Một số chính sách của chính phủ về xuất khẩu và nhập khẩu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế tác ĐỘNG của VIỆC GIA NHẬP WTO đối với một số NGÀNH HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 53 - 58)

3.2.1. Chính sách điều chỉnh xuất khẩu:

 Về thuế quan: Tiếp tục áp dụng mức cam kết và lộ trình thực hiện trong khuôn khổ WTO, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình đối với từng ngành.

 Về phi thuế quan: Các chính sách điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình thị trường và đảm bảo cân đối cung cầu.

 Các chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm những cơ hội mới cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam

 Chính sách hỗ trợ trong nước:

- Các chương trình đầu tư dài hạn qua công tác nghiên cứu và tư vấn về hội nhập và cung cấp thông tin thị trường đến các doanh nghiệp.

- Các chương trình hỗ trợ ngắn hạn có tính khả thi cao.

 Các chương trình phổ biến thông tin về WTO:

- Thông tin về cắt giảm thuế.

- Các nghiên cứu và dự báo tác động nhập khẩu

- Cơ hội về mở cửa thị trường – giảm thuế thị trường nhập khẩu

 Các chính sách về phát triển ngành:

- Chính sách phát triển các ngành hỗ trợ.

- Chính sách xây dựng cơ sỏ vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đầu tư công nghệ hướng đến chế biến sâu các ngành xuất khẩu.

- Chính sách thu hút đầu tư vào phát triển ngành.

3.2.2. Chính sách điều chỉnh nhập khẩu:

 Về thuế quan: Tiếp tục thực hiện việc cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, cũng như cam kết trong Hiệp định CEPT/AFTA kí giữa các nước ASEAN về nhập khẩu nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử.

 Về phi thuế quan:

- Về hàng rào kỹ thuật: có những qui định rõ ràng hơn về các tiêu chuẩn kỹ thuật để vừa có tác dụng hạn chế nhập khẩu với mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu vừa có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng.

- Về qui định thủ tục nhập khẩu: đã ban hành ngày quy định thủ tục nhập khẩu đối với từng nhóm hàng, nhằm tạo điều kiện nhập khẩu những mặt hàng khuyến dụng, nhưng cũng hạn chế bớt những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng và nhập khẩu.

 Các chương trình phổ biến thông tin: Hỗ trợ thông tin về thị trường nhập khẩu, về các doanh nghiệp nước ngoài cho các nhà nhập khẩu trong nước.

 Các chính sách phát triển ngành: Song song với việc tăng nhập khẩu, Nhà nước cũng cần phải đưa ra những chính sách để phát triển các ngành công nghiệp với điều kiện các ngành này không ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống người dân nếu được mở rộng sản xuất.

LỜI KẾT

Quá trình 6 năm gia nhập WTO tuy không phải là dài nhưng Việt Nam đã thu được rất nhiều bài học trong thương mại quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, các ngành hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Chủ yếu là ba yếu tố: thứ nhất là sự thay đổi các nguồn luật áp dụng và các chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam như các cam kết phải thực hiện trong khuôn khổ WTO; thứ hai là sự đối xử từ các nước bạn hàng đối với Việt Nam với tư cách là một thành viên chính thức của WTO; thứ ba là bối cảnh kinh tế, kĩ thuật, văn hoá, xã hội trong nước và thế giới biến động dẫn đến thị trường, giá cả và sản lượng cũng biến động.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu các phần của bài gồm phần chính: (1) Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trong WTO; (2) Phân tích tác động của WTO đến một số ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu với kim ngạch theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm đi như ngành lúa gạo (kim ngach XK tăng), ngành dầu thô (kim ngạch XK giảm), ngành điện tử (kim ngạch nhập khẩu tăng), ô tô (kim ngạch nhập khẩu giảm), cũng như đưa ra một số bài học chính sách cho từng ngành; (3) Chiến lược và các chính sách đối với xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến 2030; có thể thấy, để đẩy mạnh về tăng kim ngạch và nâng cao hiệu quả của xuất nhập khẩu trong điều kiện tăng cường hội nhập quốc tế, Việt Nam không chỉ cần rút ra bài học từ quá trình 6 năm gia nhập mà còn phải chủ động về chính sách, phân tích tình hình, nâng cao dự báo chính xác trước tình hình biến động trong nước và thế giới. Về nhập khẩu, cần giám sát nhập khẩu chặt chẽ theo đúng cam kết AFTA và WTO cũng như những quy định của Việt Nam; các chính sách tài chính, tín dụng cho đầu tư cũng cần được kết hợp đồng bộ về giải pháp; phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Về xuất khẩu, xây dựng được nguồn lao động kỹ thuật cao, tay nghề giỏi; đổi mới công nghệ sản xuất và quy trình quản lý để tăng năng xuất; tiết kiệm chi phí sản xuất, lưu thông; tìm ra mặt hàng mới và có lợi thế so sánh, có tiềm năng

để xuất khẩu; duy trì đối thoại giữa các doanh nghiệp với các cấp quản lý, phát hiện nhanh, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp. Từ đó hạn chế nhập siêu, phát huy lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của Việt Nam, nâng cao mối quan hệ bạn hàng với các đối tác, xây dựng hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Qua bài phân tích trên, nhóm chúng em hi vọng sẽ đưa ra được một số xu hướng xuất nhập khẩu, cũng như bài học chính sách đối với một số ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Từ đó có thể có những hiểu biết rõ ràng hơn về tình trạng xuất nhập khẩu, những khó khăn từ nội tại nền kinh tế, những thách thức từ việc hội nhập quốc tế, cũng như cơ hội đang mở ra trước mắt Việt Nam.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế tác ĐỘNG của VIỆC GIA NHẬP WTO đối với một số NGÀNH HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w