Chương 2: Phân tích tác động của việc gia nhập WTO đối với một số ngành hàng ở Việt Nam
2.2. Tác động của WTO đến một số ngành nhập khẩu
2.2.1. Ngành có kim ngạch nhập khẩu tăng – Ngành điện tử
2.2.1.1. Giới thiệu chung về ngành:
Ngành điện tử Việt Nam bắt đầu phát triển từ giữa thập niên 1990 (đặc biệt kể từ khi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam).
So với một số nước trong khu vực thì ngành điện tử Việt Nam có một số lợi thế so sánh về cạnh tranh:
Giá nhân công thấp nên việc đầu tư lắp ráp sản phẩm điện tử ở Việt Nam có nhiều thuận lợi;
Thị trường nội địa cho các sản phẩm điện tử tiềm năng với hơn 85 triệu dân, trong đó hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm điện tử tiêu dùng hiện đại; thu nhập và mức sống dân cư tăng kéo theo nhu cầu sử dụng hàng điện tử tăng lên
Nhiều thương hiệu điện tử lớn đầu tư sản xuất tại Việt Nam, mở ra cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành điện tử Việt Nam cũng tồn tại những bất cập trong năng lực cạnh tranh của ngành:
Cơ cấu sản phẩm không phù hợp (sản phẩm điện tử tiêu dùng chiếm tới 80%, các sản phẩm chuyên dùng chỉ chiếm 20%);
Công nghệ và trang thiết bị sản xuất: lạc hậu từ 10 - 15 năm so với khu vực và thế giới (doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lắp ráp sản phẩm trên các dây chuyền có từ những năm của thập niên 90);
Công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ phát triển chậm (chủ yếu phải nhập khẩu);
Hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp (theo đặt hàng); tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử do Việt Nam sản xuất ra thấp (bình quân 5- 10% giá trị sản phẩm).
Do những tồn tại trên, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn linh kiện điện tử.
Tình hình nhập khẩu linh kiện, phụ tùng điện tử: Số doanh nghiệp phụ trợ Việt nam có thể đáp ứng được yêu cầu về cung cấp linh kiện, phụ tùng điện từ rất ít.
Hầu hết các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu phần lớn (90-100%) linh kiện, phụ kiện từ các doanh nghiệp của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Ma-lay-xi-a hay Trung Quốc.
2.2.1.2. Tình hình nhập khẩu linh kiện và đồ điện tử:
Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và đồ điện tử của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 (tỉ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2007, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng lên 2,96 tỉ USD, chủ yếu từ Singapore với 801 triệu USD, Nhật Bản: 592 triệu USD, Trung Quốc:
518 triệu USD, Hồng Kông: 255 triệu USD,… Trị giá nhập khẩu từ 4 nước trên chiếm tới 73,2% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Năm 2008 có tổng trị giá nhập khẩu đạt 100,4% kế hoạch năm với tổng kim ngạch lên đến 3,71 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,…
Năm 2009, Nhập khẩu nhóm hàng này của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng là 12 là 284 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 2,55 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là 3,95 tỷ USD.
Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản: hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD, tăng 31%;…so với năm 2009 với tổng kim ngạch lên đến 5,21 tỷ USD.
Năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng linh kiện và đồ điện tử của Việt Nam tăng nhanh và đạt đến 7,89 tỷ USD.
Trong 10 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu của khu vực FDI là 9,47 tỷ USD, tăng gấp gần 2 lần và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,2 tỷ USD, tăng 4,2%, nâng mức kim ngạch đạt ngưỡng 10,68 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy, sau 5 năm gia nhập WTO, tình hình nhập khẩu mặt hàng linh kiện và đồ điện tử của Việt Nam có những thay đổi rõ rệt theo hướng tăng lên của tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng gấp khoảng năm 5 lần trong năm 2012 so với năm 2007.
2.2.1.3. Nguyên nhân:
Những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm điện tử:
Thiết bị điện, điện tử là một trong số các nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất trong Biểu cam kết về thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.
Bảng 3: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với các sản phẩm điện tử:
Stt
Chỉ tiêu
Thuế suất MFN trước gia nhập (%)
Thuế suất cam kết trong WTO
Khi gia nhập(%)
Cuối cùng (%)
Thời hạn thực hiện (kể từ khi gia nhập)
1
Thuế suất bình quân cả
Biểu thuế 17,4 17,2 13,4
2
Thuế suất bình quân sản
phẩm công nghiệp 16,7 16,2 12,4
3 Máy móc thiết bị điện 12,4 13,9 9,5
4
Mức thuế suất cắt giảm một số sản phẩm điện tử
- Tivi 50 40 25 5 năm
- Điều hòa 50 40 25 3 năm
- Máy giặt 40 38 25 4 năm
- Tủ lạnh 40 40 25 4 năm
- Quạt các loại 50 40 30 3 năm
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2.2.1.4. Bài học chính sách
Vấn đề tồn đọng:
Ngành công nghiệp hỗ trợ của chúng ta vẫn chưa phát triển, chưa có các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Về thuế quan: Với lộ trình cắt giảm thuế hiện nay thì ngành sản xuất trong nước đứng trước nhiều thách thức trước sự nhập khẩu ồ ạt của các sản phẩm điện tử công nghệ cao từ nước ngoài, đòi hỏi sự phát triển hơn nữa và nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là đối với những sản phẩm công nghệ cao.
Đề xuất chính sách:
Tiếp tục thực hiện việc cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, cũng như cam kết trong Hiệp định CEPT/AFTA kí giữa các nước ASEAN về nhập khẩu nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử.
Tạo ra một môi trường cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Việt Nam. Nhiều nhà xuất khẩu cạnh tranh để cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, người tiêu dùng nhóm hàng này, cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước sẽ được hưởng lợi về giá cả, cũng như chất lượng hàng hóa được nâng cao.
Hỗ trợ thông tin về thị trường nhập khẩu, về các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng điện tử và linh kiện điện tử cho các nhà nhập khẩu trong nước.
Song song với việc tăng nhập khẩu, Nhà nước cũng cần phải đưa ra những chính sách để phát triển ngành công nghiệp điện tử, cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ
nội địa, tăng sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.