ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu Tổng hợp các chuyên đề ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn (Trang 108 - 111)

THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN

B. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

II. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

a. Tiểu sử cuộc đời - Tên thật, bút danh - Năm sinh, năm mất - Quê quán

- Những nét nổi bật về con người, cuộc đời b. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính

- Đặc điểm sáng tác (phong cách tác giả) + Đề tài

+ Thể loại

- Vị trí, đóng góp cho lịch sử VH dân tộc 2. Kiến thức về tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ b. Chủ đề, đề tài

c. Bố cục, tóm tắt tác phẩm (đoạn trích)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

d. Nội dung chính e. Đặc sắc nghệ thuật g. Ý nghĩa

3. Ví dụ: Truyện ngắn VỢ CHỒNG A PHỦ 3.1.Tác giả Tô Hoài

a. Tiểu sử cuộc đời

- Tên khai sinh là Nguyễn Sen - Sinh 1920, mất 2014

- Quê nội ở Thanh Oai; quê ngoại Hoài Đức (Hà Nội) - Bản thân:

+ Sinh ra trong gia đình thợ thủ công, phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề.

+ Tham gia cách mạng từ rất sớm (1943), say mê và miệt mài với hoạt động văn học nghệ thuật.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (1943), Truyện Tây Bắc (1952)...

- Đặc điểm sáng tác

+ Chủ đề: diễn tả sự thật của đời thường.

+ Thể loại: Tô Hoài sáng tác nhiều thể loại, sở trường là truyện phong tục và hồi kí.

+ Phong cách tác giả: Vốn hiểu biết phong phú. Lối văn trần thuật hóm hỉnh, sinh động.

- Vị trí: là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục (gần 200 đầu sách) trong VHHĐ VN.

3.1. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Truyện được in trong tập Truyện Tây Bắc, giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 -1955.

b. Chủ đề: Vợ chồng A Phủ đặt ra vấn đề số phận con người - những con người dưới đáy của xã hội - những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.

c. Tóm tắt tác phẩm, vị trí đoạn trích

M và A Phủ là đôi thanh niên nam nữ người Mèo Tây Bắc. Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn M trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. A Phủ vì đánh nhau với A Sử - con trai Pá Tra, b xử phạt không có tiền trả nên cũng phải đi ở trừ nợ cho nhà thống lí. Cuộc sống nô lệ của M và A Phủ ở Hồng Ngài không khác gì những con vật nuôi trong nhà Thống lí Pá Tra. Một lần vì để hổ ăn mất bò, A Phủ b

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

nhà thống lí Pá Tra bắt vạ, đánh trói man rợ giữa sân nhà. Trong lúc chờ chết, APhủ được M cởi trói. Hai người cùng nhau trốn thoát khỏi nhà thống lí đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng. Tại đây A Phủ gặp A Châu - cán bộ CM, do được A Châu giác ngộ, A Phủ nhiệt tình tham gia du kích. Vợ chồng A Phủ bắt đầu cuộc sống mới.

Đoạn trích: Thuộc phần đầu của tác phẩm

d. Nội dung chính: Truyện thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi, tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc. Biểu hiện cụ thể qua hai nhân vật

- Nhân vật Mị:

+ Thân phận: Con nhà nghèo, nên dù giỏi giang, xinh đẹp, có khát vọng sống tự do nhưng vì hiếu thảo mà trở thành nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến miền núi, bị thống trị bởi cường quyền và thần quyền, bị biến thành nô lệ.

+ Hoàn cảnh: Bị bắt làm con dâu gạt nợ, bị đàn áp đày đọa phải cam chịu đến mức tưởng chừng như tê dại, chai lì mọi cảm xúc.

+ Sự giải thoát: khẳng định khát vọng sống mạnh mẽ. Lần thứ nhất muốn ăn lá ngón tự tử, không chấp nhận thân phận con dâu gạt nợ - nô lệ nhà thống lí. Lần thứ hai muốn đi chơi xuân, ý thức về tuổi trẻ, sự sống, tình yêu. Lần thứ ba cởi trói, cứu sống A Phủ, bỏ trốn theo A Phủ, tự giải thoát chính mình khỏi kiếp nô lệ.

- Nhân vật A Phủ

+ Thân phận: Con mồ côi, là người nghèo hèn, thấp cổ bé họng.

+ Hoàn cảnh: Bị phạt vạ, phải vay tiền nên trở thành nô lệ chung thân cho nhà thống lí, chấp nhận sự áp bức bất công dã man tàn bạo.

+ Khát vọng sống: Còn nhỏ bị bán xuống vùng thấp, không chịu trốn lên vùng cao, lưu lạc khắp nơi. Lớn lên, khỏe mạnh, thạo việc, vô tư, yêu đời. Không sợ cường quyền: Dám đánh A Sử, con quan thống lí. Khi đứng ở ranh giới giữa sống và chết, đã quật sức vùng lên, bỏ chạy, tìm được cuộc sống mới.

e. Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng những nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét (Mị và A Phủ)

- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo

- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ

g. Ý nghĩa văn bản

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các chuyên đề ôn thi THPT quốc gia môn ngữ văn (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)