THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
IV. TỪNG DẠNG CỤ THỂ
1. Dạng bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
* Khái niệm:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng bài NLXH yêu cầu người viết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận hợp lí để bàn bạc, bộc lộ quan điểm, thái độ rõ ràng trước một vấn đề liên quan đến lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống... của con người.
* Đề tài:
Rất phong phú và đa dạng. Ví dụ:
- Các vấn đề về nhận thức (Lí tưởng, mục đích sống…)
- Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng…; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,thái độ hoà nhã, khiêm tốn…; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…)
- Các vấn đề về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em…)
- Các vấn đề về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn bè…) - Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.
b. Định hướng cách làm bài:
* Phần mở bài:
- Có thể tiến hành theo 2 cách:
+ Mở bài trực tiếp: là trả lời thẳng vào câu hỏi “ Bài viết bàn về vấn đề gì?”
+ Mở bài gián tiếp: có thể xuất phát từ một lời thơ, ý văn, tục ngữ, ý kiến, câu châm ngôn… để dẫn dắt người đọc tới vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
- Dù tiến hành theo cách nào, phần mở bài cũng cần có các ý sau:
+ Giới thiệu chính xác vấn đề cần bàn luận mà đề bài đặt ra.
+ Nếu luận đề nêu dưới dạng ý kiến, câu châm ngôn, tục ngữ... cần trích dẫn lại nguyên văn câu đó.
* Phần thân bài
- Tiến hành theo các bước sau:
+ Giải thích rõ luận đề (Giải thích các từ ngữ then chốt, các khái niệm; giải thích ý nghĩa từng vế câu - nếu có; giải thích tổng quát toàn bộ luận đề…)
+ Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nghị luận - Mô hình cấu trúc phần thân bài: GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH
7 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
* Phần kết bài: Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề đã bàn luận.
Ví dụ minh hoạ:
ĐỀ 1:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. (Trịnh Công Sơn)..
DÀN Ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò, giá trị của “tấm lòng” đối với mỗi con người.
- Trích dẫn nguyên văn câu hát của Trịnh Công Sơn
* Thân bài:
- Giải thích luận đề (câu hát)
+ “Tấm lòng”: Lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, lòng vị tha, cao thượng, nhân ái,…hay đơn thuần chỉ là những cử chỉ đẹp mà hằng ngày ta vẫn làm.
+ “Tấm lòng” để “gió cuốn đi” là cách diễn đạt hình ảnh, nhằm nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp đừng đòi hỏi người nhận phải báo đáp, hãy để những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
-> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: Sống trong đời sống, mỗi người cần thiết phải có một tấm lòng yêu thương, thông cảm, giúp đỡ, sẻ chia với nhau. Tấm lòng ấy, không phải để mong người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình... mà để “ gió cuốn đi” như vậy cuộc sống mới thanh thản bình yên.
- Phân tích, chứng minh vấn đề:
+ Trong cuộc sống khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia bớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy được vơi đi. Khi con người biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh. Vì vậy, chúng ta cần có Tấm lòng để biết cảm thông và chia sẻ với mọi người.
+ Có Tấm lòng trong cuộc sống để tha thứ khoan dung. Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình) đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hòa bình từ chính mỗi người.
+ Tấm lòng của con người chính là sự dũng cảm, dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Đó là cơ sở giúp con người có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Tấm lòng cũng chính là đức hi sinh của con người, là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình mà không hề tính toán thiệt hơn.
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
- Phê phán những người sống thiếu tấm lòng:
8 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
+ Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.
+ Sống vô trách nhiệm với gia đình, với người thân
+ Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn v.v...
(Dẫn chứng minh họa cụ thể) - Bàn bạc, đánh giá, mở rộng vấn đề
+ Đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.
+ Mỗi người cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện tấm lòng mình cho ý nghĩa, phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội
*Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị quan trọng của tấm lòng.
- Liên hệ bản thân và tự rút ra bài học.
ĐỀ 2:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “ Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng”.
DÀN Ý:
* bài:
Nêu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
+ Thói ích kỉ: Là lối sống nhỏ nhen, hèn nhát, cá nhân chỉ biết bản thân mình, không biết đến người khác.
+ Người có lối sống ích kỉ: thì những chuẩn mực đạo đức xã hội (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái...) chỉ là những giá trị xa lạ hoặc không có ý nghĩa gì.
-> Câu nói nhằm nêu lên: những tác hại của lối sống ích kỉ và cảnh báo về một hiện tượng đời sống. Thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xã hội.
- Phân tích, chứng minh vấn đề:
+ Trong cuộc sống người sống ích kỉ luôn nghĩ về bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác.
+ Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống trở nên xa lạ, lạc lõng.
+ Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ với niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh. Đồng thời họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình yêu thương đồng loại, sự sẻ chia của người khác.
+ Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống khi được che đậy bằng nhiều hình thức bóng bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh
9 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
với nó nghĩa là đang dung túng, tạo ra môi trường và điều kiện cho lối sống đó được lên ngôi.
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
+ Bên cạnh đó có nhiều người có lối sống đẹp, có trách nhiệm với gia đình, với người thân, với xã hội...
(Dẫn chứng minh họa cụ thể) - Bàn bạc, đánh giá, mở rộng vấn đề
+ Đây là ý kiến đúng, đánh giá tác hại của lối sống ích kỉ trong mỗi con người.
+ Mỗi người cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng.
*Kết bài:
Kết thúc vấn đề cho hợp lí.