Đặc điểm HIV kháng thuốc tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV (T1)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 76 - 81)

3.2. Xác định đặc điểm HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV

3.2.1 Đặc điểm HIV kháng thuốc tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV (T1)

3.2.1.1. Đặc tính nhân khẩu học

Chi tiết đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tham gia nghiên cứu tại từng phòng khám được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Đặc điểm nhân khẩu học BN theo dõi HIV kháng thuốc

Đặc tính

Q1-Tp, HCM (n = 134)

Q10-Tp, HCM (n = 122)

Hải Dương (n= 127)

Hải Phòng (n =118)

Tổng cộng (501)

Giới tính, số lượng (%)

Nữ 52 (38,8) 52 (42,6) 32 (25,2) 48 (40,7) 184 (36,7) Nam 82 (61,2) 70 (57,4) 95 (74,8) 70 (59,3) 317 (63,3)

Tuổi (năm)

Trung bình 32,1 32,3 33,4 33,4 32,5

Nhóm tuổi, số lượng (%)

18-25 25 (18,7) 20 (16,4) 15 (11,8) 9 (7,6) 69 (13,8) 26-30 45 (33,6) 54 (44,3) 37 (29,1) 47 (39,8) 183 (36,5) 31-35 36 (26,9) 24 (19,7) 36 (28,4) 30 (25,4) 126 (25,2)

>35 28 (20,9) 24 (19,7) 39 (30,7) 32 (27,1) 123 (24,5)

Nơi cư trú, số lượng (%)

Trong quận/huyện 44 (32,8) 27 (22,1) 31 (24,4) 87 (73,7) 189 (37,7) Ngoài quận/trong tỉnh 71 (53,0) 81 (66,4) 84 (66,1) 31 (26,3) 267 (53,3) Tỉnh khác 19 (14,2) 14 (11,5) 12 (9,5) 0 (0,0) 45 (9,0)

Nghề nghiệp, số lượng (%)

Công nhân, trí thức 44 (32,8) 35 (28,7) 41 (32,3) 19 (16,1) 139 (27,7) Buôn bán, nông dân 36 (26,9) 29 (23,8) 22 (17,3) 10 (8,5) 97 (19,4)

Di biến động 15 (11,2) 13 (10,7) 5 (3,9) 9 (7,6) 42 (8,4) Thất nghiệp 39 (29,1) 45 (36,9) 59 (46,5) 80 (67,8) 223 (44,5) Đường lây nhiễm, số

lượng (%)

QHTD khác giới 69 (51,5) 67 (54,9) 69 (54,3) 84 (71,2) 289 (57,7) QHTD đồng giới nam 1 (0,8) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,2)

TCMT 60 (44,8) 47 (38,5) 57 (44,9) 33 (28,0) 197 (39,2) Khác/không rõ 4 (3,0) 8 (6,6) 1 (0,8) 1 (0,8) 14 (2,8)

Nhận xét: Trong số 501 bệnh nhân có 184 bệnh nhân nữ (chiếm 36,7%), 317 bệnh nhân nam (chiếm 63,3%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 32 tuổi, dao động từ 18 đến 60 tuổi, trong đó lứa tuổi 18 – 25 chiếm 13,8%, trên 35 tuổi chiếm 24,5%.

Về nơi cư trú của bệnh nhân, 91% bệnh nhân sống trong tỉnh nghiên cứu. Về nghề nghiệp, 44,5% bệnh nhân thông báo là thất nghiệp, cao nhất tại Hải Phòng (67,8%), 8,4% bệnh nhân thông báo có nghề nghiệp phải di biến động.Về đường lây nhiễm HIV, 57,7% bệnh nhân thông báo là lây nhiễm HIV qua QHTD khác giới.

3.2.1.2. Đặc tính lâm sàng, miễn dịch lúc bắt đầu điều trị ARV

Đặc điểm lâm sàng, miễn dịch tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV được mô tả chi tiết trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng miễn dịch của bệnh nhân tại thời điểm T1

Đặc tính

Q1-Tp, HCM (n = 134)

Q10-Tp, HCM (n = 122)

Hải Dương (n= 127)

Hải Phòng (n = 118)

Tổng cộng (501)

Cân nặng (kg)

Trung bình 51,5 49,9 49,4 51,4 50,6

Trung vị 51 50 49 50 50

Biến thiên 37-82 27-73 29-65 35-69 27-82

Giai đoạn lâm sàng, số lượng (%)

1 28 (20,9) 47 (38,5) 49 (38,6) 26 (22,0) 150 (29,9)

2 34 (25,4) 9 (7,4) 4 (3,2) 23 (19,5) 70 (14,0)

3 46 (34,3) 39 (32,0) 44 (34,7) 32 (27,1) 161 (32,1) 4 26 (19,4) 27 (22,1) 30 (23,6) 37 (31,4) 120 (24,0) Số lượng CD4

(tế bào/ml)

Trung bình 144 142,3 97,1 123,1 126,8

Trung vị 142 167 56 87,5 106

Biến thiên 1-725 2–408 14-603 4-387 1-725

Mức CD4, số

lượng (%)

≤50 39 (29,1) 31 (25,4) 62 (48,8) 45 (38,1) 177 (35,3) 51–100 10 (7,5) 18 (14,8) 23 (18,1) 18 (15,3) 69 (13,8) 101–250 72 (53,7) 66 (54,1) 34 (26,8) 39 (33,1) 211 (42,1)

251–350 8 (6,0) 5 (4,1) 4 (3,2) 15 (12,7) 32 (6,4)

>350 5 (3,7) 2 (1,6) 4 (3,2) 1 (0,9) 12 (2,4)

Nhận xét: Cân nặng trung bình của các bệnh nhân là 50,6 kg, trong đó có trường hợp cân nặng chỉ đạt 27 kg tại PKNT quận 1 và 29 kg tại TTPC HIV/AIDS tỉnh Hải Dương.220 bệnh nhân (43,9%) bệnh nhân được ghi nhận ở giai đoạn lâm sàng 1 và 2. CD4 trung bình khi bắt đầu điều trị ARV là 127 tế bào/ml (dao động từ

1- 725 tế bào/ml), trong đó 49,1% bệnh nhân có CD4 dưới 100 tế bào/ml. Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 ≤250 tế bào/ml là 91,2%.

3.2.1.3. Điều trị lao lúc bắt đầu điều trị ARV

Tình hình điều trị lao tại thời điểm T1 được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Điều trị lao tại thời điểm T1

Đặc tính

Q1-Tp, HCM (n = 134)

Q10-Tp, HCM (n = 122)

Hải Dương (n= 127)

Hải Phòng ( n= 118)

Tổng cộng (501) Điều trị lao tại T1

(số lượng,%)

Không 99 (73,9) 78 (63,9) 76 (59,8) 101 (85,6) 354 (70,7) Có 35 (26,1) 44 (36,1) 51 (40,2) 17 (14,4) 147 (29,3)

Nhận xét: 147 bệnh nhân tại 4 phòng khám có điều trị lao lúc bắt đầu điều trị ARV (29,3%). PKNT Hải Dương có tỷ lệ bệnh nhân bắt đầu điều trị lao cao nhất (40,2%), sau đó là PKNT quận 10 thành phố Hồ Chí Minh (36,1%).

3.2.1.4. Tiền sử điều trịARV Bảng 3.12. Tiền sử điều trị ARV

Đặc tính

Q1-Tp, HCM (n = 134)

Q10-Tp, HCM (n = 122)

Hải Dương (n= 127)

Hải Phòng (n= 118)

Tổng cộng (501) Tiền sử sử dụng

ARV (số lượng,%)

Không 119 (88,8) 111 (91,0) 127 (100) 112 (94,9) 469 (93,6)

Có 15 (11,2) 11 (9,0) 0 (0,0) 6 (5,1) 32 (6,4)

Tiền sử dùng ARV trong

PLTMC

Không 45 (86,5) 43 (82,7) 32 (100) 45 (93,7) 165 (89,7)

Có 7 (13,5) 9 (17,3) 0 (0,0) 3 (6,3) 19 (10,3)

Nhận xét: 32 bệnh nhân (6,4%) có tiền sử điều trị ARV tại cả 4 PKNT, cao nhất là tại PKNT quận 1. Trong số bệnh nhân có tiền sử sử dụng ARV, có 19 bệnh nhân nữ, chiếm 10,3% bệnh nhân nữ tham gia nghiên cứu, có tiền sử sử dụng ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

3.2.1.5. Phác đồ điều trị ARV khi bắt đầu điều trị ARV

Bảng 3.13. Phân bố phác đồ điều trị ARV tại thời điểm T1

Đặc tính Q1-Tp, HCM (n = 134)

Q10-Tp, HCM (n = 122)

Hải Dương (N= 127)

Hải Phòng (n=118)

Tổng cộng (501) Phác đồ ARV (số

lượng,%)

d4T/3TC/NVP 63 (47,0) 86 (70,5) 22 (17,3) 19 (16,1) 190 (37,9) d4T/3TC/EFV 21 (15,7) 36 (29,5) 48 (37,8) 36 (30,5) 141 (28,1) ZDV/3TC/NVP 37 (27,6) 0 (0,0) 36 (28,4) 20 (17,0) 93 (18,6) ZDV /3TC/EFV 13 (9,7) 0 (0,0) 16 (12,6) 38 (32,2) 67 (13,4) TDF/3TC/EFV 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (2,4) 5 (4,2) 8 (1,6) TDF/3TC/NVP 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (1,6) 0 (0,0) 2 (0,4)

Nhận xét: Tất cả bệnh nhân được điều trị ARV theo phác đồ bậc 1 của Bộ Y tế, trong đó có tỷ lệ phác đồ bậc 1 ưu tiên chiếm 98%.

3.2.1.6. Tải lượng HIV tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV

Tải lượng HIV của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu điều trị của 4 phòng khám được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Tải lượng HIV tại thời điểm T1

Đặc tính

Q1-Tp, HCM (n = 134)

Q10-Tp, HCM (n = 122)

Hải Dương (n= 127)

Hải Phòng (n= 118)

Tổng cộng (501) Trung bình (bản

sao/ml)

316.228 436.516 537.032 239.883 371.535 Mức tải lượng HIV (số lượng,%),(bản sao/ml)

<250 4 (3,0) 1 (0,8) 0 (0,0) 2 (1,7) 7 (1,4)

250-1000 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,8) 2 (1,7) 3 (0,6)

>1000 – 5000 3 (2,2) 1 (0,8) 0 (0,0) 2 (1,7) 6 (1,2)

>5000 127 (94,8) 120 (98,4) 126

(99,2)

112 (94,9)

485 (96,8)

Nhận xét: Tải lượng HIV trung bình tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV là 371.535 bản sao/ml. PKNT tại Hải Dương có tải lượng HIV trung bình cao nhất (537.032 bản sao/ml). Hầu hết các bệnh nhân đều có mức tải lượng HIV trên 5.000 bản sao/ml (96,8%) khi bắt đầu điều trị ARV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)