Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2. Hệ số huy động tài sản cố định
Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ) là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm:
Hệ số huy động TSCĐ =
Giá trị TSCĐ hoàn thành được huy động trong năm
Tổng mức vốn đầu tư trong năm
Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tư trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tư kể từ khi bỏ vốn, đầu tư đến khi hoàn thành, đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy, chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tư của vài năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của năm đó.
Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế của huyện Yên Lạc 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên là 107,7 km2, chiếm 7,8% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 16 xã. Phía Bắc, Yên Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Nam là Sông Hồng.
Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh, là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý này tạo cho Yên Lạc lợi thế phát triển những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đồng thời phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh nhằm thu hút khách từ thị trường tiêu dùng Hà Nội rộng lớn.
3.1.1.1. Địa hình, đất đai - thổ nhưỡng
* Địa hình: Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Có một số xã vùng trũng. Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Có 6 xã phía Nam ven Sông Hồng thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
* Đất đai - thổ nhưỡng: Phần lớn đất của Yên Lạc là đất phù sa sông Hồng, độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu và cây ăn quả.
- Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, đạt 2,4 lần.
Trong điều kiện hiện tại, việc nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng đất nông nghiệp không dễ dàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đưa vào sử dụng những loại giống cây trồng và vật nuôi mới có giá trị và năng suất cao.
3.1.2. Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp -TTCN- XD tăng từ 48,4% lên 56,2 %; Thương mại, dịch vụ tăng từ 20,7% lên 22,5%;
Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản giảm từ 30,9% xuống còn 21,3%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 42,5 triệu đồng.
- Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển: Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 35,1% lên 50,6%, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 60% xuống còn 47,4%. Năng suất cây trồng hàng năm đều tăng, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật được quan tâm chú trọng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Sản xuất theo mô hình trang trại phát triển mạnh. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được cải tạo, nâng cấp.
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá; đầu tư xây dựng tiếp tục phát triển tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội: Thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 13/10/2011 của Huyện ủy về phát
triển công nghiệp, làng nghề và đô thị giai đoạn 2011-2015. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 22%/năm; huyện đã quy hoạch 9 cụm công nghiệp, làng nghề. Hoạt động của các làng nghề đã có bước phát triển, một số cơ sở đầu tư hàng trăm tỷ đồng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tại các Cụm công nghiệp, làng nghề, xây dựng hệ thống thu gom rác thải, nước thải, lò đốt rác bước đầu khắc phục được ô nhiễm môi trường.
- Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm: Đã quy hoạch chi tiết khu đô thị Yên Lạc, quy hoạch chung đô thị Tam Hồng và quy hoạch nông thôn mới các xã. Phối hợp với Sở xây dựng quy hoạch đô thị huyện Yên Lạc kết nối với quy hoạch xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030. Công tác quản lý quy hoạch được quan tâm chú trọng và từng bước đi vào nền nếp.
- Xây dựng cơ bản phát triển mạnh, tốc độ tăng bình quân 23,6%.
Xây dựng mới trụ sở làm việc của 2 xã, 5 cơ quan, 17 trường học và các công trình phụ trợ, 3 trạm y tế, 5 trung tâm văn hóa xã, 12 nhà văn hóa và khu thể thao thôn làng. Hoàn thành một số dự án, công trình giao thông như Đường đôi Yên Lạc-Vĩnh Yên, mở rộng bê tông hóa đê bối, đường giao thông liên xã. 100% tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hóa, bê tông hóa, 98% tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên đã góp phần ngăn ngừa, hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Hệ thống lưới điện các xã, thị trấn được đầu tư từ nguồn vốn REII, KFW; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân.
- Thương mại-dịch vụ tiếp tục phát triển: Giá trị đạt tốc độ tăng bình quân 19,8%/năm. Đầu tư nâng cấp hạ tầng phát triển thương mại, dịch vụ trong toàn huyện; hoàn thành chợ Trung tâm thương mại huyện đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân. Công tác quản lý thị trường được thực hiện thường xuyên, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thuận tiện cho nhân dân giao dịch. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mạnh, khai thác 02 tuyến xe buýt của tỉnh chạy qua địa bàn các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Quản lý tài chính; hoạt động tín dụng, ngân hàng được duy trì góp phần phát triển kinh tế, xã hội: Chủ động triển khai thực hiện các luật thuế, khai thác tốt các nguồn thu ngân sách trên địa bàn và tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên. Huy động các nguồn vốn đóng góp để đầu tư phát triển và xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng luật, kịp thời đáp ứng các nhiệm vụ của địa phương; quản lý, điều hành ngân sách được thực hiện theo quy định. Kết quả thu chi ngân sách đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt tốc độ tăng bình quân 14%/năm; chi ngân sách địa phương đạt tốc độ tăng bình quân trên 10%/năm.
- Quản lý đất đai, môi trường: Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, thực hiện thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch. Tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất được thực hiện thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình và đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển.
3.2. Kết quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Lạc, giai đoạn 2011 - 2015
Đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư XDCB là một nội dung quan trọng trong vấn đề nghiên cứu về XDCB. Kết quả và hiệu quả của XDCB nói riêng cũng như tất cả các hoạt động đầu tư khác, là một trong những điều quan tâm cuối cùng, vì đó là những thành quả nhận được từ quá trình đầu tư cũng như so sánh mối tương quan giữa những gì bỏ ra với những gì nhận được.
Để đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB ta sẽ xem xét các chỉ tiêu: khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tài sản cố định tăng thêm, hệ số hiệu quả và đóng góp của vốn XDCB cho tăng trưởng.
3.2.1. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Bảng 3.1. Vốn đầu tư thực hiện 2011-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
So sánh 2012/
2011
2013/
2012
2014/
2013
2015/
2014 Vốn đầu tư KH 1.250,6 1.405 1.860,7 2.167 2.850,2 154,4 455,7 306,3 683,2 VĐT thực hiện 1.600,1 1.800,5 2.300,8 2.700,6 3.400 200,4 500,3 399,8 699,4 Tỷ lệ VĐT
thực hiện (%) 127,9 128,1 123,6 124,6 119,3
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Yên Lạc)
Ta có thể thấy, mức thực hiện vốn đầu tư của huyện Yên Lạc giai đoạn 2011 - 2015 là rất lớn luôn vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Năm 2011, vốn đầu tư kế hoạch là 1.250,6 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 1.600,1 tỷ đồng, vượt 127,9% so với kế hoạch; Năm 2012, vốn đầu tư kế hoạch là 1.405 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 1.800,5 tỷ đồng, vượt 128,1% so với kế hoạch; Năm 2013, vốn đầu tư kế hoạch là 1.860,7 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 2.300,8
tỷ đồng, vượt 123,6% so với kế hoạch; Năm 2014, vốn đầu tư kế hoạch là 2.167 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 2.700,6 tỷ đồng, vượt 124,6% so với kế hoạch; Năm 2015, vốn đầu tư kế hoạch là 2.850,2 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 3.400 tỷ đồng, vượt 119,3% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện tập trung vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản để đạt tiêu chí nông thôn mới theo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện giai đoạn đầu tư để xây dựng huyện Yên Lạc trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020.
Giai đoạn 2011 - 2015, huyện cũng đầu tư cho xây dựng kiên cố hóa trường học để xây dựng trường điểm quốc gia, nên lượng vốn được trung ương, tỉnh bổ sung lớn để đạt tiến độ theo yêu cầu. Nhìn chung, với mức thực hiện như vậy là khá cao và điều đó cho thấy, hoạt động XDCB ở huyện Yên Lạc trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra rất sôi động, và được sự đầu tư lớn của nguồn vốn nhà nước, vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư XDCB.
3.2.2. Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định tăng thêm
Bảng 3.2. Giá trị TSCĐ tăng thêm và hệ số hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Lạc giai đoạn 2011- 2015
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn đầu tư thực hiện (K) 1.600,1 1.800,5 2.300,8 2.700,6 3.400 TSCĐ mới tăng thêm
(▲(V+M)) 756,2 1.058,4 1.377,3 1.768
▲(V+M)/K (%) 42 46 51 52
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Yên Lạc)
Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy, giá trị tài sản cố định tăng thêm hàng năm có sự tăng trưởng, cụ thể: Năm 2012, giá trị TSCĐ tăng 756,2 tỷ đồng;
năm 2013 tăng 1.058,4 tỷ đồng; năm 2004, tăng 1.377,3 tỷ đồng và năm 2015 tăng 1.768 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua bảng số liệu cho thấy giá trị TSCĐ tăng lên so với vốn bỏ ra rất thấp, mức cao nhất mới đạt 52%, tức là giá trị TSCĐ tăng thêm chỉ chiếm 52% trong tổng vốn đầu tư, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư XDCB của huyện đạt thấp.
3.2.3. Hệ số hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ TSCĐ tăng thêm so vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Yên Lạc, giai đoạn 2011 – 2015
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Yên Lạc)
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy, hệ số hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB còn thấp, ở mức 0,4 - 0,5. Điều này có nghĩa là bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư XDCB thì chỉ thu về được 0,4 - 0,5 đồng giá trị XDCB có thể sử dụng được, như vậy chúng ta đã mất đi phần lớn của khoản vốn bỏ ra. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế huyện Yên Lạc đang rất thấp (từ 1-3) thì hệ số hiệu quả này là quá thấp so với mức hiệu quả chung, bởi 0,4 - 0,5 đồng là có thể sử dụng được, còn số đồng có thể phát huy hiệu quả tốt thì chắc chắn còn bé hơn nữa. Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy rõ hơn điều này. Đứng bên cạnh khối lượng vốn đầu tư thực hiện, giá trị tài sản cố định tăng thêm thật nhỏ bé, hiệu quả đồng vốn bỏ ra chưa cao đang là vấn đề nhức nhối của hoạt động XDCB huyện Yên Lạc.
Như vậy, ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện khá cao, nhưng hiệu quả thu được còn rất hạn chế. Đây là một bài toán cần thiết phải giải vì vốn cho XDCB chủ yếu từ nguồn vốn nhà nước. Hiệu quả của vốn đầu tư XDCB thấp tức là đã làm thất thoát lớn nguồn vốn này.
3.2.4. Đóng góp của vốn XDCB vào tăng trưởng kinh tế chung
Trong các phần trên đã đánh giá hiệu quả của vốn XDCB ngân sách thông qua các chỉ số nội tại của nó. Trong phần này, ta sẽ xem xét hiệu quả của vốn XDCB ngân sách thông qua xác định đóng góp thực tế của nó cho tăng trưởng kinh tế, cũng như các vấn đề kinh tế cụ thể khác. Hiệu quả cuối cùng của vốn XDCB là việc nó đóng góp như thế nào cho hoạt động kinh tế, cho sự phát triển chung của xã hội.
3.2.4.1. Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng GDP Bảng 3.3. So sánh tốc độ tăng vốn XDCB và tốc độ tăng GDP
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình GDP của huyện
(giá 1994)
6,901 7,570 8,524 9,387 10,383 Tốc độ tăng GDP
(%)
10,77 9,68 12,60 10,13 10,62 10,76 Vốn XDCB từ
NSNN
760,3 1.200 1.650,3 1.980,6 2.600 Tốc độ tăng vốn
XDCB (%)
36,4 57,8 37,5 20 31,3 36,6
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Yên Lạc)
Trong những năm qua, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 10,76%, còn tốc độ tăng trưởng vốn XDCB từ nguồn ngân sách là 36,6%/năm. Trước hết ta có thể khẳng định rằng hiệu quả vốn đầu tư XDCB đã không đạt được mục tiêu như kế hoạch đặt ra. Như đã đề cập trên phần xác định nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB, các nhà kế hoạch đã tính toán rằng, tốc độ tăng trưởng của huyện trong giai đoạn 2011-2015 là từ 11-13%, với tổng nhu cầu vốn cũng như nhu cầu vốn cho XDCB từ ngân sách đã được xác định ở trên. Tuy nhiên, vốn đầu tư XDCB thực hiện luôn ở mức cao hơn kế hoạch, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của huyện trong 5 năm chỉ là
10,76%, nhỏ hơn mức tối thiểu của mục tiêu được tính toán.
Nhìn vào tốc độ tăng của GDP và của vốn XDCB từ ngân sách, có thể thấy rằng, tốc độ tăng của vốn XDCB ngân sách cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP. Điều này cũng có nghĩa là cứ dùng 3 đồng vốn XDCB thì mới đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 1 đồng. Như vậy, vốn XDCB từ ngân sách có một mức tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của vốn chung, và hiệu quả đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là chưa lớn. Qua đây cũng có thể khẳng định thêm một nhận định là vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 chưa thật sự trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế.
3.2.4.2. Vốn XDCB ngân sách và chuyển dịch cơ cấu đầu tư
Như đã nói ở trên, mặc dù, vốn XDCB nói chung đóng góp chưa hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế, song nó cũng là một phần của tăng trưởng đó. Bởi đặc trưng của nó là phát triển cơ ở hạ tầng và tập trung vào các ngành có hiệu quả kinh tế thấp nên không trực tiếp đóng góp nhiều cho nền kinh tế, song nó có vai trò nhất định trong việc làm nền cho phát triển kinh tế.
Trong phần này, ta sẽ tính đến hiệu quả của vốn XDCB từ ngân sách trên phương diện so sánh phân bổ vốn này theo ngành và mức độ chuyển dịch cơ cấu của ngành. Qua đó ta sẽ thấy được vốn XDCB trong ngành nào phát huy hiệu quả cao nhất theo khía cạnh này.
Bảng 3.4. Cơ cấu vốn XDCB từ NSNN theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Yên Lạc, giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: % Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015
Công nghiệp 16,48 37,00 19,89 30,49 26,49
Nông, lâm, ngư nghiệp 4,56 3,42 4,2 1,77 2,27 Dịch vụ, hạ tầng 47,84 28,41 56,19 47,32 43,32
XDCB khác 31,12 31,17 19,72 20,42 27,92
Tổng số vốn XDCB 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Yên Lạc)