Lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thể thao giải trí đối với người lao động trí óc nhằm nâng cao khả năng làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (Trang 57 - 66)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm

3.2.1. Cơ sở khoa học để lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Căn cứ vào cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của nhà trường.

(Cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm: Một nhà thi đấu, một sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, một phòng tập thể dục nhịp điệu, nhảy, yoga).

- Thực trạng của việc tập luyện thể thao của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

- Căn cứ vào kết quả phỏng vấn của bảng 3.4.

- Căn cứ vào các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc tính thực tiễn: Các môn thể thao phải xuất phát từ thực tiễn của ngành nói chung và của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nói riêng.

+ Nguyên tắc tính đồng bộ: Các môn thể thao phải đa dạng nhiều mặt và trực diện giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

+ Nguyên tắc tính khả thi: Các môn thể thao đề xuất phải có được khả năng ứng dụng thực tế.

+ Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: Các môn thể thao phải mang tính khoa học và giải quyết vấn đề có tính khoa học.

3.2.2. Kết quả lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Với mục đích lựa chọn được các môn thể thao giải trí phù hợp cho đối tượng nghiên cứu, bằng phương pháp phỏng vấn (phụ lục 6). Đối tượng phỏng vấn là 30 chuyên gia, HLV, giáo viên TDTT. Trong đó TS là 10 người, chiếm 33,33%; Thạc sĩ là 12 người, chiếm 40% và cử nhân là 8 người, chiếm 26,67%

(thời điểm phỏng vấn tháng 01/2013). Nội dung và kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

TT Nội dung phỏng vấn

Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số

người chọn

%

Số người

chọn

%

Số người

chọn

%

1 Môn Cầu lông 19 63.33 11 36.67 0 0.00

2 Môn Bóng bàn 18 60.00 12 40.00 0 0.00

3 Môn Bóng chuyền 17 56.67 13 43.33 0 0.00

4 Môn Bóng đá 20 66.67 10 33.33 0 0.00

5 Môn Điền kinh (đi bộ và chạy) 18 60.00 12 40.00 0 0.00

6 Môn Khiêu vũ 16 53.33 10 33.33 4 13.33

7 Môn yoga 6 20 6 20 18 60

8 Môn thể dục thẩm mỹ 13 43.33 9 30.00 8 26.67

9 Môn Quần vợt 8 26.67 5 16.67 17 56.67

10 Môn Bơi lội 6 20 6 20 18 60

Qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giáo viên TDTT đề tài đã lựa chọn được 7 môn thể thao giải trí cho Giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có số phiếu cho rằng “Phù hợp” và “Rất phù hợp” chiếm tỷ lệ cao từ 73.33% - 100% gồm:

- Môn Cầu lông - Môn Bóng bàn - Môn Bóng chuyền - Môn Bóng đá

- Môn Điền kinh (đi bộ và chạy)

- Môn Khiêu vũ

- Môn thể dục thẩm mỹ

Còn lại 3 môn thể thao: Môn yoga, môn Quần vợt và môn Bơi lội. Có số phiếu cho rằng “Phù hợp” và “Rất phù hợp” chưa đạt 50% (40% và 43.34%) đề tài không lựa chọn để đưa vào thực nghiệm.

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tập luyện cho đối tượng thực nghiệm

Để xây dựng được kế hoạch tập luyện cho đối tượng nghiên cứu, đề tài xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với công đoàn trường, Trung tâm Giáo dục Thể chất và các khoa bộ môn khác.

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu đề tài triển khai thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao của nhà trường lấy tên là “Thể thao vì sức khỏe”. Tờ trình, Điều lệ hoạt động cụ thể của câu lạc bộ được trình bày tại phụ lục 7.

- Thời gian thực nghiệm được tiến hành liên tục trong 1 năm (Từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2014).

- Một tuần tập luyện 3 buổi (trừ ngày lễ, tết). Mỗi buổi tập 2 tiếng (từ 17h – 19h).

Lịch tập cụ thể của các môn như sau:

Bảng 3.6. Lịch hoạt động của Câu lạc bộ “Thể thao vì sức khỏe”

TT Môn/Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Địa điểm

1 Môn Cầu lông - - - Nhà TC

2 Môn Bóng bàn - - - Nhà TC

3 Môn Bóng chuyền - - - Sân BC

4 Môn Bóng đá - - - Sân BĐ

5 Môn Điền kinh - - - Sân BĐ

6 Môn Khiêu vũ - - - Phòng tập

7 Môn thể dục thẩm mỹ - - - Phòng tập

- Chủ tịch câu lạc bộ là: Ông Đỗ Quốc Hùng – Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất Trường Đại Sư Phạm Đại học Đà Nẵng.

- Phụ trách về chuyên môn là các giảng viên của Trung tâm Giáo dục Thể chất. Các giảng viên được bố trí phụ trách chuyên môn tưng ứng với chuyên ngành sâu.

Phụ trách chuyên môn - Môn

Hà Văn Nghiệp - Môn Cầu lông

Hoàng Trọng Lợi - Môn Bóng bàn

Phạm Thị Nghi - Môn Bóng chuyền

Trần Lê Nhật Quang - Môn Bóng đá

Nguyễn Xuân Hiền - Môn Điền kinh

Phạm Thị Phượng - Môn Khiêu vũ

Trần Thị Thanh Mai - Môn thể dục thẩm mỹ

3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thể thao giải trí đối với giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm

Để lựa chọn được đối tượng thực nghiệm đề tài mời 200 giảng viên của các 11 khoa bộ môn của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

Các giảng viên này vừa là thành viên của câu lạc bộ “Thể thao vì sức khỏe” vừa tự nguyện làm đối tượng nghiên cứu của đề tài nhằm giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được trình bày cụ thể tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Giới tính (Số người)

Trình độ chuyên môn Lứa tuổi

PGS TS KH –

TS Thạc sĩ Cử nhân <35 35 – 49 >49

Nam 80 2 12 26 40 42 23 15

Nữ 120 3 18 39 60 63 35 22

Tổng 200 5 30 65 100 105 58 37

3.3.2. Tổ chức thực nghiệm

Sau khi đã lựa chọn được đối tượng nghiên cứu là 200 giảng viên (80 giảng viên nam, 120 giảng viên nữ) đề tài chia làm 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm được đề tài chọn ngẫu nhiên 100 giảng viên (40 giảng viên nam, 60 giảng viên nữ).

Nhóm đối chứng là số giảng viên còn lại 100 giảng viên (40 giảng viên nam, 60 giảng viên nữ).

Trước khi đi vào thực nghiệm đề tài tiến hành kiểm tra ban đầu trên đối tượng nghiên cứu.

Để có được các chỉ số, test kiểm tra đánh giá trên đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, nhà chuyên môn trong lĩnh vực TDTT và Y học và lựa chọn được hai nhóm test:

- Nhóm các chỉ số y sinh học. Các chỉ số đưa ra nhằm đánh giá về tình trạng sức khỏe chung và sự cân đối của cơ thể.

- Nhóm các test đánh giá về trình độ thể lực chung: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo.

Nội dung và kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.8 và phụ lục 8.

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test để kiểm tra sức khỏe và thể lực chung của đối tượng nghiên cứu (n = 30)

TT Nội dung test

Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số

người chọn

%

Số người

chọn

%

Số người

chọn

%

Các chỉ số y sinh học 1 Chiều cao đứng (m)

28 93.33 2 6.67 0 0.00

2 Cân nặng (kg)

19 63.33 6 20.00 5 16.67

3 Chỉ số BMI (Body Mass Index)

19 63.33 7 23.33 4 13.33

4 Đo mạch đập của tim (lần/phút)

30 100 0 0.00 0 0.00

5 Đo huyết áp (mmHg)

30 100 0 0.00 0 0.00

Các test kiểm tra sư phạm

1 Lực bóp tay thuận (KG) 15 50.00 10 33.33 5 16.67

2 Nằm ngửa gập bụng (l) 15 50.00 10 33.33 5 16.67

3 Bật xa tại chỗ (cm) 16 53.33 10 33.33 4 13.33

4 Chạy 30m XPC (s) 20 66.67 5 16.67 5 16.67

5 Dẻo gập thân (cm) 15 50.00 8 26.67 7 23.33

6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 15 50.00 7 23.33 8 26.67

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn việc lựa chọn các chỉ số, test để đánh giá sức khỏe và thể lực chung của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, đề tài chỉ lựa chọn những test có ý kiến đồng ý từ 80% trở lên.

Chọn những test đặc trưng thống nhất trên toàn quốc, đặc biệt là những test đã sử dụng ở những cuộc điều tra thể chất của các công trình nghiên cứu với quy mô lớn. (Điều tra thể chất của nhân dân năm 2001).

Quá trình kiểm tra sẽ tiến hành theo các chỉ số, test sau:

- Chiều cao đứng (m) - Cân nặng (kg)

- Chỉ số BMI (Body Mass Index) - Đo mạch đập của tim (lần/phút) - Đo huyết áp (mmHg)

- Lực bóp tay thuận (KG) - Nằm ngửa gập bụng (l) - Bật xa tại chỗ (cm) - Chạy 30m XPC (s) - Dẻo gập thân (cm) - Chạy tùy sức 5 phút (m)

Với 11 chỉ số và test đã lựa chọn được, đề tài triển khai lấy số liệu ban đầu vào tháng 02/2013. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra ban đầu của nữ hai nhóm NĐC và NTN trước thực nghiệm

T

T Các test

Nhóm đối chứng (n= 60)

Nhóm thực nghiệm

(n=60) So sánh

x− ±δ x− ±δ t

tính P 1 Chiều cao đứng (cm) 154.05 5.04 153.08 4.99 0.441 > 0.05

2 Cân nặng (kg) 54.72 5.13 54.65 6.05 0.573 > 0.05

3 Chỉ số BMI (Body Mass

Index) 23.05 3.51 23.32 3.67 0.042 > 0.05

4 Đo mạch đập của tim

(lần/phút) 89.25 0.82 88.50 0.76 0.866 > 0.05

5 Đo huyết áp (mmHg) 117.5/75.95 3.03 121.65/86.75 2.87 0.938 > 0.05 6 Lực bóp tay thuận (KG) 24.83 9.14 24.77 10.09 0.511 > 0.05 7 Nằm ngửa gập bụng (l) 14.02 3.70 14.08 4.20 1.053 > 0.05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 150.75 51.92 149.87 62.11 0.565 > 0.05

9 Chạy 30m XPC (s) 6.909 0.31 6.912 0.55 0.388 > 0.05

10 Dẻo gập thân (cm) 7.520 3.45 7.81 2.89 0.164 > 0.05

11 Chạy tùy sức 5 phút (m) 643.00 301 642.00 280 1.290 > 0.05 So sánh t < t (1,960), với P > 0.05

Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra ban đầu của nam hai nhóm NĐC và NTN trước thực nghiệm

T

T Các test

Nhóm đối chứng (n= 40)

Nhóm thực nghiệm

(n=40) So sánh

x− ±δ x− ±δ t

tính P 1 Chiều cao đứng (cm) 166.2 3.307 165.92 3.45 0.283 > 0.05

2 Cân nặng (kg) 55.92 2.647 56.68 2.65 0.062 > 0.05

3 Chỉ số BMI (Body Mass

Index) 20.24 3.540 20.58 4.17 0.254 > 0.05

4 Đo mạch đập của tim

(lần/phút) 83.62 0.59 84.18 0.61 0.670 > 0.05

5 Đo huyết áp (mmHg) 123.86/83.78 2.86 122.56/82.14 2.81 0.466 > 0.05 6 Lực bóp tay thuận (KG) 44.85 5.54 44.40 5.16 0.702 > 0.05 7 Nằm ngửa gập bụng (l) 22.83 3.980 21.72 4.92 1.015 > 0.05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 225.31 10.30 219.9 11.08 0.770 > 0.05

9 Chạy 30m XPC (s) 5.79 0.42 5.845 0.36 0.621 > 0.05

10 Dẻo gập thân (cm) 5.32 0.25 5.26 1.02 1.193 > 0.05

11 Chạy tùy sức 5 phút (m) 874.75 220 866.85 225 1.555 > 0.05 So sánh t < t (1,960), với P > 0.05

Thông qua kết quả kiểm tra, có thể khách quan đánh giá sức khỏe của đối tượng nghiên cứu ở mức độ bình thường.

- Chiều cao, cân nặng của đối tượng nghiên cứu so với kết quả điều tra thể chất của nhân dân năm 2001 cũng như kết luận của GS.TS Dương Nghiệp Chí trên “Tạp chí Dân số & Phát triển/ website Tổng cục Dân số & KHHGĐ” là tương đương (đạt ngưỡng trung bình).

- Chỉ số BMI (Body Mass Index) cũng ở ngưỡng phát triển bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 24,9).

- Hai chỉ số: Mạch đập của tim và Huyết áp đều ở ngưỡng bình thường.

Theo số liệu của tổ chức y tế đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

- Các chỉ số về thể lực cũng đạt mức trung bình. Tuy nhiên trong báo cáo kết quả dự án chương trình khoa học cấp bộ về “Điều tra đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam, Giai đoạn II, từ 21 đến 60 tuổi” của GS.TS Dương Nghiệp Chí, ông phân cụ thể theo nhóm ngành nghề lao động và chia độ tuổi 2 tuổi thành 1 nhóm. (Ví dụ 23 – 24, 25 – 26...). Như vậy việc đánh giá có tính chính xác cao. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tính trung bình trên đối tượng nghiên cứu.

Qua bảng 3.9 và 3.10 cho thấy các chỉ số đánh giá thể chất thu thập được từ 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P > 0.05. Điều này chứng tỏ thể chất của 2 nhóm là tương đương nhau.

Từ kết quả trên đề tài triển khai chương trình thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm cả hai nhóm đều duy trì công việc, sinh hoạt như trước. Tuy nhiên nhóm đối chứng không có sự tác động của những môn thể thao giải trí mà đề tài đã lựa chọn còn nhóm thực nghiệm tập luyện trong câu lạc bộ “Thể thao vì sức khỏe”

có giáo viên theo dõi và hướng dẫn như kế hoạch mà đề tài đã xây dựng như mục 3.2.3. Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 1 năm (từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2014).

3.3.3. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thể thao giải trí đối với giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

3.3.3.1. Hiệu quả đối với thể chất

Sau 1 năm thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra hiệu quả việc ứng dụng các môn thể thao giải trí mà đề tài đã lựa chọn và đưa vào thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu. Bằng việc đánh giá các chỉ số về thể chất của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.11 và 3.12 như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thể thao giải trí đối với người lao động trí óc nhằm nâng cao khả năng làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w