Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Xây dựng tiêu chuẩn phân hạng đất đai và thành lập bản đồ đơn tính
4.3.2 Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu
Trong quá trình điều tra và thu thập số liệu đã có về loại đất thì tôi thu được kết quả hầu hết tất cả diện tích đất lúa trên địa bàn xã Ôn Lương đều là loại đất dốc tụ thung lũng không bạc màu nên không tiến hành làm bản đồ loại đất, tiến hành xây dựng các loại bản đồ dưới đây:
4.3.2.1 Bản đồ chế độ tưới
Căn cứ vào bản đồ hiện trạng của xã kết hợp với điều tra thực địa, tôi tiến hành chia chế độ tưới thành 3 cấp khác nhau:
Bảng 4.6: Kết quả xây dựng bản đồ chế độ tưới TT Chế độ tưới Ký hiệu chế độ
tưới Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tưới chủ động Ir1 169,49 9,92
2 Bán chủ động Ir2 18,56 1,09
3 Không chủ động Ir3 6,66 0,51
4 Không đánh giá NIr 1.511,08 88,48
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguôn: Kết quả điều tra, đánh giá)
Hình 4.2: Bản đồ chế độ tưới
Qua bảng 4.6 và hình 4.2 cho ta thấy, toàn vùng có 3 cấp độ tưới và một phần hông đánh giá, trong đó: Tưới chủ đông (Ir1) là 196,49 ha chiếm 9,92%, Bán chủ động (Ir2) là 18,56 ha chiếm 1,09%, Không chủ động (Ir3) với diện tích 8,66 ha chiếm 0,51%, diện tích không đánh giá (NIr), nhóm này chiếm diện tích rất lớn là 1.511,08 ha chiếm 88,48%. Như vậy, phần diện tích không đánh giá chiếm đa số do đề tài tập trung đánh giá đất trồng lúa nên những diện tích của các loại đất khác trên toàn xã Ôn Lương – huyện Phú Lương không được cho vào để đánh giá.
4.3.2.2 Bản đồ địa hình
Căn cứ vào số liệu điều tra đã có và kết hợp điều tra bổ, tôi tiến hành chia địa hình thành 3 cấp khác nhau:
Kết quả xây dựng bản đồ địa hình được thể hiện như sau:
Bảng 4.7: Kết quả xây dựng bản đồ địa hình
TT Địa hình Ký hiệu
địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Vàn ĐH1 135,31 7,79
2 Vàn cao ĐH2 34,87 2,04
3 Vàn thấp ĐH3 28,67 1,69
4 Không đánh giá NĐH 1.511,08 88,48
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá) Từ bảng 4.7 trên ta thấy có 3 kiểu địa hình trong đó: địa hình vàn (bằng phẳng) chiếm diện tích lớn nhất trong 3 cấp là 135,31 ha chiếm 7,79% tổng diện tích toàn xã, địa hình vàn cao là 34,87 ha chiếm 2,04% và vàn thấp là 28,67 ha chiếm 1,69 %.
Hình 4.3: Bản đồ địa hình 4.3.2.3 Xây dựng bản đồ điều kiện tiêu
Kết quả điều kiện tiêu dựa trên kết quả điều tra ngoài đồng được thể hiện như sau:
Bảng 4.8: Kết quả xây dựng bản đồ điều kiện tiêu TT Điều kiện tiêu Ký hiệu điều
kiện tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Chủ động DRA1 94,03 7,17
2 Bán chủ động DRA2 87,83 3,84
3 Khó khăn DRA3 17,10 0,51
4 Không đánh giá NDRA 1.511,08 88,48
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá)
Từ bảng trên ta thầy diện tích tiêu chủ động là 94,03 ha chiếm 7,17%, diện tích tiêu bán chủ động là 87,83 ha chiếm 3,84%, diện tích tiêu khó khăn là 17,10 ha chiếm 0,51%.
Hình 4.4: Bản đồ điều kiện tiêu 4.3.2.4 Xây dựng bản đồ độ pH
Qua kết quả phân tích mẫu khu vực nghiên cứu kết quả chỉ số pH khu vực đất lúa trong phạm vi nghiên cứu.
Bảng 4.9 Kết quả xây dựng bản đồ độ chua pH
STT Độ chua pH Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 6< pH <7 pH1 110,43 6,47
2 5< pH <6 pH2 56,74 3,32
3 pH< 5 pH3 29,54 1,73
4 Không đánh giá NpH 1.511,08 88,48
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá) Qua bảng 4.9 ta thấy khu vực nghiên cứu giá trị pH được chia làm 3 cấp độ khác nhau, trong đó diện tích chỉ số <6 pH <7 có 110,43 ha chiếm 6,47 % diện tích tự nhiên.
Chỉ số 5< pH <6 là 56,74 ha chiếm 3,32%. Chỉ số pH <5 là 29,54 ha chiếm 1,73%.
Hình 4.5: Bản đồ độ pH xã Ôn Lương 4.3.2.5 Xây dựng bản đồ độ sâu tầng canh tác
Căn cứ vào kết quả thừa kế kết hợp điều tra ngoài đồng xác định độ sâu tầng canh tác của xã kết quả như sau:
Bảng 4.10: Kết quả xây dựng bản đồ độ sâu tầng canh tác
STT Độ sâu tầng canh tác Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 15 cm < De < 20 De1 123,23 7,21
2 10 cm < De < 14 De2 28,08 1,64
3 De > 20 De3 45,4 2,72
4 Không đánh giá NDe 1.511,08 88,48
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá)
Hình 4.6: Bản đồ độ sâu tầng canh tác xã Ôn Lương
Qua bảng 4.9 và hình 4.6 ta thấy khu vực nghiên cứu giá trị độ sâu tầng canh tác được chia làm 3 cấp độ khác nhau, trong đó diện tích chỉ số 15 cm < De < 20 có 123,23 ha chiếm 7,21 % diện tích tự nhiên. Chỉ số 10 cm < De < 14 là 28,08 ha chiếm 1,64%. Chỉ số De> 20 là 45,4 ha chiếm 2,72%.
4.3.2.6 Xây dựng bản đồ thành phần cơ giới
Dựa vào kết quả thừa kế và điều tra ngoài đồng thành phần cơ giới xác định và phân chia thành phần cơ giới đất của xã thành các cấp sau:
Bảng 4.11 Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới STT Thành phần cơ
giới Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ
(%)
1 Cát pha To1 27,08 1,59
2 Thịt nặng To2 92,08 5,39
3 Thịt trung bình To3 49,04 2,87
4 Thịt nhẹ To4 28,51 1,67
5 Không đánh giá NTo 1.511,08 88,48
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá)
Hình 4.7: Bản đồ thành phần cơ giới
Qua bảng 4.10, hình 4.6 ta thấy khu vực nghiên cứu giá trị thành phần cơ giới được chia làm 4 cấp độ khác nhau, trong đó diện tích đất cát pha có 27,08 ha chiếm 1,59 % diện tích tự nhiên. Diện tích đất thịt nặng có 92,08 ha chiếm 5,39%, diện tích đất thịt trung bình có 49,09 ha chiếm 2,87%, diện tích đất thịt nhẹ có 28,51 ha chiếm 1,67%.