* Kết quả học tập môn Đạo đức
Trong khuôn khổ khách thể nghiên cứu là 65 học sinh lớp 2A và lớp 2C Trường Tiểu học, Tiền Phong B. Trường tiểu học đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh lớp 2A và lớp 2c được đánh giá theo hai mức độ như sau: Mức l(chưa hoàn thành) và mức 2 (hoàn thành).
+ Mức 1 (chưa hoàn thành): Học sinh chưa giải quyết được hết các tình huống và bài tập đồng thời chưa có hành vi và thái độ đúng chuẩn mực.
+ Mức 2 (hoàn thành): Học sinh giải quyết được tất cả các tình huống và bài tập đồng thời có hành vi và thái độ phù họp với chuẩn mực.
Bảng kết quả học tập môn Đạo đức lớp 2A và lớp 2C Kết quả môn Đạo đức
Lớp Số HS Mức 1 Mức 2
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
2A và 2C 65 14 21,54 51 78,46
* Phân tích kết quả học tập môn Đạo đức
Bảng ừên đây là căn cứ vào kết quả của các bài kiểm tra định kì, các bài tập học sinh thực hiện trong vở bài tập trên lớp và ở nhà của 65 học sinh lớp 2A và lớp 2C Trường Tiểu học Tiền Phong B.
Dựa vào bảng kết quả, ta có thể thấy rằng chất lượng học môn Đạo đức của học sinh lớp 2A và lớp 2C Trường Tiểu học Tiền Phong B là tưomg đối tốt, điều đó thể hiện ở chỗ:
Số lượng học sinh đạt kết quả học tập: Mức 2 là 51 học sinh (chiếm 78,46%) và chỉ có 14 học sinh là chưa hoàn thành (mức 1). Nhìn chung học sinh lớp 2A và lớp 2C đạt được kết quả học tập khá tốt và nguyên nhân là do các em đã chú ý nghe giảng trong các giờ học, phưomg pháp dạy học của giáo viên phù họp với học sinh trong lớp ngoài ra thì các em bước đầu cũng đã có được những kĩ năng giải bài tập và kĩ năng giải quyết những tình huống một cách đúng đắn và phù họp.
Để học tốt được môn Đạo đức lớp 2, thì mỗi học sinh cần phải có những hiểu biết nhất định về các chuẩn hành vi đạo đức và pháp luật ngoài ra các em cần phải có những kĩ năng giải bài tập Đạo đức. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, kĩ năng mà chúng tôi quan tâm chủ yếu là kĩ năng giải bài tập của học sinh, bao gồm các kĩ năng:
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân.
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác.
- Kĩ năng lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực.
- Kĩ năng thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực.
2.3. Thực trạng kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vỉ của bản thân và những người xung quanh
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh được tôi tiến hành khảo sát trên 2 lớp khối 2 là lớp 2A và lớp 2C của Trường Tiểu học, Tiền Phong B.
- Đối với học sinh thì các em sử dụng kĩ năng này ở nhiều tình huống khác nhau xảy ra ở nhiều nơi như: trường, lớp và cả trong cuộc sống hằng ngày ở trong gia đình và ngoài xã hội.
2.3.1. Kiểm tra hiểu b iấ của học sinh về một số chuẩn mực hành vỉ đạo đức và pháp luật
- Muốn nhận xét được hành vi việc làm của bản thân và của người khác thì trước hết các em phải có những hiểu biết nhất định về các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật. Để kiểm tra hiểu biết của học sinh về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật tôi tiến hành như sau:
- Cho học sinh chơi trò chơi về Đạo đức.
Tên trò chơi: Xử lí tình huống cho đúng.
Chuẩn bi:
- 5 tranh ảnh (hình vẽ) minh hoạ 5 tình huống khác nhau vói cùng một nội dung là nhặt được của rơi (Bài 9: Trả lại của rơi - Đạo đức lớp 2).
1. Bạn Mạnh và Nam nhặt được tờ năm mươi nghìn đồng ở sân trường.
2. Bạn Ngọc đang làm trực nhật lớp thì nhặt được một quyển truyện của bạn nào đó để quên Ngọc đang rất thích quyển truyện đó mà em chưa có.
3. Bạn Lan sang nhà Huệ choi khi vào đến cửa em nhặt được một chiếc vòng cổ rất đẹp.
4. Bạn Huệ, Hưomg, Sen vào cửa hàng mua kem khi đi ra các em nhặt được một chiếc ví mà không biết của ai vì cửa hàng lúc đó rất đông người.
5. Trên đường đi học về bạn Thức nhặt được một chiếc đồng hồ bằng vàng mà không biết ai đánh rơi.
- Giáo viên gọi học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống thứ nhất cho đến tình huống thứ năm. Khi học sinh chơi xong tình huống thứ nhất thì gọi học sinh trả lời luôn (Em sẽ làm gì nếu em là bạn trong tình huống trên ?).
Ví dụ: Tình huống 1: Giáo viên sẽ gọi 2 học sinh (gồm bạn: Hà Huy Hoàng và bạn Nguyễn Thanh Long) lên bảng đóng vai theo tình huống 1 đó là: Bạn Hà Huy Hoàng (đóng vai Mạnh) và bạn Nguyễn Thanh Long (đóng vai Nam).
- Hai bạn đang đi ừên sân trường thì nhặt được năm mươi nghìn đồng.
Và hai bạn sẽ bàn với nhau sẽ làm gì với hai mươi nghìn đồng vừa nhặt được.
- Bạn Hà Huy Hoàng (vai Mạnh): Theo cậu chúng mình sẽ làm gì với năm mươi nghìn này bây giờ?
- Bạn Nguyễn Thanh Long (vai Nam): Theo tớ chúng mình hãy đem năm mươi nghìn đồng này nộp lại cho cô tổng phụ trách để cô trả lại cho người bị mất.
- Bạn Hà Huy Hoàng (vai Mạnh): ừ mình cũng nghĩ như bạn vậy chúng mình cùng đem đi nộp cho cô Ngọc (cô tổng phụ trách) đi.
- Bạn Nguyễn Thanh Long (vai Nam): ừ chúng mình đi thôi.
(Đa số các em tham gia đóng vai trong tình huống trên đều có chung hướng giải quyết là đem nộp lại cho cô tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ nhiệm).
- Giáo viên sẽ gọi bạn khác nhận xét việc làm của các bạn và chốt lại đáp án đúng và phù họp. Các tình huống 2,3,4,5 làm tương tự như ở tình huống 1.
- Sau 5 tình huống giáo viên sẽ khen thưởng bạn nào tích cực tham gia đóng vai và xử lí được nhiều tình huống đúng và hay nhất.
- Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên có thể đánh giá hiểu biết của học sinh về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật theo các mức độ sau:
- Mức chưa đạt (Ml): Học sinh chỉ đóng vai và giải quyết được 1 hoặc 2 tình huống.
- Mức đạt chuẩn (M2): Học sinh đóng vai và giải quyết được 3,4 hoặc cả 5 tình huống nhưng chưa có thái độ đúng chuẩn mực.
- Mức trên chuẩn (M3): Học sinh đóng vai và giải quyết được cả 5 tình huống đồng thời có thái độ đúng chuẩn mực.
Kết quả thu được trên khách thể là 65 học sinh như sau:
Bảng 1: Kết quả hiểu biết của học sinh về một số chuẩn mực hành vỉ đạo đức và pháp luật
MI M2 M3
Lớp Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
2A (30 HS) 8 26,66 20 66,67 2 6,67
2C (35 HS) 5 14,29 26 74,29 4 11,42
Qua kết quả thu được từ bảng số liệu trên, tôi thấy rằng hiểu biết về các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật của các em học sinh lớp 2 của Trường Tiểu học Tiền Phong B là tương đối cao. Tuy nhiên sự hiểu biết về chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật của học sinh giữa các lớp là không đồng đều, cụ thể: số học sinh đạt MI của lớp 2C chỉ chiếm 14,29% nhưng lớp
2A tỉ lệ số học sinh đạt MI lên tói 26,66% và tỉ lệ số học sinh đạt M2 và M3 của lớp 2A đều thấp hơn so với lớp 2C cụ thể như sau: số học sinh đạt M2 của lớp 2A là 66,67% và của lớp 2C là 74,29% còn M3 của lớp 2A chỉ có 6,67%
trong khi đó lớp 2C đạt 11,42%.
Thực tế điều tra cho thấy có những em vốn hiểu biết về các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật rất tốt nhưng có nhiều em lại chưa nắm được và phân biệt được các chuẩn mực hành vi và pháp luật một cách đúng đắn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng như vậy là do các em chưa thực sự tự tin để tham gia vào trò chơi để hoá thân vào các nhân vật trong tình huống, trong giờ học các em chưa chú ý nghe giảng và phương pháp dạy của giáo viên chưa thực sự phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình.
2.3.2. Thục trạng kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân
- Để kiểm ừa kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. Tôi tiến hành như sau:
- Tôi đưa ra 3 bài tập với ba mức độ khác nhau (độ khó của các bài tập tăng dần từ dễ đến khó) nhưng cả ba bài này đều có cùng nội dung .
- Sau khi cho học sinh làm bài tập ở phiếu điều tra thì tôi đã thu được kết quả làm bài cũng như cách mà các em xử lí các tình huống trong 3 bài tập.
Từ đó có thể biết được kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân của học sinh được phân loại theo 3 mức độ (chưa đạt, đạt chuẩn và trên chuẩn) như sau:
- Mức chưa đạt (M1): Dưới 5 điểm (Học sinh chưa giải quyết được các bài tập và tình huống đưa ra).
- Mức đạt chuẩn (M2): Từ 5 điểm đến 8 điểm (Học sinh hoàn thành được đúng tất cả các yêu càu của hai hoặc cả ba bài tập nhưng chưa có thái độ đúng chuẩn mực).
- Mức trên chuẩn (M3): Học sinh hoàn thành được đúng cả ba bài tập đồng thời các em có thái độ phù họp, đúng chuẩn mực khi làm các bài tập.
Ví dụ. Khi làm bài tập 2 trong phiếu điều tra: Bài 2 có nội dung như sau: Trong cuộc thi tìm kiếm tài năng do trường tổ chức, có tiết mục nhảy rất hay ai cũng muốn đến gần để nhìn cho rõ và Nam cũng vậy nhưng vì đang ngồi ở cuối hàng nên Nam đã ...
Câu hỏi đặt ra trong bài là: Nếu em là bạn Nam trong trường họp trên em sẽ làm thế nào cho phù họp ?
- Với bài tập này thì các em lại có các cách giải quyết khác nhau như là:
+ Bạn Hùng (lớp 2A) đã chọn cho mình phương án đó là em sẽ chạy (chen) lên đầu hàng để nhìn cho rõ. Vói cách giải quyết tình huống của Hùng chúng ta có thể đánh giá được hành vi của Hùng là chưa phù họp và chưa đúng vói chuẩn mực. Vậy Hùng sẽ nằm trong mức chưa đạt (Ml)
+ Bạn Tâm (lớp 2C) thì có cách xử lí khác đó là: Tâm sẽ đứng dậy để xem và bảo các bạn phía trên ngồi xuống để em nhìn thấy nhưng với vẻ mặt và thái độ cau có, bực tức không hài lòng. Với cách xử lí tình huống như vậy mặc dù Tâm giải quyết tình huống đúng và phù họp nhưng với thái độ như thế thì Tâm cũng chỉ đạt mức đạt chuẩn (M2).
+ Bạn Châm (lóp 2C) đã xử lí tình huống trên như sau: Em đã đứng dậy và nói rất nhẹ nhàng với bạn ngồi trên là Mi (bạn ngồi trước Huệ) ơi cậu hãy cúi thấp ngưòi một chút cho mình nhìn thấy với nhé. Với cách xử lí tình huống cùng với thái độ như vậy thì Huệ đạt mức trên chuẩn (M3).
Kết quả thu được trên khách thể là 65 học sinh như sau:
Bảng 2: Thực trạng kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vỉ của bản thân.
MI M2 M3
Lớp Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
2A (30 HS) 11 36,67 16 53,33 3 10
2C (35 HS) 7 20 22 62,86 6 17,14
Qua kết quả trên thì cho chúng ta thấy kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi bản thân của các em học sinh lớp 2 là khá tốt, hầu hết các em đã nhận thức được các hành vi của bản thân mình, biết được mình nên làm gì và không nên làm gì.
Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều em chưa nhận thức đúng được hành vi của bản thân mình, dù biết đó là việc làm không đúng các em vẫn làm hoặc khi làm những việc làm đúng thì các em lại thái độ không hứng thú, tích cực.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều bài tập chưa phù hợp với trình độ của học sinh, chưa phù hợp với điều kiện thực tế trong nhà trường và vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống của các em còn hạn chế.
2.3.3. Thực trạng kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác
Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác là: Khi các em thấy hành vi, việc làm của người khác trong bất kì một tình huống nào đó ở trên lớp, ở ngoài xã hội hay ở nhà mà các em có thể nhận xét được việc làm của người đó là đúng hay là sai; nên hay không nên làm như vậy.
- Vậy để tìm hiểu về kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác của học sinh lóp 2 Trường Tiểu học Tiền Phong B. Trước hết có thể phân loại học sinh theo 3 mức độ (chưa đạt, đạt chuẩn, trên chuẩn) như sau:
- Mức chưa đạt (M1): Học sinh chưa giải quyết được các bài tập và tình huống đưa ra.
- Mức đạt chuẩn (M2): Học sinh hoàn thành được đúng tất cả các yêu càu của hai hoặc cả ba bài tập nhưng chưa có thái độ đúng với chuẩn mực.
- Mức trên chuẩn (M3): Học sinh làm đúng tất cả các bài tập đồng thòi có hành vi, thái độ đúng chuẩn mực.
Ví dụ: Khi tiến hành kiểm ừa kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác qua bài tập 3 trong phiếu điều tra (Bài 3: Đi học về em thấy mẹ vừa dọn dẹp nhà cửa vừa nấu ăn còn bố thì nằm trên giường choi điện tử. Câu hỏi đặt ra đó là: Em có nhận xét gì về việc làm của bố? Tại sao?)
- Với bài này thì kết quả mà tôi thu được như sau:
+ Một số em cho rằng việc làm của bố là đúng vì những việc như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn là việc của mẹ, hay vì ở nhà em cũng thường thấy như vậy (mẹ thì làm việc nhà, nấu ăn còn bố thì xem đá bóng hoặc chơi điện tử).
Với những em mà có nhận xét như vậy thì tôi xếp vào mức chưa đạt (Ml).
+ Một số em khác ví dụ như bài của Thư thì có nhận xét việc làm của bố như vậy là chưa đúng vì khi thấy mẹ làm như vậy bố không nên ngồi chơi điện tử. Mặc dù Thư có nhận xét đúng về việc làm của bố như vậy là sai nhưng vì em chưa chỉ hay nêu được rằng nếu gặp tình huống như vậy em sẽ làm như thế nào thì em cũng chỉ đạt mức đạt chuẩn (M2).
+ Còn bài làm của Lan đã làm bài tập này như sau: Khi thấy mẹ vừa dọn nhà vừa nấu ăn còn bố thì ngồi chơi điện tử, em đã đến và bảo: Bố ơi! Bố con mình cùng phụ giúp mẹ nấu ăn và dọn dẹp đi bố vói thái độ vừa nài nỉ vừa chân thành. Thế là bố Lan đã không chơi điện tử nữa mà cùng Lan làm phụ giúp cho vợ (mẹ Lan). Với bài làm như vậy thì Lan hoàn toàn xứng đáng đạt mức trên chuẩn (M3).
Kết quả thu được trên khách thể là 65 học sinh như sau:
Bảng 3: Thực trạng kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vỉ của người khác
MI M2 M3
Lớp Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
2A (30 HS) 6 20 23 76,67 1 3,33
2C (35 HS) 4 11,43 28 80 3 8,57
Qua bảng số liệu trên đã phản ánh được thực chất kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của những người xung quanh của học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Tiền Phong B. Tỉ lệ các em đạt mức 1 so vói mức 2 và mức 3 giữa hai lớp 2A và 2C là có sự chênh lệch, cụ thể: Tỉ lệ các em đạt mức 1 của lớp
2C là 14,43% nhưng lớp 2A đạt tới 20%. Còn tỉ lệ đạt chuẩn (M2) của lớp 2C lên tói 80%; lớp 2A thấp hơn một chút là 76,67% còn mức trên chuẩn của lớp 2C chiếm 8,57% nhưng lớp 2A chỉ chiếm 3,33%.
2.4. Thưc trang kĩ năng lưa chon và thưc hiên các hành vi ứng xử phù họp với chuẩn mực
- Để kiểm tra về kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực.Tôi tiến hành như sau :
- Tôi đưa ra 2 bảng (Bảng 4 và bảng 5) trong đó mỗi một bảng sẽ có 3 bài tập với 3 mức độ khác nhau (trung bình, khá và giỏi tương ứng với các bài bài 1, bài 2 và bài 3) và các bài tập trong một bảng có cùng một nội dung.
a) K ĩ năng lựa chọn các hành vỉ ứng xử phù hợp vói chuẩn mực - Sau khi cho học sinh làm 3 bài tập trên, qua kết quả làm bài cũng như cách mà các em xử lí các tình huống trong 3 bài tập. Có thể phân loại học sinh theo 3 mức độ (chưa đạt, đạt chuẩn và trên chuẩn) như sau:
- Mức chưa đạt (Ml): Dưới 5 điểm (Học sinh chỉ giải quyết được đúng một bài tập).
- Mức đạt chuẩn (M2): Từ 5 đến 8 điểm (Học sinh hoàn thành được đúng tất cả các yêu cầu của hai hoặc cả ba bài tập).
- Mức trên chuẩn (M3): 9 đến 10 điểm (Học sinh làm đúng cả ba bài tập đồng thòi có thái độ đúng chuẩn mực).
Ví dụ: Bài 2 trong phiếu điều tra về kĩ năng lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực có nội dung: Trên đường đi học về em thấy một chú mèo bị thương nằm ở giữa đường. Em sẽ làm gì ữong tình huống đó? Vì sao?
Để xếp loại học sinh qua bài tập trên tôi xin đưa ra bài làm của một số học sinh như sau:
+ Bài làm của em Nguyễn Quang Huy: Em nói rằng em sẽ mặc kệ và cứ đi thẳng về coi như không thấy. Vì em rất ghét mèo. Với cách xử lí khi gặp