Chương 3. THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2
3.2. Nội dung và phương pháp thử nghiệm
Chương trình thử nghiệm được thử nghiệm qua hai tiết dạy Đạo đức ở khối lớp 2 Trường Tiểu học Tiền Phong B (bao gồm một tiết dạy kĩ năng lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực và một tiết dạy kĩ năng thực hiện các hành vi ứng xử phù họp với chuẩn mực).
Quan điểm thực hiện nội dung và phương pháp thử nghiệm
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Ở tất cả các môn học đều đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động, sáng tạo. Đối với môn Đạo đức thì điều kiện này càng trở nên quan trọng hơn để các em có thể lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù họp với chuẩn mực. Người giáo viên cần phải có phương pháp khích lệ sự hứng thú của học sinh. Muốn vậy thì việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là một vấn đề cần được giáo viên quan tâm và đầu tư.
- Người giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức học tập để tạo cơ hội cho nhiều học sinh cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình như: tổ chức học chung toàn lóp; tổ chức học theo nhóm (tổ chức lớp thành nhiều nhóm, các
nhóm cùng đóng vai, trao đổi bàn bạc để thực hiện nội dung bài học); tổ chức để từng cá nhân làm việc độc lập nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập.
Tăng cường các hoạt động tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, đọc sách báo - Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài trời như:
tham quan các di tích lịch sử, các khu vui choi,... có tác dụng rất lớn với môn Đạo đức. Qua quan sát thực tế học sinh sẽ tăng thêm vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người,....
- Ngoài ra, khi ở trường đặc biệt là trong các tiết học thư viện giáo viên cần khuyến khích học sinh đọc sách báo, tạp chí văn học, xem các băng đĩa về thiên nhiên, con người,...
- Thông qua các hoạt động ngoại khoá này học sinh sẽ được củng cố thêm về kiến thức, các em sẽ hiểu hon về cuộc sống xung quanh chúng ta, mở rộng tầm nhìn, tạo sự hứng thú trong học tập,...
3.2.1. Nội dung và phương pháp thử nghiệm
Vói hai tiết dạy thử nghiệm Đạo đức ở khối lớp 2. Tôi đã vận dụng hai mô hình dạy học môn Đạo đức (giải pháp C) như sau:
1. Mô hình 1:
Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích tình huống đạo đức.
- Giáo viên giới thiệu tình huống (bằng tranh hoặc bằng lời).
- Học sinh liệt kê tất cả các giải pháp có thể có trong tình huống.
- Học sinh thảo luận nhóm phân tích cái lợi, cái hại của từng giải pháp.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh trao đổi, tranh luận về giải pháp các em lựa chọn và giải thích lí do của sự lựa chọn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh cái lợi, cái hại của các giải pháp và rút ra giải pháp, hành vi chuẩn.
Hoạt động 2: Học sinh chơi sắm vai trong tình huống vừa thảo luận.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận về chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện.
Hoạt động 4: Học sinh luyện tập vận dụng bài học đạo đức thông qua các hình thức:
- Liên hệ, tự liên hệ.
- Làm bài tập trong Vở bài tập Đạo đức 2.
- Chơi các trò chơi.
- Tập xử lí tình huống.
- Xem hoạt cảnh phim, băng hình,... về chủ đề bài học và thảo luận.
- Sưu tập và trình bày các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, bài hát, tấm gương,... về chủ đề bài học.
- Điều tra, tìm hiểu thực tiễn có liên quan đến chủ đề bài học và báo cáo.
- Phân tích truyện Đạo đức.
- Xem tranh và kể lại nội dung tranh.
2. Mô hình 2
Hoạt động 1: Học sinh chơi sắm vai trong tình huống đạo đức có liên quan đến chủ đề bài học.
- Giáo viên phổ biến tình huống (với kết cục để mở).
- Học sinh thảo luận nhóm, xây dựng hoàn chỉnh kịch bản và phân công sắm vai.
- Từng nhóm học sinh lên sắm vai trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Giáo viên chốt lại.
Hoạt động 2: Học sinh thảo luận, phân tích các giải pháp khác nhau trong hoạt động sắm vai của các nhóm.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận về chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện.
Hoạt động 4: Học sinh luyện tập vận dụng bài học đạo đức thông qua các hình thức:
- Liên hệ, tự liên hệ.
- Làm bài tập trong Vở bài tập Đạo đức 2.
- Chơi các trò chơi.
- Tập xử lí tình huống.
- Xem hoạt cảnh phim, băng hình,... về chủ đề bài học và thảo luận.
- Sưu tập và trình bày các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, bài hát, tấm gương,... về chủ đề bài học.
- Điều tra, tìm hiểu thực tiễn có liên quan đến chủ đề bài học và báo cáo.
- Phân tích truyện Đạo đức.
- Xem tranh và kể lại nội dung tranh.
Với tiết dạy thử nghiệm về kĩ năng lựa chọn các hành vi ứng xử phù họp với chuẩn mực. Tôi đã áp dụng mô hình 1 để dạy thử nghiệm trong bài:
Bài 9: Trả lại của rơi.
Với tiết dạy thử nghiệm về kĩ năng thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp vói chuẩn mực. Tôi đã áp dụng mô hình 2 để dạy thử nghiệm trong bài:
Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.