GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học nghề 8 (Trang 41 - 44)

I. GIỚI THIỆU VỀ LINUX 1. Linux là gì?

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính. Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds (Phần Lan) viết vào năm 1991 và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994.

2. Những ưu điểm nổi bật của Linux - Kinh tế

- Linh hoạt, uyển chuyển - Độ an toàn cao

- Thích hợp cho quản trị mạng.

- Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng.

3. Một vài nhược điểm cố hữu của Linux - Đòi hỏi người dùng phải thành thạo - Tính tiêu chuẩn hóa chưa cao.

- Số lượng các ứng dụng chất lượng cao trên Linux còn hạn chế.

- Một số nhà sản xuất phần cứng không có driver hỗ trợ Linux.

4. Các bản phân phối Linux

Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, như: Ubuntu, Ultimate Edition, Red Hat Enterprise Linux, Fedora Core, SUSE Linux Enterprise Desktop, Mint, Knoppix, PCLinuxOS, …..

II. HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU 1. Nguồn gốc Ubuntu

- Bắt nguồn từ quan niệm "Ubuntu - con người hướng đến con người” của người Nam Phi. Từ đó cho ra đời bản phân phối của Linux – Hệ điều hành Ubuntu.

- Hệ điều hành Ubuntu có thể chạy trực tiếp trên đĩa CD, cài đặt trực tiếp lên đĩa cứng hoặc cài đặt như một ứng dụng trên Windows thông qua máy ảo.

- Hệ điều hành Ubuntu có rất nhiều phiên bản, đươc cập nhật 6 tháng 1 lần.

2. Các ứng dụng có trong Ubuntu.

Hệ điều hành Ubuntu tích hợp các chương trình cần thiết như:

Kiến thức

 Biết được các ưu điểm nổi bật, và những hạn chế của hệ điều hành Linux .

 Biết được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Ubuntu;

 Biết cấu trúc thư mục của HĐH Ubuntu.

 Biết được các ứng dụng có trong Ubuntu.

 Biết các tùy biến trong HĐH Ubuntu Kĩ năng

 Làm việc được trong môi trường Ubuntu.

 Sử dụng được HĐH Ubuntu để soạn thảo văn bản, duyệt web, giải trí.

Open Office.org: Chương trình ứng dụng văn phòng.

Mozilla Firefox: chương trình duyệt web

Evolution: Phần mềm quản lý gửi nhận thư (tương tự như Outlook Express của Windows).

• Chương trình nghe nhạc, xem phim, trò chơi giải trí.

• ...

3. Khởi động và thoát khỏi hệ thống a. Khởi động

- Nhấn nút khởi động trên thùng máy.

- Chọn tên đăng nhập, nhập mật khẩu vào ô Password - Chọn Log in.

Giao diện hệ điều hành Ubuntu

b. Thoát khỏi hệ thống

Nháy chuột vào biểu tượng (đăng xuất) trên góc phải hiện ra một menu có các lựa chọn sau:

Log Out: đăng xuất khỏi người sử dụng.

Hibernate: Thực hiện chế độ ngủ đông.

Restart: Khởi động lại hệ thống.

Shut Down: tắt máy.

4. Giới thiệu màn hình làm việc của Ubuntu

Bố cục của màn hình làm việc của Ubuntu khá gọn gàng và thuận tiện gồm có:

 Bảng điều khiển phía trên.

 Bảng điều khiển phía dưới.

 Vùng Desktop: Vùng giữa hai bảng điều khiển.

Bảng điều khiển phía trên

Bảng điều khiển phía dưới

Biểu tượng đăng xuất

Vùng desktop

5. Thay đổi hình nền

- Nháy chuột phải vào màn hình Desktop  Chọn Change Desktop BackGround, mở ra hộp thoại Appearance References  Chọn trang Background  Chọn hình nền.

- Chọn Close.

III. BẢNG ĐIỀU KHIỂN CỦA UBUNTU

1. Bảng điều khiển phía trên: gồm 3 bảng chọn chính:

a. Bảng chọn Applications (ứng dụng):

Cho phép lựa chọn các phần mềm ứng dụng (tương tự như vào Start  Programs của Windows).

b. Bảng chọn Places (nơi): Chỉ dẫn đến các thư mục của hệ thống.

c. Bảng chọn System (Hệ thống): Bao gồm các mục tùy chọn và quản trị hệ thống Ngoài 3 bảng chọn chính, bảng điều khiển trên có thêm các biểu tượng của một số phần mềm ứng dụng và thông tin về hệ thống như:

• Trình duyệt web Mozilla Firefox

• Biểu tượng trợ giúp (Help) trực tuyến về Ubuntu

• Biểu tượng dùng để đăng xuất, chuyển đổi người dùng và tắt hệ thống.

• ….

2. Bảng điều khiển phía dưới

Biểu tượng Desktop: Hiện hoặc ẩn các chương trình của người sử dụng.

Biểu tượng Trash (thùng rác): chứa các tập tin, thư mục bị xóa.

IV. QUẢN LÝ TẬP TIN VÀ THƯ MỤC 1. Cấu trúc thư mục của Ubuntu

Ubuntu có khá nhiều thư mục và không có khái niệm ổ đĩa như trên Windows.

- Xem cấu trúc thư mục của Ubuntu nháy chuột vào bảng chọn Place.

- /home: Thư mục này chứa các thư mục con đại diện cho mỗi User đăng nhập hệ thống.

- Mỗi người đăng Ubuntu được cấp một thư mục riêng gọi là HomeFolder (tên thư mục là tên của người đăng nhập).

- Tên tập tin, thư mục trong Ubuntu phân biệt chữ hoa và chữ thường.

2. Làm việc với tập tin, thư mục

(Việc quản lý tập tin và thư mục trong Ubuntu tương tự như trên Windows).

a. Tạo thự mục con: Nháy FileCreate Folder

b. Sao chép thư mục, tập tin: Nháy EditCopy, sau đó nháy EditPaste.

c. Di chuyển thư mục, tập tin: Nháy EditCut, sau đó nháy EditPaste.

d. Đổi tên thư mục, tập tin: Nháy chuột phải  Chọn Rename e. Xóa thư mục, tập tin: Nháy chuột phải  Chọn Move to Trash.

f. Khôi phục thư mục, tập tin đã bị xóa: Nháy chuột phải  Chọn Restore.

g. Đưa ứng dụng ra màn hình Desktop.

Nháy bảng chọn Applications  Chọn ứng dụng cần đưa ra màn hình Desktop, nháy chuột phải vào tên ứng dụng  chọn Add this to launcher Desktop.

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học nghề 8 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w