Đánh giá tính dễ bị tổn thương của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong điều kiện hiện tại

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC (Trang 117 - 124)

CHƯƠNG 3. TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƢỢC ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

3.2. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

3.2.2. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong điều kiện hiện tại

Đối với trường hợp tính tổn thương trong điều kiện hiện tại, điều kiện về KT- XH đƣợc sử dụng số liệu năm 2012, điều kiện khí hậu sử dụng số liệu của chuỗi 2001 - 2010. Trên cơ sở điều kiện khí hậu hiện tại, mô hình MIKE đƣợc sử dụng để tính ngập lụt, nhằm phục vụ đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến KT-XH.

a) Kết quả tính ngập lụt:

Hạ du lưu vực sông Hương bao gồm cả phần phá Tam Giang và đầm Cầu

Hai hẹp trải dài dọc bờ biển, địa hình vùng hạ lưu bằng phẳng, khi có lũ lớn dòng chảy tràn bờ dẫn đến chế độ thủy lực trong hệ thống là vô cùng phức tạp. Vì vậy, để tính toán ngập lụt vùng hạ lưu sông Hương, Luận án đã sử dụng mô hình MIKE 11 có xét đến các ô ruộng trao đổi nước giữa sông và trong đồng. Trận lụt lịch sử tháng 10 năm 1999 đƣợc sử dụng làm đầu vào cho tính toán kịch bản nền. Kết quả tính đƣợc thể hiện trong Hình 3-8 và Bảng 3-8.

Hình 3-8. Bản đồ ngập nền tỉnh Thừa Thiên - Huế Bảng 3-8. Mức độ ngập ứng với các cấp độ ngập

Cấp ngập (m) Kịch bản ngập nền (km2)

0-0,25 37,72

0,25-0,5 46,83

0,5-0,75 46,40

0,75-1 80,85

1-1,5 201,89

1,5-2 74,97

2-3 112,72

> 3 155,88

Tổng diện tích ngập 757,26

Kết quả tính ngập lụt cho thấy, trong trường hợp lũ lịch sử năm 1999, hầu nhƣ toàn bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế đều bị ngập với mức độ ngập khác nhau tuỳ thuộc vào độ cao địa hình (Bảng 3-8).

a) Kết quả tính toán mức độ tổn thương trong điều kiện hiện tại

Áp dụng công thức (2-1) (2-2) và (2-3) giá trị chuẩn hóa các chỉ thị thành phần, ví dụ tính cho chỉ thị thành phần E1-1. Giá trị chuẩn hoá của E1-1 cho từng huyện thị của tỉnh Thừa Thiên - Huế nhƣ sau:

Bảng 3-9. Số liệu của chỉ số mức độ phơi bày (E) trong điều kiện hiện tại

Huyện/ Thị xã

Hiện tƣợng khí hậu cực đoan (E1) Dao động khí hậu (E2) Ngập lụt (E3) Số trận bão và

áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trung bình năm

(E1-1)

Số trận lốc xoáy trung bình năm

(E1-2)

Số trận lũ lịch sử xảy ra trung bình năm

(E1-3)

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (E2-

1)

Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (E2-2)

Mức ngập do nước biển dâng (E3-1)

Mức ngập do lũ (E3-2)

(Trận) (Trận) (Trận) (o C) (%) (cm) (cm)

TP. Huế 0,90 0,08 0,26 -0,20 21,0 5,00 150

H. Phong Điền 0,85 0,03 0,26 0,10 20,0 2,00 75,0

H. Quảng Điền 0,87 0,06 0,26 0,10 20,0 30,0 200

TX. Hương Trà 0,78 0,08 0,25 0,10 20,0 10,0 70,0

H. Phú Vang 0,87 0,06 0,26 0,10 13,0 40,0 250

TX. Hương Thủy 0,82 0,03 0,25 0,10 14,0 3,00 50,0

H. Phú Lộc 0,87 0,03 0,24 0,10 15,0 25,0 200

H. A Lưới 0,54 0,00 0,08 0,20 12,0 0,00 0,00

H. Nam Đông 0,59 0,06 0,10 0,20 11,0 0,00 0,00

Các số liệu về mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) ở điều kiện hiện tại đƣợc trình bày chi tiết trong Phụ lục B.

E1-1TB=(1,00+0,86+0,93+0,67+0,93+0,79+0,93+0,00+0,14)/9=0,69 Var (E1-1) đƣợc tính theo công thức:

Var (E1-1) = (1-0,69)2/(9-1)+(0,86-0,69)2/(9-1)+(0,93-0,69)2/(9-1)+(0,67- 0,69)2/(9-1)+(0,93-0,69)2/(9-1)+(0,79-0,69)2/(9-1)+(0,93-0,69)2/(9-1)+(0,00-

0,69)2/(9-1)+(0,14-0,69)2/(9-1)=0,12

Tương tự như vậy tính cho các chỉ thị thành phần con khác.

Bảng 3-10. Giá trị chuẩn hoá và trọng số của các chỉ thị thành phần của chỉ số E trong điều kiện hiện tại

TT Huyện/Thị xã

Các chỉ thị thành phần của mức độ phơi bày (E)

E1 E2 E3

E1-1 E1-2 E1-3 E2-1 E2-2 E3-1 E3-2

1 TP. Huế 1,00 1,00 0,99 0,00 1,00 0,13 0,60

2 H. Phong Điền 0,86 0,33 0,99 0,75 0,90 0,05 0,30 3 H. Quảng Điền 0,93 0,67 1,00 0,75 0,90 0,75 0,80 4 TX. Hương Trà 0,67 1,00 0,98 0,75 0,90 0,25 0,28 5 H. Phú Vang 0,93 0,67 1,00 0,75 0,20 1,00 1,00 6 TX. Hương Thủy 0,79 0,33 0,98 0,75 0,30 0,08 0,20 7 H. Phú Lộc 0,93 0,33 0,90 0,75 0,40 0,63 0,80 8 H. A Lưới 0,00 0,00 0,00 1,00 0,10 0,00 0,00 9 H. Nam Đông 0,14 0,67 0,09 1,00 0,00 0,00 0,00

Var( ) 0,12 0,10 0,15 0,08 0,14 0,14 0,14

1/ 2,89 3,18 2,57 3,64 2,66 2.67 2.71

0,33 0,37 0,30 0,58 0,42 0,50 0,50

Áp dụng công thức (3-4) tính cho các chỉ thị, ví dụ tính cho chỉ thị E1 nhƣ sau:

Tương tự như vậy tính cho các chỉ thị khác.

Bảng 3-11. Các giá trị của các chỉ thị trong điều kiện hiện tại

TT Huyện/ Thị xã E1 E2 E3 S1 S2 S3 AC1 AC2 AC3

1 TP. Huế 0,33 0,21 0,18 0,00 0,00 0,08 0,21 0,04 0,00

2 H. Phong Điền 0,23 0,41 0,09 0,50 0,22 0,02 0,17 0,04 0,32 3 H. Quảng Điền 0,28 0,41 0,39 0,46 0,26 0,09 0,22 0,07 0,62 4 TX. Hương Trà 0,29 0,41 0,13 0,26 0,16 0,04 0,17 0,04 0,03 5 H. Phú Vang 0,28 0,26 0,50 0,35 0,26 0,07 0,14 0,04 0,32 6 TX. Hương

Thủy 0,23 0,28 0,07 0,21 0,06 0,04 0,09 0,05 0,00

7 H. Phú Lộc 0,23 0,30 0,36 0,44 0,19 0,07 0,21 0,05 0,39

8 H. A Lưới 0,00 0,31 0,00 0,44 0,22 0,02 0,50 0,09 1,00

9 H. Nam Đông 0,11 0,29 0,00 0,40 0,16 0,03 0,22 0,09 0,95 Áp dụng công thức (3-5) và (3-6) ta có các chỉ số E, S, AC và VI. Ví dụ tính cho chỉ số E của thành phố Huế:

VI của thành phố Huế sẽ là:

Theo kết quả tính toán, trong điều kiện khí hậu hiện tại cùng thực trạng KT- XH, Thừa Thiên - Huế có khả năng dễ bị tổn thương cao trước tác động của BĐKH (Hình 3-9). Hai huyện miền núi là A Lưới và Nam Đông là nơi có mức độ tổn thương thấp, thị xã Hương Thủy có mức độ tổn thương trung bình trong khi các huyện thị còn lại đều có mức dễ bị tổn thương cao đến rất cao. Nếu xét thêm về chỉ số mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng (Hình 3-10) có thể thấy rằng huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phong Điền là những địa bàn có có mức độ phơi bày đối với BĐKH là cao nhất. Trong khi đó các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền là những nơi nhạy cảm nhất. Do Luận án tập trung vào đánh giá tính dễ

bị tổn thương trước tác động của BĐKH, nước biển dâng nên những khu vực trũng, ven biển luôn có mức độ phơi bày và nhạy cảm cao nhất. Còn khu vực núi cao nhƣ các huyện A Lưới và Nam Đông có mức độ phơi bày và nhạy cảm thấp, khả năng thích ứng cao nên những khu vực này luôn ở mức độ tổn thương thấp trước tác động của ngập lụt.

Hình 3-9. Mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế ở điều kiện hiện tại

Chú thích:

1: thấp (≤0,361); 2: trung bình (>0,361 - ≤0,407);

3: cao (>0,407 - ≤0,452); 4: rất cao (>0,452)

Hình 3-10. So sánh các giá trị E, S và AC giữa các huyện thị thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế trong điều kiện hiện tại

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)