LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY

Một phần của tài liệu Giáo án mầm non cho tre từ 3-5 tuổi (Trang 29 - 33)

I. MỤ C TIÊ U :

- Trẻ thuộc nhớ tên bài hát, và hiểu nội dung bài nghe hát, nhận biết tên bài hát khi chơi TC: “Nốt nhạc vui”.

- Trẻ hát đúng lời, đúng nhịp, đoán đúng tên bài nghe hát, chú ý lắng nghe đoán đúng bài hát qua nốt nhạc khi chơi TC: “Đoán nhanh hát tài”.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, thích học hát, biết yêu quý bác nông dân.

+ Trẻ hát vận động nhịp nhàng, làm được bộ sưu tập về nghề sản xuất, vẽ nặn được dụng cụ nghề.

+ Trẻ nhận và thể hiện được vai chơi của mình khi chơi: Bán hàng, gia đình.

+ Trẻ xây được vườn cây, ghép được cây xanh bằng cầu long, chai nước rửa chén.

II. C H UẨ N B Ị :

- Bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”, “Tía má em”.

- Nhạc cụ gõ, đàn organ.

- Bộ đồ chơi GĐ, quầy bán hàng, cầu lông, chai nước rửa chén, cây xanh, cây ăn quả, hàng rào, nhà… nhạc cụ, sân khấu, tranh in sẵn về sản phẩm dụng cụ nghề sản xuất, giấy A4, kéo, keo dán, bút màu, đất nặn, bảng nặn…

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC

ĐÓN TRẺ

THỂ DỤC SÁNG

- Đón Trẻ:

- Đón trẻ, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, cô quan sát trẻ nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng nơi quy định.

- Cô cho trẻ chơi tự do, ăn sáng.

* Trò chuyện với trẻ về công việc của bác nông dân.

- Trẻ kể tên 1 số sản phẩm của bác nông dân mà trẻ biết.

- Bác làm những công việc gì để tạo ra sản phẩm đó?

- Dụng cụ của bác nông dân là gì?

- Thể Dục Sáng:

Kh ở i đ ộ n g :

- Trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc.

- Trẻ nghe nhạc đi các kiểu chân theo đội hình vòng tròn.

- Về 3 hàng ngang.

Quyển 5: NGÀNH

ĐIỂM DANH

T r ọ n g độ n g :

- Trẻ tập BTPTC, kết hợp bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”.

- T1: Đưa lên cao, ra trước, sang ngang.

- B1: Nghiêng người sang bên.

- C3: Đứng, nhún chân, khuỵu gối.

- Bật: Bật tại chỗ.

H ồ i t ĩ nh :

- Hít thở nhẹ nhàng.

- Nghe bài hát: “Khám tay”, tổ trưởng đi khám tay, báo lại với cô.

- Nhận xét, nhắc nhỡ trẻ giữ vệ sinh cá nhân.

- Trẻ vệ sinh, uống nước, ổn định chỗ ngồi.

- Điểm Danh:

- Trẻ tự điểm danh trong tổ mình xem bạn nào vắng báo lại với cô.

HOẠT ĐỘNG HỌC

TRANH NÀO BIẾT MẤT:

- Lớp chơi trò chơi: “Tranh nào biến mất”.

- Những bức tranh trong trò chơi nói về ai?

- Bác nông dân làm việc ở đâu?

- Có một bài hát nói về em bé muốn làm người lái máy cày giúp bác nông dân cô mời lớp cùng nghe.

- Cô đàn giai điệu và giới thiệu tên tác giả, tên bài hát:

“Lớn lên cháu lái máy cày”.

LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY:

- Lần 1: Cô hát không đàn.

- lần 2: Cô hát có đàn, kết hợp nói nội dung bài hát:

- Em bé trong bài hát muốn làm người lái máy cày giúp bác nông dân cày ruộng để giúp bác nông dân đỡ vất vã - Giáo dục: Cháu phải biết ơn bác nông dân, vì nhờ bác nông dân mà mình có gạo có trái cây...

- Con cảm thấy giai điệu bài hát nầy như thế nào?

- Cô mời lớp cùng học hát với cô nhe.

- Cô và cháu luyện giọng nốt cao nhất: Nốt La, nốt thấp nhất: nốt Là trong bài hát 1-2 lần.

- Cô dạy lớp hát từng câu đến hết bài không đàn.

- Từng nhóm hát từng câu không đàn, cô chú ý sửa sai.

- Cả lớp hát theo nhạc.

- Từng tổ hát có nhạc, cô chú ý sửa sai.

- Mời vài trẻ lên hát.

- Cả lớp hát và vận động theo ý thích.

NỐT NHẠC VUI:

29 ĐẶNG THỊ THẠCH THẢO

Quyển 5: NGÀNH

- Cô giới thiệu, giải thích cách chơi TCÂN: “Nốt nhạc vui”.

- Cô sẽ đàn 1 đoạn nhạc, 2 đội cùng lắng nghe đội nào đoán được tên bài hát thì lắc trống để trả lời ai lắc trống nhanh nhất thì giành quyền ưu tiên trả lời trước, nếu bạn trả lời không được thì bạn khác trong đội trả lời, đội nào trả lời đúng thì đội đó thắng cuộc.

- Cô cho trẻ chơi thử 1 lần.

- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Nhận xét sau mỗi lần chơi.

TÍA MÁ EM:

- Cô đàn giai điệu trẻ đoán tên bài hát: “Tía má em” tác giả: Văn Lương.

- Lần 1: Cô hát theo nhạc, nói nội dung bài hát:

- Tía má của em bé là người nông dân hiền lành làm việc vất vã trên cánh đồng lúa để nuôi em bé lơn khôn, em bé luôn vui vẻ, và biết ơn tía má của mình.

- Con làm gì để biết ơn bác nông dân?

- lần 2: Cô hát kết hợp vận động với nhạc cụ.

- Lần 3: Cô hát múa theo nhạc cho cháu xem.

- Nhận xét kết thúc tiết học.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

+ Dạo Chơi Sân Trường:

- Dạo chơi sân trường, quan sát ánh nắng, dạy trẻ biết khi ăn phải mời người lớn.

+ Trò Chơi Dân Gian:

- TCDG: “Cắp cua”.

+ Chơi Tự Do Ngoài Trời:

- Chơi tự do ngoài trời.

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

RỦ BẠN CÙNG CHƠI

- NT-TH: BDVN – Làm bộ sưu tập tranh về nghề sản xuất, vẽ nặn được dụng cụ nghề.

- PV: Bán hàng – Gia đình.

- XD-LG: Xây vườn cây – Ghép cây xanh.

HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ

- Vệ Sinh:

- Trẻ đi vệ sinh, tự chải răng, rửa mặt rửa tay, cô quan sát nhắc cháu chải răng, rửa tay đúng phương pháp.

- Dạy trẻ cách dùng khăn hỉ mũi.

- Nhận Xét Nêu Gương Cuối Ngày:

- Trẻ tự nhận xét bản thân mình về hoạt động trong ngày

- Lớp nhận xét bạn.

- Cô nhận xét cháu, tuyên dương, cho cháu cắm cờ.

Quyển 5: NGÀNH

- Khuyến khích, động viên cháu chưa được cắm cờ, cố gắng lần sau .

- Cho trẻ chơi tự do, chơi với đồ chơi lắp ráp, đọc truyện cho trẻ nghe.

NHẬN XÉT - Đa số các cháu tham gia tốt các hoạt động.

31 ĐẶNG THỊ THẠCH THẢO

Quyển 5: NGÀNH

Thứ tư, ngày 01, tháng 01, năm 2014.

Đ Ề TÀ I :

Một phần của tài liệu Giáo án mầm non cho tre từ 3-5 tuổi (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w