2.1. Mục đích đánh giá
Xác định thực trạng về mức độ hình thành thòi quen vệ sinh của trẻ. Từ đó đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành các thói quen này ở trẻ.
2.2. Nội dung đánh giá
Việc đánh giá được tiến hành theo các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non đã được trình bày ở chương IY, mục 4.2 bao gồm các nội dung sau đây:
- Thói quen vệ sinh thân thể
- Thói quen ăn uống có văn hoá vệ sinh - Thói quen hoạt động có văn hoá - Thói quen giao tiếp có văn hoá
2.3. Phương pháp đánh giá
a. Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non
Để xây dựng tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ cần dựa vào các cơ sở như: mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; khái niệm “ thói quen vệ sinh” đặc điểm phát triển thói quen này cho trẻ mầm non.
Mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện hiện nay hướng đến ba mặt : nhận thực, kĩ năng, thái độ. Do vậy, việc đánh giá kết quả, giáo dục cũng phải quan tâm đến cả 3 lĩnh vực nàu. Nghĩa là, nhà giáo dục phải biết được những thay đổi về mặt nhận thức ở đối tượng giáo dục, họ có khả năng làm được cái gì? Thái độ nhìn nhận sự việc của họ ra sao?
Trong giáo dục, việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích xác định kết quả giáo dục đã đạt được, mà cần phải quan râm đến những tiến bộ đã đạt được ở trẻ sau một thời gian nhất định, phát hiện những khó khăn của trẻ, đánh giá phù hợp của nội dùng và việc sử dụng các biện pháp giáo dục. Do vậy, khi đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ, cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiện của trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp với chúng.
Để có thể thu thập được thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và đủ độ tin cậy, cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xác định phải bao quá được mọi khía cạnh của vẫn đề cần đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lại cho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc. Sau đây là các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non
Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức ( tri thức):
- Nhận biết được hành động vệ sinh
- Biết được các yêu cầu của hành động vệ sinh - Hiểu được cách thể hiện hành động vệ sinh - Hiểu được ý nghĩa của hành động vệ sinh
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kĩ năng và thái độ) - Tính tự giác của hành động
- Tính đúng đắn của hành động - Mức độ thành thạo của hành động
- Động cơ thực hiện hành động
Dựa vào các tiêu chí, cần xây dựng thang đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non. Thang đánh giá được chia thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém ( xem phụ lục 5)
b. Cách tổ chức đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ mầm non
Để đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin, phỏng vẫn, trao đổi với trẻ, quan sát hanh vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục
…. đồng thời, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm thông tin về trẻ. Sau đó, kếy quả thu được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán thống kê.
- Khảo sát sự nhận thức của trẻ tiến hành trong phòng riêng, yên tĩnh,.
Giáo viên cho từng trẻ vào phòng theo yêu cầu của người kiểm tra. Người kiểm tra tạo tâm trạng thoải mãi cho trẻ dễ hoà với công việc sặp thực hiện bằng những câu chào, hỏi thăm bé. Khi trẻ thoải mãi, sắn sàng mới giới thiệu công việc “ cô và cháu sẽ cùng trò chuyện với nhau. Cô sẽ hỏi cháu, cháu nghe và trả lời cô nhẽ!” . Người kiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về các thói quen văn hoá vệ sinh
- Khảo sát việc thực hiện của trẻ được tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trường mầm non. Mỗi loại thói quen cần tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có cơ hội quan sát đủ số lần, người kiểm tra tạo ra các tình huống cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn được xem xét thêm thông qua trao đổi với giáo viên và phụ huynh.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích các yếu tố đảm bảo tính khách quan trong quá trình tổ chức đánh giá việc thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non
2. Hãy xây dựng các tiêu chí đánh giá các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh của trẻ ở trường mầm non
3. Thực hành đánh giá việc thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non ở một lứa tuổi cụ thể,
4. Thực hành đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non.