến kỹ năng xã hội nói riêng. Kết quả này có được cũng là nhờ có các buổi tập huấn, cũng như những đợt bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,mà cụ thể ở đây là giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học do các nhà trường và Phòng giáo dục tổ chức.

2.22.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 3

Để điều tra về vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi:

hi cho hc sình lp 3

Ý kiến Trường tiểu học

Số

phiếu a b c d

Khai Quang 6 1(16,67%) 1(16.67%) 1(16,67%) 3(50%)

Tích Sơn 5 1 (20%) 1(20%) 0 3(60%)

39

1. Theo các thầy (cô), mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng xã hội trong nhà trường tiểu học là như thế nào?

a. Rất cần thiết b. Cần thiết

c. Không thực sự càn thiết d. Không cần thiết

Kết quả thu được như sau:

Bng 3: Nhn thc ca giáo viên v mc độ cn thỉấ ca vic giáo dc k

Qua kết quả bảng 4 cho thấy, tất cả các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học. Trong đó, ở cả hai trường tiểu học Khai Quang và Tích Sơn, 100% ý kiến giáo viên cho rằng giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học là việc làm rất càn thiết, không có ý kiến nào cho rằng việc làm này không thực sự cần thiết hay không cần thiết.Như vậy, tất cả các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Nhận thức này hoàn toàn phù họp với yêu càu của thực tiễn cuộc sống nói chung, của yêu cầu giáo dục Tiểu học nói riêng.

Đặc biệt trong thòi kì hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự du nhập của các trò chơi, những lối sống không lành mạnh cũng phát triển theo. Nếu không được trang bị những kiến thức, kỹ năng xã hội thiết thực, trẻ sẽ dễ bị sa ngã và cuốn theo những vòng xoáy, những lối sống không lành mạnh đó. Vì vậy , việc giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh, sẽ giúp họ có được hướng đi đúng đắn và những giải pháp phù họp cho việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

năng xã hi cho hc sinh tiu hc

Ý kiến Trường tiểu học

Số

phiếu a b c d

Khai Quang 6 6(100

%) 0 0 0

Tích Sơn 5 5(100

%) 0 0 0

40

2.2.3. Thc trng nhn thúc ca hc sình v tm quan trng ca k năng xã hi Khi tiến hành phỏng vấn một số học sinh khối 3 ở 2 trường tiểu học, tôi đã sử dụng các câu hỏi có nội dung liên quan đến vấn đề kỹ năng xã hội như:

+ Em đã nghe thấy từ kỹ năng xã hội bao giờ chưa?

+ Em có biết kỹ năng xã hội là gì không?

+ Em có quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho mình không?

+...

Thông qua trò chuyện vói các em tôi nhận thấy phần lớn các em đã có những nhận thức cơ bản về kỹ năng xã hội. Em Tràn Thị Thu Hà, lớp 3D trường tiểu học Khai Quang, khi được hỏi “Em có được nghe từ kỹ năng xã hội và em có biết kỹ năng xã hội là gì không? Thì em trả lời: “Có ạ. Em thường được nghe cô giáo nói đến từ kỹ năng xã hội trong các giờ sinh hoạt tập thể hay giờ Tự nhiên và xã hội. Cô giáo thường nói phải rèn luyện kỹ năng xã hội thật tốt để có cuộc sống làng mạnh. Em biết kỹ năng xã hội là các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định,...”. Như vậy các em cũng đã có được nhận thức ban đầu về kỹ năng xã hội và vai trò thiết yếu của nó. Bên cạnh đó một số em vẫn còn khá mơ hồ khi được hỏi về vấn đề này. Tuy nhiên đây chỉ là một bộ phận nhỏ, còn lại đa số các em đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng xã hội đối với bản thân mình. Điều này có được là nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu, sự lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội của giáo viên thông qua các môn học (Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt,...), qua các buổi hoạt động tập thể và ngoại khóa do lớp và nhà trường tổ chức.

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học 2.3.1. Thc trng thc hin nhim v giáo dc k năng xã hi cho hc sinh lp 3 thông qua môn T nhiên và xã hi mt s trường tiu hc khu vc thành ph Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng những câu hỏi sau:

Trong giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh, nhiệm vụ giáo dục nào được thầy cô thực hiện tốt, xin thầy cô đánh dấu cộng (+) vào đầu dòng:

a. Hình thành ở học sinh kỹ năng ứng xử thích họp trong tình huống có liên

41

quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng.

b. Hình thành ở học sinh kỹ năng quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất.

c. Hình thành ở học sinh kỹ năng nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để hỏi đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lòi nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...

d. Hình thành ở học sinh kỹ năng phân tích, so sánh và rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

e.Hình thành cho học sinh sự ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống.

f.Hình thành ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

Kết quả thu được như sau:

Bng 4: Thc trng thc hin nhim v giáo dc k năng xã hi cho hc sinh lp 3 thông qua môn T nhiênxã hi mt s trường tiu hc khu vc

Từ bảng số liệu trên cho thấy, giáo viên thực hiện các nhiệm vụ giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh là khác nhau. Trong đó đa số giáo viên thực hiện được nhiệm vụ: Hình thành ở học sinh kỹ năng nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để hỏi đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lòi nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,... Điều đó rất dễ hiểu bởi lẽ các nhiệm vụ thành ph Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Ý kiến Đối

tượng điều tra

rri A9

Tông sô A

phiếu

a b c d e f

Giáo

viên 11

4/11 (36,36%)

5/11 (46,45%)

10/11 (90,9%)

8/11 (72,72%)

2/11 (18,18%)

7/11 (63,63%)

42

đó giáo viên có thể tổ chức ngay trên lớp học, và đó cũng chính là nhiệm vụ học tập mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập.

Các đích giáo viên cần đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chính là: hình thành ở học sinh kỹ năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản than, gia đình, cộng đồng và hình thành ở học sinh sự ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống.

Nhưng số lượng giáo viên đạt thực hiện được hai nhiệm vụ này lại đạt tỷ lệ khá thấp, nguyên nhân chính là vì các giáo viên chỉ dạy lí thuyết ở trên lớp mà không trực tiếp quan sát, hướng dẫn các em cách vận dụng kiến thức đó vào chính cuộc sống hàng ngày của các em. Vậy nên, để thực hiện tốt được tất cả các nhiệm vụ giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh đối với giáo viên là một việc làm khó khăn.

2.3.2. Thc trng đảm bo ni dung giáo dc k năng xã hi cho hc sinh lp 3 thông qua môn T nhiên và Xã hi mt s trường Tiu hc khu vc thành ph Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu thực trạng này tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Theo thày (cô) những kỹ năng xã hội nào dưới đây được thầy cô chú trọng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội?

a. Kỹ năng nhận thức

b. Kỹ năng tự phục vụ và tự bảo vệ c. Kỹ năng ra quyết định

d. Kỹ năng kiên định và kỹ năng từ chối e. Kỹ năng làm chủ bản thân

f. Kỹ năng giao tiếp g. Kỹ năng họp tác

h. Kỹ năng tư duy phê phán

i. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

43 Kết quả thu được như sau:

Bng 5: Nhng k năng xã hi được giáo viên quan tâm giáo dc cho hc

Qua kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy hầu hết các kỹ năng trên được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh, cụ thể:

Tính trung bình cả 2 trường phương án a chiếm 84,17%, phương án f chiếm 73,34%, phương án b chiếm 63,34%, phương án e và g chiếm 55%, phương án i và d chiếm 46,67%, trong đó có hai phương án có tỷ lệ thấp đó là phương án c chiếm 36,67% và phương án h chiếm 26,67%. Điều đó chứng tỏ giáo viên chưa nắm chắc về khái niệm kỹ năng xã hội nên có sự dao động giữa các đáp án. Dù nhìn từ góc độ nào thì kỹ năng xã hội cũng giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế. Trong đó kỹ năng ra quyết định và kỹ năng tư duy phê phán cũng là một trong những kỹ năng cần thiết cho trẻ trong xã hội hiện nay.

Ví dụ: Trẻ cần có kỹ năng ra quyết định để lựa chọn nên hay không nên làm gì sình trong quá trình dy hc môn T nhiên và xã hi

Khai Quang Tích Sơn

^\Trường Kỹ

năng^\. Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm

a 5 83,33% 4 80%

b 4 66,67% 3 60%

c 2 33,33% 2 40%

d 2 33,33% 3 60%

e 3 50% 3 60%

f 4 66,67% 4 80%

g 3 50% 3 60%

h 2 33,33% 1 20%

i 3 50% 2 40%

44

để phòng bệnh đường hô hấp. Trẻ càn có kỹ năng để phê phán những hành vi sai như mặc không đủ ấm, ăn quá nhiều đồ lạnh...mà cụ thể đây là kỹ năng tư duy phê phán. Hai kỹ năng này có thể được giáo dục thông qua bài “Phòng bệnh đường hô hấp” (TNXH Lớp 3). Như vậy, giáo viên cần hiểu một cách đày đủ và sâu sắc về khái niệm kỹ năng xã hội từ đó mới xác định được các kỹ năng có thể được giáo dục cho học sinh thông qua từng bài học cụ thể.

2.3.3. Thc trng ca vic s dng các phương pháp dy hc trong giáo dc k năng xã hi cho hc sinh lp 3 thông qua môn T nhiên và Xã hi mt s trường tiu hc khu vc thành ph Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu thực hạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi sau:

Thầy cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào trong môn Tự nhiên và Xã hội nhằm giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh:

a. Phương pháp động não b. Phương pháp quan sát c. Phương pháp đóng vai

d. Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ e. Phương pháp trò chơi học tập

f. Phương pháp vẩn đáp g. Phương pháp luyện tập Kết quả thu được như sau:

Bng 6: Thc trng ca vic s dng các phương pháp dy hc trong giáo

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)