Tác động của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển bền vững ở tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong việc đánh giá sự tác động của ô nhiễm môi trường đến sự phát triển bền vững ở tỉnh hoà bình (Trang 24 - 30)

ơng 2 Tác động của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển

2.4. Tác động của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển bền vững ở tỉnh Hoà Bình

Phát triển bền vững là sự phát triển không ngừng nền kinh tế, đáp ứng

đợc yêu cầu tăng trởng, phát triển xã hội hiện đại nhng vẫn bảo vệ đợc môi tr- ờng nhằm duy trì mối quan hệ cân bằng, hài hoà giữa con ngời và giới tự nhiên, duy trì nền tảng của sự phát triển lâu dài. Nh vậy, Phát triển bền vững là sự phát triển phải đảm bảo đợc 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trờng. Hiện nay, môi trờng cả nớc nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự ô nhiễm của môi trờng có tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực khác của đời sống đặc biệt là sự phát triển kinh tế và xã hội. Vì nh nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã chỉ rõ mọi sự vật, hiện tợng trong thế giới đều có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, chính vì vậy, mọi hoạt động gây ô nhiễm môi trờng của con ngời sẽ có mối liên hệ với mọi lĩnh vực khác. Theo trên, sự tác động của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển bền vững ở tỉnh Hoà Bình sẽ đợc đánh giá trên 3 mục tiêu chủ yếu là kinh tế, xã hội và môi trờng sinh thái.

2.4.1. Tác động của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển kinh tế Sự phát triển kinh tế của mỗi vùng miền đợc đánh giá bằng sự tăng tr- ởng kinh tế, đó là sự gia tăng về quy mô sản lợng của nền kinh tế trong một thời gian dài và tơng đối ổn định; bằng sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế thay đổi; bằng các chỉ số GDP (bình quân thu nhập tính theo đầu ngời), GNP (tổng thu nhập quốc dân kể cả tiền dòng từ nớc ngoài)... và một số chỉ tiêu cơ bản khác.

Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây bắc của tổ quốc. Đây là vùng có tỉ lệ đói nghèo cao nhất Việt Nam, năm 1995, tổng số hộ nghèo chiếm 86,1%, năm 2002 là 68,7% trong khi vùng Đông Nam Bộ tỉ lệ chỉ là 10,8% [6, tr.76]. Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế của tỉnh đã

có những bớc phát triển đáng kể do sự phát triển của các khu công nghiệp

đang ngày càng gia tăng ở tỉnh nhng so với các địa phơng khác trong nớc thì

Hoà Bình vẫn là một tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không mạnh của nền kinh tế nh: đặc điểm địa hình

của tỉnh không phù hợp cho việc tập trung các khu công nghiệp lớn; kết cấu hạ tầng của tỉnh cha đáp ứng yêu cầu phát triển, mạng lới giao thông cha hoàn chỉnh, hệ thống thuỷ lợi cha đồng bộ; năng lực quản lý kinh tế của một số cán bộ chuyên trách còn yếu... Nhng bên cạnh đó, không thể không kể đến ảnh h- ởng của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh, chính ô nhiễm môi trờng đất, nớc, không khí đã và đang ngày càng gây khó khăn cho sự phát triÓn kinh tÕ.

Hiện nay, ô nhiễm môi trờng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp đã khiến tổng số đất bị bạc màu, mất chất dinh dỡng, chua mặn, nhiễm bẩn, mất khả

năng canh tác ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc ô nhiễm môi trờng nớc đã

khiến cho ngời dân thiếu nớc sạch để tới tiêu, nguồn nớc ngầm có hàm lợng các chất độc hại vợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đã gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của ngời dân. Tình trạng mất mùa thờng xuyên xảy ra, nhiều vùng đất ruộng trớc kia cho năng suất lúa bội thu, không chỉ cung cấp đầy đủ lơng thực cho ngời dân mà còn d thừa nhng càng ngày hiện tợng sâu bệnh ngày càng nhiều do đất, nớc bị nhiễm bẩn; năng suất cây trồng, vật nuôi cũng trở nên giảm mạnh. Rất nhiều địa phơng ở trên địa bàn tỉnh nh Lạc Sơn, Kim Bôi, ngời nông dân rơi vào cảnh đói kém, thiếu lơng thực, thực phẩm thờng xuyên nhất là vào thời điểm giáp hạt. Tại huyện Lạc Sơn, nơi đất bị thoái hoá một cách nặng nề nhất, thì tỉ lệ hộ nghèo ở đây cũng cao nhất trong tỉnh. Năm 2004, tỉ lệ hộ nghèo chiếm tỉ lệ 29%, đặc biệt tại các xã vùng cao đặc biệt khó khăn thuộc chơng trình 135 của tỉnh nh xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do... thì tỉ lệ hộ nghèo chiếm 34,88% tổng số hộ, hầu hết mức thu nhập bình quân của ngời dân dới 4 triệu đồng/ngời/năm.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trờng đã khiến cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh giảm mạnh. Nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản trớc

đây có trữ lợng lớn nh than đá, đá vôi... nhng hiện nay đang dần bị cạn kiệt do hàm lợng các chất ô nhiễm có trong môi trờng quá lớn, khiến các tài nguyên không có khả năng tự phục hồi. Sự suy giảm các nguồn tài nguyên đã khiến năng suất, hiệu quả của các doanh nghiệp khai thác các tài nguyên giảm;

không thu hút đợc vốn đầu t từ bên ngoài vào Hoà Bình. Điều này đã gây ảnh hởng lớn đến sự phát triển kinh tế, làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách của tỉnh vì đây là nguồn mang lại lợi nhuận kinh tế chủ yếu.

Ô nhiễm môi trờng đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh, khiến tình trạng đói nghèo, thiếu lơng thực, thực phẩm vẫn xảy ra ở

đây, mức thu nhập bình quân đầu ngời thấp, ngời dân không đảm bảo đợc

cuộc sống. Theo số liệu thống kê của tỉnh, năm 2002, toàn tỉnh có 42.653 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,37% tổng số hộ; thu nhập bình quân của dân c trong tỉnh chỉ bằng 52% so với trung bình toàn quốc; năm 2004, GDP bình quân đầu ngời là 3.600.000/ngời. Hiện nay, mặc dù nền kinh tế đã phát triển nhng vẫn ở mức trung bình. Năm 2009, theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010, tỉ lệ hộ nghèo trong tỉnh là 17% và dự kiến sẽ giảm xuống còn 14% vào năm 2010, trong khi tỉ lệ hộ nghèo cả cả nớc dự kiến chỉ còn từ 10-11% ; GDP bình quân đầu ngời là 13,3 triệu đồng, trong khi ở Hà nội, GDP bình quân đầu ngời năm 2008 là 19 triệu đồng; tổng đầu t toàn xã hội là 4.830 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nớc là 1.212 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 39 triệu USD; giá trị nhập khẩu là 30 triệu USD; tổng mức lu chuyển hàng hoá bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng là 4.470 tỷ đồng [17, tr.5].

Nh vậy, môi trờng có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế. Môi trờng đã cung cấp những tài nguyên thiên nhiên cần thiết và quý giá cho hoạt

động sản xuất, phát triển kinh tế của con ngời. Nhng chính hành động làm ô nhiễm môi trờng của con ngời đã cản trở chính sự phát triển của nền kinh tế, làm mất đi những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

2.4.2. Tác động của ô nhiễm môi trờng đến sự phát triển xã hội

Một xã hội phát triển bền vững bên cạnh có nền kinh tế phát triển nhanh, an toàn thì về mặt xã hội phải đảm bảo đợc công bằng và bình đẳng, lấy chỉ tiêu phát triển con ngời (HDI) là thớc đo cao nhất của sự phát triển.

Tỉnh Hoà Bình có mức thu nhập bình quân đầu ngời thấp, kinh tế không phát triển mạnh dẫn tới đời sống của ngời dân vô cùng khó khăn, chất lợng cuộc sống không cao. Ngay nay, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trờng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng thì cuộc sống của ngời dân đang ngày càng bị

đe doạ, tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là sức khoẻ của ngời dân không đợc đảm bảo.

Về tình trạng thất nghiệp ở tỉnh Hoà Bình. Năm 2009, Hoà Bình có tổng dân số là 795.000 ngời, trong đó số ngời trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh là 452.000 ngời, chiếm 58,68%. Do nền công nghiệp ở tỉnh cha phát triển mạnh, cùng với tỷ lệ lao động qua đào tạo cha cao, mới đạt gần 30%, không

đáp ứng đợc yêu cầu lao động trong các ngành công nghiệp nên ngời dân chủ yếu là sản xuất, lao động nông nghiệp, thu nhập dựa vào sản phẩm nông nghiệp. Nhng sự ô nhiễm môi trờng đất đã khiến số đất bị bạc màu, mất khả

năng canh tác ngày càng tăng, số đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Mất t liệu sản xuất, đồng thời dân số không ngừng tăng

nhanh; theo điều tra, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở tỉnh Hoà Bình năm 2009 là 1%, số gia đình sinh con thứ 3 trở lên cũng rất cao, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa đã khiến cho tỉ lệ thất nghiệp ở đây càng tăng. Hiện nay, Tỉnh mới tạo

đợc việc làm cho khoảng 16.500 lao động làm việc trong các khu công nghiệp, các nhà máy trên địa bàn tỉnh và cả nớc, trong đó có 1000 lao động xuất khẩu ra nớc ngoài [17, tr.6]. Nh vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở Hoà Bình đang ngày càng có xu hớng gia tăng gây khó khăn cho cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của ngời dân, kinh tế không đảm bảo, sức khoẻ không đợc chăm lo.

Ô nhiễm môi trờng đã khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Hoà Bình tăng nhanh. Tuy nhiên, sự tác động mạnh mẽ nhất của môi trờng tới xã hội thể hiện ở việc ảnh hởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trờng tới sức khoẻ con ngời. Ô nhiễm môi trờng đã khiến cho số lợng ngời mắc bệnh đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em tăng cao. Theo số liệu điều tra, số phụ nữ nhiễm khuẩn đờng sinh sản ở Hoà Bình ngày càng có xu hớng tăng, chiếm 20% dân số toàn tỉnh, ngoài ra số ngời dân mắc các bệnh về da, mắt, đờng tiêu hóa cũng rất đông.

Nguyên nhân, do nguồn nớc bị ô nhiễm, ngời dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên số ngời mắc các bệnh truyền nhiễm qua đờng nớc cũng nhiều hơn;

bên cạnh đó, do cơ sở vật chất, kỹ thuật không đảm bảo, số lợng các nhà máy cung cấp nớc sạch cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh còn rất ít. Chỉ tính riêng huyện Tân Lạc, năm 2003, số dân đợc sử dụng nớc sạch để ăn uống chỉ chiếm 47%, còn lại là dùng nớc giếng khoan, giếng đào, sông, suối...Số dân dùng n- ớc sạch để tắm, giặt là 1,6%, còn lại 98,4% là dùng nớc giếng, sông...để sinh hoạt. Hoặc, ngay nh ở thành phố Hoà Bình số ngời dân đợc sử dụng nớc sạch là 324.225 ngời, chỉ chiếm 40,59% dân số; toàn thành phố chỉ có 2 nhà máy cung cấp nớc sinh hoạt hợp vệ sinh với công suất 19.000m3 ngày đêm, còn lại ngời dân sử dụng các bể chứa nớc ma, nớc giếng, sông để sinh hoạt. Nguồn n- ớc sinh hoạt không hợp vệ sinh đã khiến cho sức khoẻ của ngời dân không đợc

đảm bảo, tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dỡng cao. Năm 2009, tỉ lệ trẻ em dới 5 tuổi bị suy dinh dỡng ở Hoà Bình vẫn ở mức cao, chiếm 22,6% [16, tr.12].

Ô nhiễm môi trờng không khí ở các khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá vôi đã gây ảnh hởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của ngời dân ở xung quanh các khu vực này. Đây là những ngành công nghiệp thải ra môi trờng một số lợng lớn các khí CO, CO2, NOx... khi những khí này xâm nhập vào cơ thể con ngời với nồng độ thấp nhng thờng xuyên và lâu dài sẽ gây nên các bệnh nh: thiếu máu, tăng huyết áp, ảnh hởng đến chức năng trao đổi khí ở phổi, chức năng tiết dịch của gan, sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Cụ thể,

số ngời dân ở quanh khu vực Công ty cổ phần xi măng VINACONEX Lơng Sơn Và Công ty cổ phần xi măng Sông Đà bị mắc các bệnh nh tức ngực, khó thở, ngạt mũi ngày càng tăng. Thực tiễn cũng cho thấy, số ngời mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng, hơn 60% công nhân lao động trong các nhà máy xi măng, các mỏ khai thác đá bị các bệnh về phổi, và tình trạng sức khoẻ ngày càng giảm sút. Ngoài ô nhiễm không khí do hoạt đông công nghiệp gây ra thì

việc đun, nấu bằng ga, dầu, củi cũng gây ô nhiễm không khí và ảnh hởng trực tiếp tới sức khoẻ ngời nội trợ. Hoạt động này đã thải ra một khối lợng các khí

độc nh CO, NO2 gây các bệnh nh viêm phổi mãn kéo theo là các bệnh về tim mạch, thần kinh.

Ô nhiễm môi trờng đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hởng nghiêm trọng tới chất lợng dân số nói chung, sức khoẻ sinh sản nói riêng.Việc con ngời sử dụng phân hữu cơ cha qua xử lý đã mang theo rất nhiều loại vi trùng nh: thơng hàn, sởi, uốn ván, ký sinh trùng nhu giun sán, tả

lỵ... gây bệnh cho con ngời. Mặt khác, các vi trùng này có khả năng sống trong môi trờng khá lâu nh: vi trùng thơng hàn sống đợc 100 ngày, vi trùng tả

lỵ sống đợc 40 ngày...với tốc độ sinh sản rất nhanh nên khả năng gây bệnh càng cao đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Hàng năm, ở trong địa bàn của tỉnh có rất nhiều ngời lao động bị chết do bệnh uốn ván.

2.4.3. Tác động của ô nhiễm môi trờng đến hệ sinh thái

Ô nhiễm môi trờng không chỉ ảnh hởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội mà trực tiếp nó ảnh hởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Trớc đây, Hoà Bình là một tỉnh có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều loại lâm sản quý giá nh: lim, dổi, dẻ, sến, chò chỉ, pơmu, thông năm lá... và nhiều loại cây thuốc quý với khoảng 400 loại cây thuốc, trong đó có: quế, sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì, mã tiền... Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các loại động vật quý hiếm nh: gấu, lợn rừng, khỉ, nai... Nhng hiện nay, do tình trạng ô nhiễm môi trờng đang trở nên trầm trọng đã khiến cho tài nguyên sinh học ngày càng bị suy giảm.

Các khí độc có trong môi trờng không khí nh: CO, NO, SO2 đã làm giảm khă năng quang hợp của cây xanh, nhng lại kích thích quá trình hô hấp khiến cây xanh bị giảm sức sống hoặc bị chết. Đồng thời môi trờng đất và nớc bị nhiễm bẫn đã khiến cho cây không thể phát triển đợc. Chính những điều này đã khiến cho tỉ lệ đất có rừng của Hoà Bình ngày càng bị giảm mạnh. Nếu nh trớc kia, rừng hầu nh che phủ toàn bộ diện tích toàn tỉnh thì đến năm 2002, diện tích đất có rừng ở tỉnh Hoà Bình là 194.308 ha, độ che phủ của rừng đạt

41%, và đến năm 2003, diện tích đất có rừng của tỉnh chỉ còn 156.000 ha, độ che phủ rừng giảm mạnh, diện tích đất trồng, đồi trọc ngày càng nhiều, chiếm hơn 30% . Mất rừng đã gây ra hàng loạt các thiên tai nh: hạn hán, lũ lụt, lốc...ảnh hởng đến sản xuất của ngời dân địa phơng. Đồng thời, mất rừng cũng là nguyên nhân khiến khí hậu của Hoà Bình thay đổi. Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C, tháng 7 nhiệt độ cao nhất cũng chỉ từ 27 - 290C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,50C. Nhng, hiện nay, khí hậu của Hoà Bình đã bắt đầu thay đổi, nhiệt độ vào mùa hề trở nên khá cao từ 35 - 370C, mùa đông có vùng núi cao nh ở Mai Châu nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 70C, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của ngời dân. Nh vậy nhiệt độ của Hoà Bình đang trở nên khắc nghiệt hơn do tác động của việc ô nhiễm môi trờng.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trờng đang khiến tài nguyên sinh học ngày càng bị suy thoái và cạn kiệt, số loài động, thực vật giảm cả về số lợng lẫn chất lợng. Ô nhiễm môi trờng đã khiến cho động vật không tăng trọng, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả là chết hàng loạt. Điển hình nh các hộ dân c sống ở xung quanh khu vực khai thác đã xã Tân Vinh, huyện lơng Sơn, chăn nuôi giai súc nhng không đem lại hiểu quả kinh tế cao, đến lúc sắp bán đợc thì động vật lại chết.

Việc sử dụng quá mức các loại phân bón, thuốc trừ sâu đã khiến lợng chất hoá học tồn d trong đất ngày càng nhiều ảnh hởng trực tiếp đến tài nguyên đất và nớc, làm cho các mạch nớc ngầm bị suy giảm mạnh, đặc biệt là nguồn nớc khoáng ở Kim Bôi và Lạc Sơn cũng bị ảnh hởng. Đất bị nhiễm bẩn, sẽ ngấm vào các loại cây lơng thực và sẽ đặc biệt nguy hiểm cho con ngời khi sử dụng.

Nh vậy, tình trạng ô nhiễm môi trờng ở tỉnh Hoà Bình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và có xu hớng ngày càng gia tăng. Ô nhiễm môi trờng có tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm suy giảm nền kinh tế, chất lợng cuộc sống không đảm bảo, đặc biệt là sức khoẻ con ngời ngày càng bị

ảnh hởng theo chiều hớng xấu đi. Ngoài ra, ô nhiễm môi rờng còn làm suy giảm hệ sinh thái, khí hậu, môi trờng đều bị biến đổi. Do vậy, muốn giải quyết

đợc vấn đề ô nhiễm môi trờng, đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh thì cần có những giải pháp đúng đắn và kịp thời để giải quyết vấn đề này, bảo vệ môi trờng. Đây là một điều tất yếu khách quan để đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.

Một phần của tài liệu vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong việc đánh giá sự tác động của ô nhiễm môi trường đến sự phát triển bền vững ở tỉnh hoà bình (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w