Thành phần không khí tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em phần 2 (Trang 24 - 29)

TỔ CHỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. VỆ SNH KHÔNG KHÍ

1.1. Thành phần không khí tự nhiên

Không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Nó tác động vào con người nhờ các tác nhân vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ Mặt trời và các tác nhân hoá học như ôxy, cácbonnic, nitơ, bụi…

Các tác nhân của không khí có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, có lợi và cũng có hại cho con người. Nó tác động một cách riêng biệt, độc lập với nhau nhưng cũng thường liên quan với nhau, phối hợp với nhau để cùng tác động đến cơ thể.

a. Tác nhân lý học

Nhiệt độ của không khí: đó là độ nóng hay lạnh của không khí được xác định bằng nhiệt kế.

Nhiệt độ không khí không ổn định mà thay đổi trong 24 giờ, do bức xạ của Mặt trời tới Trái đất không đều nhau. Do vậy, cần xác định nhiệt độ không khí trong ngày hoặc trung bình trong năm (xác định nhiệt độ không khí trung bình trong ngày có giá trị đánh giá chế độ thời tiết, còn trong năm có giá trị đánh giá chế độ khí hậu)

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới quá trình điều hoà nhiệt độ cơ thể.

Để đánh giá ảnh hưởng của không khí tới cơ thể phải xác định nhiệt độ da vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhiệt độ da trung bình là 320C – 340C.

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới quá trình đào thải nhiệt ra môi trường. Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cảm giác nóng bức, khó chịu do cơ thể không đào thải được nhiệt ra môi trường bên ngoài (da căng do cơ thê không đào thải được nhiệt ra môi trường mô hôi toát ra…)

Đến một mức độ nào đó cơ thể không chịu đựng nổi nữa sẽ có hiện tượng say nóng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè vì khả năng điều hoà nhiệt của trẻ kém. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cảm giác lạnh buốt do bị mất nhiều nhiệt ra môi trương bên ngoài (các mao mạch co lại, nổi da gà, rét run…) Đến một mức độ nào đó cơ thể không chịu được nữa sẽ xẩy ra hiện tượng nhiễm lạnh (trẻ nhỏ hay gặp hiện tượng nhiễm lạnh cục bộ khi một phần cơ thể như cổ, ngực, chân bị lạnh). Nhiễm lạnh toàn thân cũng có thể gặp khi toàn bộ cơ thể bị lạnh do tiếp xúc lâu với không khí.

Các biện pháp phòng chống tác hại của nhiệt độ: nhà phải có trang bị chống lạnh về mùa đông và chống nóng về mùa hè, chú ý hướng nhà; cần cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết; có chế độ uống hợp lý cho trẻ; tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ là biện pháp giúp trẻ chủ động phòng tránh những tác hại của nhiệt độ.

- Độ ẩm: là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong không khí có 3 loại độ ẩm:

Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong 100m3 không khí đo ở nhiệt độ nào đó

Độ ẩm tối đa là lượng hơi nước bão hoà được tính bằng gam, có trong 100m3 không khí đo ở nhiệt độ nhất định.

Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm tối đa

Thông thường, người ta đo độ ẩm tương đối ở từng vùng nhất định. Nước ta có độ ẩm tương đối cao trên 80%.

Độ ẩm của không khí có ảnh hưởng tới sự bay hơi nước trên da. Độ ẩm của không khí thường liên quan với nhiệt độ và ảnh hưởng tới cơ thể. Khi nhiệt độ và độ ẩm cao - thời tiết nóng ẩm, mô hồi thoát ra khó bị bay hơi do không khí nhiều hơi nước, cơ thể càng khó đào thải nhiệt ra bên ngoài. Trong điều kiện này, cơ thể dễ bị say nóng. Khi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao - thời tiết lạnh ẩm.

không khí lạnh và nhiều hơi nước, cơ thể càng dễ đào thải nhiệt ra bên ngoài, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Trong mọi điều kiện khi độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi

sinh vật phát triển, làm giảm sức đề kháng cua cơ thể với nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh thuộc đường hô hấp.

Các biện pháp phòng tránh tác hại của độ ẩm: nhà cửa cao ráo, thoáng mát, tận dụng nguồn sáng tự nhiên hợp lý, thông thoáng khí thường xuyên.

- Gió: là sự chuyển động của không khí do Mặt trời hun nóng Trái đất không đều nhau gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất.

Thông thường có 4 hướng gió thổi: 4 hướng chính và 4 hướng phụ. Tuỳ theo địa lý , mỗi nước sẽ có một vài hướng gió thổi là hướng chính. Nước ta có 2 hướng gió thổi chính là hướng đông nam và đông bắc.

Gió có tác dụng tốt về mặt vệ sinh và đời sống, làm đảo lộn lớp không khí, tăng bay hơi nước, giúp toả nhiệt dễ dàng. Cần tránh những luồng gió độc, gió kích thích.

Để tận dụng và tránh tác hại của gió cần chú ý chọn hướng nhà, vệ sinh, thông thoáng thường xuyên.

- Bức xạ Mặt trời: mặt trời là nguồn sáng, nguồn nhiệt, nguồn sống trên Trái Đất. Trong ánh sáng Mặt trời có 3 tia:

Tia hồng ngoại có tác dụng tăng vận mạch, tăng chuyển hoá cơ bản, giúp cơ thể phát triển tốt, chống bức xạ Mặt trời.

Tia tử ngoại có tác dụng chống còi xương, diệt vi khuẩn, diệt trứng giun sán.

Tia sáng nhìn thấy cho ta cảm giác về ánh sáng, có thể nhìn thấy mọi vật.

b. Tác nhân hoá học:

Thành phần cơ bản của không khí gồm có:

- Ôxy: Ôxy rất quan trọng đối với mọi sinh vật sống, cần cho quá trình hô hấp của động, thực vật. Nguồn gốc của ôxy trong không khí là do hiện tượng quang hợp của cây xanh. Bình thường, ôxy chiếm 20% - 21% thành phần không khí. Khi tỷ lệ này trong không khí giảm, cơ thể sẽ có biểu hiện thiếu ôxy (ngột ngạt, buồn nôn, thân nhiệt giảm, bí đái và có thể tử vong nếu lượng ôxy trong không khí giảm chỉ còn 7% - 8%.

- Cacbonic: Là loại khí độc đối với cơ thể. Nguồn gốc của cacbonic trong không khí là do hiện tượng hô hấp của động thực vật quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, do sự đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy, gia đình… Bình thường, khí cacbonic trong không khí chiếm tỷ lệ thấp (0,03% - 0,07%) Khi lượng cacbonic tăng trong không khí sẽ ảnh hưởng tới cơ thể với các biểu hiện: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khả năng lao động giảm, có thể tử vong nếu lượng cacbonic tăng quá 5%. Tỷ lệ cácbonic cho phép tối đa trong không khí là 0,1%.

- Nitơ: Nitơ chiếm tỷ lệ cao trong không khí, nhưng ít có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.

- Hợp chất khí không bền: Là chất bình thường ít tồn tại trong không khí, chúng dễ bị phân huỷ như ôzôn. Ôzôn có trong không khí là do tác dụng của dòng điện (sấm chớp, mưa bão) hoặc tia tử ngoại Mặt trời.

Bình thường ôzôn chiếm 0,2mg – 0,3mg/100m3 không khí. Loại khí này có tác dụng ôxy hoá cao, dễ kết hợp với các chất hữu cơ không bền để tạo thành 1 phần tử ôxy. Ôzôn có tác dụng làm sạch môi trường, thường có ở những nơi không khí trong sạch như vườn hoa, công viên.

- Một số khí độc: Ở các nước phát triển, lượng khí độc tăng lên. Trong môi trường bị ô nhiễm thường gặp các loại khí độc sau:

+ Ôxitcacbon: chỉ số bình thường của ôxicacbon trong không khí là 0,03mg/m3. Khi tỷ lệ này tăng sẽ có các triệu chứng ngộ độc như: mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, choáng.

+ Sunfuarơ: Chỉ số bình thường trong không khí là 0,02mg/m3. Khi tỷ lệ này sẽ có các triệu chứng ngộ độc như kích thích niêm mạc, suy hô hấp.

Sunfuahyđrô: Chỉ số bình thường trong không khí là 0,01mg/m3. Khi tỷ lệ này tăng sẽ có các triệu chứng ngộ độc như kích thích niêm mạc, co giật, thậm chí tử vong.

- Bụi khí: Bụi có trong không khí là do gió cuốn từ đất vào không khí Tác hại của bụi phụ thuộc vào kích thước và tính chất của bụi

+ Về kớch thước: bụi to, cú đường kớnh > 10àm, thường ớt gõy ngộ độc cho cơ thể do bị giữ lại khi qua đường hụ hấp. Bụi vừa, cú đường kớnh 0,1àm -

10àm, qua được đường hụ hấp, đến phế nang, vào phổi. Bụi nhỏ, cú đường kớnh

< 0,1m phân tán nhiều trong không khí, ít gay nguy hiểm như bụi vừa.

+ Về tính chất hoá học: Bụi có thể gây ngộ độc đường hô hấp như bụi than, chì, gây bỏng da như bụi vôi; gây xơ hoá phổi, bụi phổi như bụi than.

Tiêu chuẩn cho phép bụi trong không khí là 0,2mg/m3 không khí

Để hạn chế bụi cần trồng cây xanh, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư nằm ở đầu gió có hệ thống lọc bụi

- Các vi sinh vật: các vi sinh vật thường không theo bụi vào không khí.

Không khí càng nhiều bụi thì càng nhiều vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật thay đổi theo điều kiện, thời tiết, khí hậu, hoàn cảnh.

Các biện pháp hạn chế vi sinh vật trong không khí là vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch, thoáng, chấp hành chế độ vệ sinh, phát hiện trẻ ốm, tiêm chủng phòng bệnh.

1.2. Đặc điểm không khí phòng trẻ.

Môi trường không khí ở trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trạng thái sức khoẻ của trẻ. Khi không khi bị ô nhiễm, hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Nhu cầu về không khí trong lành ở trẻ rất lớn vì cơ thể trẻ đang phát triển nhanh trong điều kiện hệ hô hấp chưa hoàn thiện ( lồng ngực chưa phát triển đầy đủ, cơ hô hấp, dung lượng khi qua phổi thấp … nên hiệu quả trao đổi khí thấp)

Do hoạt động sống của cơ thể nên thành phần không khí trong phòng trẻ vào cuối ngày có xu hướng giảm về chất lượng. Hiện tượng này xảy ra có thể là do các nguyên nhân như:

- Trong quá trình hô hấp, các chất có lợi cho cơ thể ngày càng giảm, các chất có hại cho cơ thể ngày càng tăng trong không khí.

- Các quá trình bài tiết của cơ thể làm cho lượng hơi nước tăng lên, nhiệt động không khí tăng, khí amôniac và một số hợp chất của nitơ cũng tăng, ôxy trong không khí giảm đi do quá trình ôxy hoá các chất thải của cơ thể.

- Các hoạt động hằng ngày của trẻ sẽ làm cho nhiệt độ không khí trong phòng tăng lên nếu không tiến hành vệ sinh không khí.

Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ ở trưởng mầm non, do môi trường hoạt động và điều kiện sinh hoạt của trẻ bị hạn chế ( diện tích các phòng nhỏ, chưa có đủ các phòng cho trẻ hoạt động, số trẻ trong mỗi nhóm lớp đông.

..) đã ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em phần 2 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)