Yêu cầu đối với người sử dụng thao tác so sánh

Một phần của tài liệu Tổng hợp các chuyên đề ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn (Trang 61 - 66)

Phải có tâm với nghiệp dạy, có lòng đam mê với nghề và cháy hết mình cho sự phát triển của văn học. Phải có vốn tri thức rộng về văn chương kết hợp với trí tụê sắc sảo và năng khiếu liên tưởng, tưởng tượng.

Phải có khả năng nắm vấn đề cụ thể, chi tiết đồng thời có khả năng khái quát, tổng hợp hóa cao trên các bình diện của một hay nhiều đối,tượng nghệ thuật.

So sánh để làm nổi bật đối tượng chứ không phải phô trương kiến thức, rơi vào lan man, mất trọng tâm. So sánh phải tự nhiên, phù hợp không gượng ép.

Như vậy, kiểu bài cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh là kiểu bài nghị luận mà đối tượng được đưa ra cảm thụ không phải là một tác phẩm riêng lẻ mà ít nhất phải từ hai tác phẩm (hay đoạn trích) trở lên. Đối với kiểu bài này, người làm bài phải

17

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

biết phân tích các đối tượng trong thế đối sánh để tìm ra những chỗ giống nhau, khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, khác lạ của các tác phẩm, nét độc đáo trong phong cách của mỗi tác giả,…

Kiểu bài này đòi hỏi người làm bài phải có năng lực thẩm bình văn chương tinh nhạy, kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử (tác phẩm và tác giả) phong phú và phải có năng lực khái quát tổng hợp vấn đề cao. Phải chăng vì đặc trưng yêu cầu cao như vậy nên tần số xuất hiện của nó trong các kỳ thi tốt nghiệp thường ít hơn trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh/Thành phố, Quốc gia và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối C, D.

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, nếu chúng ta biết chọn và đưa ra nhiều đề văn thuộc dạng này không chỉ giúp các em củng cố được thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát nâng cao vấn đề mà còn là cơ hội để các em biết xâu chuỗi và vận dụng một cách nhuẫn nhuyễn các kiến thức đã học, phát huy năng lực sáng tạo của các em.

Đối với đề thi Đại học

Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009:

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2010:

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chì Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm

mà nhân vật Từ dành cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).

18

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2010:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11) Đề thi tuyền sinh đại học khối C năm 2011:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núí Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)

(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 nâng cao) (…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền

19

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 nâng cao) Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2012:

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh “Đột nhiên Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”

(Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.155)

Truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…” (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.32).

Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.

1.1 . Đối với đề thi học sinh giỏi Quốc gia:

Năm 1997: Cùng viết về đất nước và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng ba tác phẩm: Bên kia Sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu là ba thế giới hình tượng riêng, ba giọng điệu trữ tình riêng, chứa đựng những kí thác riêng của mỗi hồn thơ. Anh/chị hãy phân tích ba bài thơ trong quan hệ đối sánh để chỉ ra nét riêng của mỗi tác phẩm.

Năm 2001: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chông Mĩ. Anh/chị hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong sự thể hiện chủ đề chung đó.

Năm 2002: Theo Xuân Diệu “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ Mùa Thu: Thu Điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”. Hãy phân tích những sáng tác trên trong mối quan hệ đối sánh để làm bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với một tác phẩm văn học.

Bảng A - 2006: Chủ nghĩa nhân đạo là một trong những truyền thống lớn nhất của văn học Việt Nam. Qua việc phân tích, so sánh các tác phẩm Tự tình (Hồ Xuân Hương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Đời thừa (Nam Cao), anh/chị hãy làm rõ những đóng góp riêng, độc đáo của từng tác phẩm cho truyền thống này.

20

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bảng B - 2006: Trong văn học Việt Nam, có nhiều sáng tác nổi tiếng về mùa thu. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), anh/chị hãy làm rõ những nét chung và nhất là những nét riêng của từng tác phẩm.

Năm 2008: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) và Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm).

Năm 2009: Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Hãy phân tích và so sánh bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự về tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

Đề số 1: Nhân đạo là một trong hai cảm hứng chủ đạo xuyên suốt nền văn học Việt Nam. Cám hứng nhân đạo đó ở văn học từ 1930 đến 1945 có gì giống và khác ở văn học từ 1945 đến 1975? Hãy phân tích và chứng minh qua hai truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao (theo Ngữ văn 11, tập một) và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (theo Ngữ văn 12, tập hai).

Đề số 2: Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.

Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89) Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.

(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,

Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)

21

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hướng dẫn làm đề 1:

Tìm hiểu đề

- Dạng đề: Tổng hợp – so sánh hai giai đoạn, hai tác phẩm, hai tác giả, cùng thể loại, có định hướng.

- Đối tượng nghị luận: Cảm hứng nhân đạo ở văn học từ 1930 đến 1945 có gì giống và khác ở văn học từ 1945 đến 1975?

- Thao tác: Tổng hợp, phân tích, chứng minh, so sánh, giải thích…

- Phạm vi dẫn chứng: Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ Lập dàn ý

1. Giới thiệu: Vấn đề cần nghị luận, hai tác giả, hai tác phẩm

Một phần của tài liệu Tổng hợp các chuyên đề ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)