TỔ CHỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
4. VỆ SINH TRƯỜNG MẦM NON
4.2. Các yêu cầu về quy hoạch và xây dựng trường mầm non
a. Chọn địa điểm
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng trường mầm non phải phụ thuộc vào nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Vị trí trung tâm: Trường mầm non phải được xây dựng ở một trung tâm dân cư nhất định, tiện cho các gia đình đưa đón trẻ. Đối với vùng đồng bằng, bán kính phục vụ trungbình là 500m đến 800, ở trung du và miền núi là 800m – 1000m. Tuy nhiên, cần tính toán hợp lí giữa vị trí và nhu cầu gửi trẻ; nếu số trẻ ít quá sẽ khó chia lớp để thực hiện giáo dục theo độ tuổi, việc chăm sóc và giáo dục bị hạn chế.
- Gần nguồn nước sạch: Trường mầm non phải được xây dựng gần nguồn nước sạch, đảm bảo cho các nhu cầu về nước đối với sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Ở nơi yên tĩnh: Trẻ nhỏ, sức khoẻ còn non yếu, các cơ quan chưa hoàn thiện, khả năng tập trung kém, dễ hưng phấn với những tác động bên ngoài, dễ bị hoàn cảnh xung quanh lôi cuốn. Do vậy, cần xây dựng trường mầm non ở nơi yên tĩnh, có không khí trong sạch, mát mẻ, cách xa đường giao thông lớn, xa nhà máy, xí nghiệp, những nơi có nhiều khói bụi, chất thai, hơi độc, tiếng ồn; cách xa nhà ga, chợ, bệnh viện và những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn như kho xăng dầu, sông ngòi…
Nếu điều kiện không thể thảo mãn các yêu cầu trên, cần có các biện pháp hạn chế tiếng ồn, bụi khói, tai nạn
- Diện tích phù hợp: Diện tích khu đất phụ thuộc vào loại trường tính theo số trẻ. Khu đất phải có diện tích thích hợp để xây đủ các phòng cho nhóm trẻ, có sân chơi, vườn cây, khu phục vụ chung. Trong đó, diện tích xây dựng khoảng 20 – 25% diện tích khu đất.
b. Các yêu cầu chung khi xây dựng trường
- Yêu cầu về ánh sáng: để tận dụng ánh sáng tự nhiên, khi xây dựng toà nhà cần chọn hướng. Nước ta, toà nhà quan ra hướng nam hoặc đông nam sẽ có ánh sáng tự nhiên chiếu và được nhiều nhất. Cần chú ý đến màu sắc các lớp phủ bên ngoài của toà nhà: nên sử dụng các gam màu sáng để làm tăng độ sáng trong phòng. Đảm bảo hệ số ánh sáng là 1/4 trong các phòng học, chơi và 1/8 ở các phòng khác. Cần có hệ thống ánh sáng nhân tạo thay thế khi không đảm bảo độ sáng lấy từ nguồn sáng tự nhiên.
- Điều kiện vi khí hậu: Vi khí hậu là tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động thu nhỏ của không khí trong phòng. Căn phòng có điều kiện vi khí hậu tốt là phải đảm bảo các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động của không khí.
- Yêu cầu về số tầng: Chỉ nên xây dựng toà nhà dưới 2 tầng, trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên sử dụng tầng dưới và trẻ mẫu giáo sử dụng tầng trên, Nếu khi đất
chật hẹp, có thể xây dựng khu nhà trên 2 tầng, nhưng chỉ sử dụng tầng 1 và 2 cho trẻ, còn tầng 3 trở lên nên dùng cho các hoạt động chuyên môn của trường.
- Yêu cầu về cầu thang: Các toà nhà 2 tầng cân xây dựng cầu thang chính và dự phòng. Cầu thang phải đảm bảo yêu cầu không làm trẻ mệt mỏi khi đi lại và cùng một lúc nhiều trẻ có thể qua lại
Khi thiết kế cầu thang phải dựa vào kích thước trung bình bước chân của trẻ. Kích thước trung bình của cầu thang phù hợp với bước chân trẻ mẫu giáo là:
Cao x sâu x rộng = (12 -14) x (37 – 30 ) x 130cm
Cầu thang được bảo vệ bằng các chấn sóng cao: 1, 1 – 1,2m, đặt cách nhau 12cm
c. Bố trí các phòng trong nhóm trẻ.
Mỗi nhóm trẻ phải có đủ các phòng riêng biệt, bố trí hợp lí, thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, vui chơi hằng ngày của trẻ. Các nhóm trẻ cần phải có các phòng sau
- Phòng tiếp nhận: Có diện tích trùng bình là 20 m2 – 24m2, có cửa thông sang phòng chơi.
- Phòng chơi ( học âm, ăn): có diện tích trung bình từ 2m2 – 2,5m2/1 trẻ, căn phòng hình chữ nhật, có chiều dài một mặt quay ra hướng mặt trời, chiều rộng không quá 6m, diện tích trung bình 50m2.
- Phòng ngủ: Có diện tích trung bình là 50m2 cho lớp mẫu giáo và 30m2 cho lớp nhà trẻ ( từ 1,5m2 – 2m2/1 trẻ)
- Hiên chơi: Có diện tích trung bình 25m2 – 30m2, được sử dụng khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết xấu không thể cho trẻ đi dạo ngoài trời
- Khối vệ sinh: có diện tích trung bình 12m2 – 16m2, có cửa thông sang phòng ngủ, ăn
- Phòng chia ăn: có diện tích trung bình 4m2 – 6m2, gần phòng ăn ( xem phụ lục 3)