CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng năng lực của giảng viên và ảnh hưởng của việc tập luyện thể thao giải trí đối với người lao động trí óc
3.1.1. Ảnh hưởng của thể thao giải trí tới năng lực làm việc của người lao động trí óc
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều loại lao động có đặc điểm là ít hoạt động (vận động tích cực bị hạn chế) hoặc yêu cầu tương đối đơn điệu với khả năng chức phận của cơ thể, vẫn chưa có khả năng loại trừ tất cả những điều kiện có khả năng làm nảy sinh những bệnh và thương tật nghề nghiệp, nhiều loại lao động lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chuyên môn và tất nhiên không một loại lao động nào mà kết quả lại không phụ thuộc (dù là gián tiếp) vào trình độ thể lực chung và sức khoẻ [27].
Trong thời kỳ CNH - HĐH lao động cơ bản dần dần thay thế và bổ sung bởi lao động trí tuệ, lao động thần kinh trước những máy móc hiện đại, thông tin điều kiện tinh vi, phức tạp. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất và sinh hoạt có sự thay đổi đáng kể, do đó xuất hiện một căn bệnh mang tính thời đại là "bệnh văn minh", tạo nên những stress có nguy cơ làm cho sức khoẻ giảm sút và như vậy sẽ không phù hợp với đòi hỏi của CNH-HĐH. Đó là vấn đề nan giải của y học hiện đại, vì vậy phương pháp có hiệu quả là hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường luyện tập TDTT. Cho nên luyện tập TDTT, tăng cường giáo dục thể chất còn là biện pháp hữu hiệu không những chỉ có tác động đến việc tăng cường sức khoẻ về thể chất lẫn tinh thần, mà còn góp phần chủ động ngăn ngừa những stress do bệnh văn minh thời đại gây ra, góp phần giữ gìn và ngày càng bổ sung cho lực lượng sản xuất con người.
Để thấy rõ vị trí TDTT đối với người lao động trí óc đã có không ít các tài liệu đề cập.
Theo dẫn liệu của Diệp Gia Bảo và Tô Liên Dũng thì nhà triết học Đức Subenh cho rằng: “Điều thúc đẩy tâm tính khoái lạc không phải là sự giàu sang,
trái lại là sức khỏe; chỉ có sức khỏe mới có thể làm nẩy lên những đóa hoa khoái lạc. Có sức khỏe, mọi việc đều cảm thấy thoải mái, không có sức khỏe cũng làm mất đi sự khoái lạc” [1]. Như vậy, sức khỏe là cội nguồn của tâm tình thoải mái, vui vẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã nói: "Người có sức khoẻ có hàng trăm điều ước, người không có sức khoẻ chỉ có một ước muốn duy nhất là có sức khoẻ".
Quan niệm về sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Người định nghĩa: “ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Bác còn nêu gương: “tự tôi ngày nào cũng tập”.
Bác Hồ chơi bóng chuyền với các chiến sĩ bảo vệ (Ảnh tư liệu) Trên trang phununet.com có bài: “Tập luyện sức khỏe” đã viết:
“Một nhà tư tưởng đã nói một câu nổi tiếng là: “Cuộc sống là vận động”
Aristốp, nhà tư tưởng vĩ đại người Hy Lạp nói: “Cuộc sống cần có sự vận động”.
Muốn khỏe mạnh và sống lâu phải vận động và rèn luyện thân thể. Có khỏe mạnh mới đẩy lùi được sự suy thoái, mới có khả năng phòng ngừa được
các nhân tố suy thoái và bệnh tật của người già. Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã phân chia con người theo tuổi tác như sau: Từ 44 tuổi trở xuống được coi là trẻ, từ 45 đến 59 tuổi được coi là trung niên, từ 60 – 75 tuổi được coi là già, từ 90 tuổi trở lên được coi là thượng thọ.
Aristốp, nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại nói: “Cái dễ làm con người suy thoái, chóng già là thiếu sự rèn luyện thường xuyên”. Một bác sĩ người Mỹ đã đưa ra kết luận: Một người thiếu rèn luyện thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tính tình thất thường. Những người có tuổi quanh năm ngồi làm việc ở văn phòng, ít vận động thì hồng cầu sẽ bị giảm dần, sự tích tụ chất béo ngày càng tăng, xương cốt sẽ ngày càng thiếu chất canxi. Ông còn chỉ ra rằng năng rèn luyện có thể ngăn chặn được sự suy thoái. Những người lớn tuổi và người thiếu ngủ sẽ bị giảm sút năng lực hấp thụ oxy, còn người thường xuyên tập luyện thì lại có khả năng khống chế sự giảm sút đó.Chính vì lý do đó mà người ta nói rằng tích cực tập luyện sẽ làm cho trái tim, cơ bắp và gân cốt của người già khỏe như người 40 tuổi, có nghĩa là: Một ông già 70 tuổi thường xuyên tập luyện thì các chức năng làm việc của tim mạch, cơ bắp, gân cốt sẽ chẳng khác gì một thanh niên 30 tuổi ít tập luyện. Do đó, có thể thấy: cơ thể khỏe mạnh sẽ có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với những người lao động trí óc…”
Bí quyết vận động để tăng cường sức khỏe
Bí quyết vận động để tăng cường sức khỏe chính là ở chỗ vận động có thể cải thiện được hoạt động của các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, giúp nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Tập luyện sẽ tăng cường khả năng làm việc của tim và huyết quản.
- Vận động có thể cải thiện được khả năng của hô hấp.
- Vận động làm cho gân cốt khỏe mạnh.
- Vận động sẽ tăng cường khả năng của hệ thần kinh, nâng cao năng lực điều phối.
- Vận động sẽ tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Vận động sẽ nâng cao khả năng bài tiết, tăng cường khả năng tạo máu.
Tổ chức UnitedHealthcare (Bảo hiểm sức khỏe liên hiệp) có bài viết:
“Thể dục và thể lực”.
Tập thể dục mang đến cho chúng ta vô số phần thưởng, từ thể chất, tinh thần cho đến tình cảm. Tập thể dục có thể giúp giảm cân, giup cơ thể cân đối, tăng năng lượng và giúp suy nghĩ mạch lạc hơn. Sau đây là những lợi ích khác của việc tập thể dục:
- Hoạt động thể lực giúp khởi đầu một lối sống lành mạnh hơn: Theo Viện Sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health), tập thể dục đều đặn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn nói chung và làm giảm cảm giác thèm ngọt nói riêng.
Tập thể dục đều đặn cũng có thể giúp quý vị duy trì mức cân hợp lý. Tình trạng thừa cân có thể dẫn đến nhiều rủi ro sức khoẻ như cao huyết áp, chức năng cơ bắp giảm và bệnh viêm khớp xương. Tuy nhiên, bằng một lối sống tích cực hơn, ví dụ hoạt động nhiều hơn và kiểm soát chế độ ăn uống sao cho vừa phải, quý vị có thể quản lý tốt mức cân của mình.
- Thể dục đều đặn có thể giúp ngủ ngon hơn: Tập thể dục có thể làm giảm mức căng thẳng tinh thần, giúp cho cơ thể luôn được khoẻ mạnh và nhờ thế, khi quý vị tập thể dục đều đặn và thường xuyên, quý vị có thể ngủ ngon hơn.
- Tập thể dục mỗi ngày giúp tránh xa bác sĩ
- Tập thể dục cũng có thể giúp chống lại những căn bệnh nghiêm trọng như là bệnh loãng xương, bệnh tim và bệnh ung thư vú.
- Thể dục có thể giúp cho quý vị: Có sức lực bền bỉ hơn, có một lối sống lành mạnh hơn, thư giãn hơn, có năng lượng thể lực tốt hơn, có mức đề kháng bệnh cao hơn, cơ bắp mạnh và dẻo dai hơn, tự tin hơn, phối hợp động tác nhạy bén hơn.
- Thể dục có thể giúp chống: Lo âu, đột quỵ, các thói quen xấu về sức khoẻ, trầm cảm, bệnh tim, sự căng thẳng.
- Rèn luyện thể lực bằng cách rèn luyện sức dẻo dai.
Tác giả Lê Hoài Nam (Luận văn thạc sĩ – 2009), “Nghiên cứu vai trò của thể thao giải trí đối với người lao động trí óc trong thời kỳ Công nghiệp hoá và
Hiện đại hoá đất nước” đã chứng minh rằng TDTT ảnh hưởng tốt đối với thể chất và cảm xúc người lao động trí óc. Kết luận như sau:
“... Sau 06 tháng tập luyện dưới hình thức tự nguyện và tùy thích TDTT giải trí đã mang lại kết quả tích cực đối với thể lực và tinh thần của những người lao động trí óc.
Về thể lực, ngoại trừ chiều cao không có gì biến đổi đáng kể, ở 9 chỉ tiêu còn lại cho thấy: ở nam trung bình có 13,7% trong họ thể lực hầu như giữ nguyên, 24,8% trong họ thể lực có phần kém đi, trong khi đó 61,5% trong họ thể lực lại có sự cải thiện đáng kể; Ở nữ trung bình có 7,8% trong họ không có sự biến đổi đáng kể, 26,1% trong họ có sự biến đổi âm, trong khi đó có 66,1%
trong họ lại có sự biến đổi dương.
Về cảm xúc: TDTT giải trí đã có tác động tích cực tới các mặt của đời sống tinh thần của người lao động trí óc, trong đó 74% trong họ cảm thấy trạng thái cảm xúc tốt lên; thoải mái hơn; 22,2% trong họ vẫn giữ được trạng thái bình thường vốn có và chỉ có 3,8% trong họ là có phần ít thoải mái hơn...” [23].
Như vậy không cần chứng minh nhiều mà tất cả ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận một điều đó là tập luyện TDTT là mang lại sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả.
3.1.2. Phương thức giải trí và mục đích tập luyện TDTT của người lao động trí óc
3.1.2.1. Về phương thức giải trí của người lao động trí óc
Để khảo sát vấn đề này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn những người lao động trí óc như giảng viên, kỹ sư, bác sỹ, những người làm công tác văn phòng... Để đảm bảo tính khách quan của những ý kiến trả lời, phỏng vấn đã được tiến hành làm 2 lần. Lần thứ nhất vào tháng 3 năm 2013 và lần thứ 2 vào tháng 4 năm 2013. Kết quả phỏng vấn sau đó được xử lý bằng phương pháp thống kê có liên quan. Mỗi lần phỏng vấn với số phiếu phát ra là 50 trên những đối tượng là những người lao động trí óc. Lần thứ nhất thu về được 45 phiếu (chiếm 90%) và thu được 157 ý kiến lựa chọn phương thức giải trí. Lần thứ hai phỏng vấn thu về được 46 phiếu (chiếm 92%) và thu được 160 ý kiến. Nội dung
của phỏng vấn này nhằm tìm hiểu về phương thức giải trí mà những người thuộc diện lao động trí óc thường dùng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.1 và phụ lục 1.
Bảng 3.1. Các phương thức giải trí của những người lao động trí óc
TT Câu hỏi Lần 1 (n = 45) Lần 2 (n = 46) So sánh
Ý kiến
trả lời % Ý kiến
trả lời % X2 P
1 Tham gia hoạt động văn hóa 10 6.37 9 6.57
0.450 >0.05
2 Đọc sách, đọc báo, văn thơ 15 9.55 14 2.92
3 Lên facebook, Internet 45 28.66 46 26.28
4 Đi tham quan, du lịch 20 12.74 19 13.87
5 Tham gia tập luyện TDTT 44 28.03 45 30.66
6 Tụ tập bạn bè 13 8.28 15 10.95
7 Chơi Cờ, chơi bài 5 3.18 6 4.38
8 Các phương thức khác 5 3.18 6 4.38
9 Tổng ý kiến 157 100 160 100
So sánh χ2
<
χ2
(14.067), với P > 0.05
Qua bảng 3.1 có thể thấy rằng những người lao động trí óc sử dụng các phương thức rất khác nhau để tiến hành giải trí. Họ không phải chỉ sử dụng 1 phương thức duy nhất mà mỗi người có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giải trí. Tuy vậy, trong khuôn khổ nội dung phỏng vấn, phương thức được đông đảo người lao động trí óc lựa chọn đó là: “Lên facebook, Internet”
chiếm tỷ lệ là 28.66% trong lần phỏng vấn thứ 1 và 26.28% ở lần phỏng vấn thứ 2. Phương thức chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: “Tham gia tập luyện TDTT” ở lần thứ 1 là 28.03% và ở lần thứ 2 là 30.66%.
Các phương thức giải trí khác cũng được những người lao động trí óc sử dụng như phương thức: “Đọc sách, đọc báo, văn thơ”, “Đi tham quan, du lịch”,
“Tụ tập bạn bè” chiếm tỷ lệ từ 8.28% đến 12.74% ở cả hai lần phỏng vấn.
Những phương thức giải trí còn lại như: “Tham gia hoạt động văn hóa”, “Chơi cờ, chơi bài” và “Các phương thức khác” cũng được người lao động trí óc lựa chọn tuy nhiên tỷ lệ không cao chỉ từ 3.18% đến 6.37%.
Qua đây chứng tỏ TDTT được những người lao động trí óc hưởng ứng và xem xét nó như là phương tiện giải trí hữu hiệu. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà Thể dục thể thao thực sự là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Con
người đã nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của TDTT đối với sức khỏe. Như vậy có thể kết luận rằng, kết quả trả lời của người được phỏng vấn cơ bản là nhất trí, dù có sự khác biệt đôi chút nhưng chỉ là ngẫu nhiên mà thôi bởi X2tính < X2bảng với P > 0.05. Điều đó chứng tỏ sự trả lời của những người được phỏng vấn là hoàn toàn khách quan, đáng tin cậy. Các phương thức giải trí của người lao động trí óc được minh họa ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1: Các phương thức giải trí của người lao động tró óc 3.1.2.2. Về mục đích tập luyện TDTT của người lao động trí óc
Cùng thời điểm này đề tài tiến hành phỏng vấn trên chính đối tượng về mục đích tham gia tập luyện TDTT của người lao động trí óc như thế nào? Số phiếu phát ra là 50 trên những đối tượng là những người lao động trí óc. Lần thứ nhất thu về được 45 phiếu (chiếm 90%) và thu được 154 ý kiến lựa chọn mục đích tập luyện TDTT là gì. Lần thứ hai phỏng vấn thu về được 46 phiếu (chiếm 92%) và thu được 159 ý kiến. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.2 và phụ lục 2.
Bảng 3.2. Mục đích tập luyện TDTT của người lao động trí óc
TT Câu hỏi Lần 1 (n = 45) Lần 2 (n = 46) So sánh Ý kiến
trả lời % Ý kiến
trả lời % X2 P
1 Nâng cao sức khỏe 40 25.97 42 26.42
1.070 > 0.05
2 Giảm stress 28 18.18 29 18.24
3 Nâng cao khả năng làm việc 30 19.48 33 20.75
4 Có cơ thể cân đối 10 6.49 11 6.92
5 Giao lưu 5 3.25 6 3.77
6 Chữa bệnh 11 7.14 10 6.29
7 Giảm cân 3 1.95 2 1.26
8 Tăng cân 6 3.90 5 3.14
9 Xây dựng thói quen tốt 8 5.19 7 4.40
10 Vui vẻ, sảng khoái 5 3.25 7 4.40
11 Ăn ngủ tốt 8 5.19 7 4.40
12 Tổng ý kiến 154 100 159 100
So sánh χ2
<
χ2
(18.307), với P > 0.05
Kết quả trả lời về mục đích tập luyện để giải trí rất đa dạng. Có phiếu trả lời phỏng vấn chỉ có một mục đích duy nhất, có phiếu có 2 - 3 mục đích... Tuy nhiên phải nói rằng đa phần số phiếu trả lời phỏng vấn đến với TDTT là vì tập luyện để nâng cao sức khỏe chiếm tỷ lệ 25.97% ở lần phỏng vấn thứ 1 và 26.42% ở lần phỏng vấn thứ 2. Bên cạnh mục đích nâng cao sức khỏe thì mục đích “Giảm stress” và “Nâng cao khả năng làm việc” cũng chiếm tỷ lệ cao từ 18.18% đến 20.75% ở cả 2 lần phỏng vấn.
Có người đến vì mục đích sức khỏe, có người đến vì vui vẻ, sảng khoái, có người đến vì giảm stress sau lao động, có người đến vì ăn ngủ tốt, giảm cân, tăng cân...
Kết quả nghiên cứu của đề tài trên một chừng mực nhất định là khá trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và Lê Hoài Nam [18] [23], trong đó khẳng định rằng phụ nữ 21-55 tuổi đến với TDTT trước hết là vì mục tiêu sức khỏe, sau đó là để cho cơ thể cân đối, hài hòa, giảm cân, chống béo phì.
Như đã phân tích ở trên, việc trả lời về mục đích tập luyện ở 2 lần phỏng vấn về cơ bản là tương đồng, không có sự khác biệt giữa 2 lần phỏng vấn biểu hiện qua (X2tính < X2bảng với P > 0.05). Mục đích tập luyện của đối tượng nghiên cứu được minh họa trên biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.2: Thực trạng về mục đích tập luyện của người lao động trí óc 3.1.3. Đặc điểm lao động trí óc của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Kể từ khi ra đời cho đến nay, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã trải qua một chặng đường phát triển trên 35 năm.
Quy mô và năng lực đào tạo của nhà trường cũng nhanh chóng được mở rộng và nâng cao. Từ chỗ chỉ đào tạo vài ba chuyên ngành bậc đại học, sau 10 năm, đến nay nhà trường đã đủ năng lực đào tạo 27 chuyên ngành đại học, 5 chuyên ngành sau đại học, 2 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống, nhà trường đã mở nhiều lĩnh vực mới, có tính chất đột phá như Giáo dục đặc biệt, Văn hóa học, Việt Nam học…
Hàng năm, trường tuyển sinh gần 3000 sinh viên các hệ; hiện đang có gần 6000 sinh viên chính quy đang theo học tại trường và gần 5200 sinh viên hệ vừa học vừa làm đang theo học tại 15 cơ sở liên kết đào tạo trong cả nước.
Hiện nay, toàn trường có gần 600 cán bộ công chức, trong đó có trên 500 cán bộ giảng dạy trong đó nữ giảng viên chiếm 70%, giảng viên nam chiếm 30%).
Bình quân hàng năm số tiết vượt định mức từ 500 – 700 giờ/ người.
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Điều 4 của Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT Ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như sau [33]:
Chức danh giảng viên
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy Quy định
chung cho các môn
Môn Giáo dục thể chất, Quốc phòng-An ninh ở các
trường không chuyên
Giáo sư và giảng viên cao cấp 360 500
Phó giáo sư và giảng viên chính 320 460
Giảng viên 280 420
Khối lượng giảng dạy lớn cộng với việc soạn bài, nghiên cứu tài liệu, làm thí nghiệm, thời gian giải quyết các vấn đề của khoa, bộ môn, hội họp, hội thảo chiếm hết thời gian của giảng viên.
Đặc biệt là các giảng viên nữ (chiếm 70%), họ luôn luôn bận rộn và eo hẹp về quỹ thời gian. Ngoài thời gian làm việc căng thẳng tại trường họ còn dành thời